Mindset Và Skillset Của Digital Marketer Gồm Gì?

Bạn mong muốn trở thành digital marketer chuyên nghiệp? Bạn hoàn toàn có thể! Bạn tự hỏi một pro-digital marketer có tư duy, kỹ năng gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc ấy ngay bây giờ!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Bạn mong muốn trở thành digital marketer chuyên nghiệp? Bạn hoàn toàn có thể! Bạn tự hỏi một pro-digital marketer có tư duy, kỹ năng gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc ấy ngay bây giờ!

I. Digital Marketing là gì?

1. Lời giới thiệu

Xin chào, đây là một digital marketer “hơi” pro một tí!

Mình là một người không cao không thấp, không mập không gầy, không là nam cũng chẳng là nữ,… Mình chỉ là một người bình thường với một cái laptop trên tay thường xuyên – do tính chất công việc.
Các bạn thắc mắc mình “hành” nghề như thế nào phải không? Nói văn vẻ là mình “sử dụng các kênh kỹ thuật số (digital) để tiếp thị (marketing) sản phẩm và dịch vụ nhằm tiếp cận người tiêu dùng”. 

Hình dung đơn giản, mình sẽ hành nghề marketing chủ yếu trên nền tảng online, cụ thể là:

  • Website: là “đại diện thương hiệu” trên môi trường trực tuyến của mỗi doanh nghiệp, cung cấp thông tin về sản phẩm, chính sách ưu đãi,…cùng những “signature” của doanh nghiệp. Một website được “đầu tư” chỉn chu sẽ xây dựng uy tín của thương hiệu, sản phẩm,…và “thắng” được niềm tin của khách hàng.

  • Mạng xã hội: như là Fanpage Facebook, Instagram, Zalo,…nơi xây dựng cộng đồng, thúc đẩy khách hàng tương tác với doanh nghiệp.

  • Các dạng quảng cáo: Facebook AdsGoogle Ads, Zalo Ads, quảng cáo trong các mobile app,…, nhằm tăng độ nhận diện của thương hiệu và khiến khách hàng “chú ý” thông qua tần suất “xuất hiện” 

  • SEO: là “trợ lý” đắc lực giúp website phát triển mạnh, là “thỏi nam châm” hút khách vào website một cách tự nguyện và đẩy uy tín thương hiệu lên cao. Một website có SEO “xịn” sẽ tăng lượt truy cập, từ đó trở nên nổi bật, gây chú ý “trực tiếp” và mạnh mẽ với khách hàng bằng “thành tích”: “Website hàng đầu được chính Google đề xuất”

  • Email Marketing: Bằng việc len lỏi và “hòa mình” vào “văn hóa công sở” và nắm bắt thói quen “check mail” của mọi người, email marketing trở thành một phương tiện “nhắc nhở” thân thiết đến với những khách hàng “bận rộn”, và trở thành công cụ xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua tương tác cá nhân (gửi email)

  • PR trực tuyến (trên các báo điện tử): là một trong những “cầu nối” dẫn đường khách hàng đến với website doanh nghiệp, mang hiệu quả phủ sóng và lan truyền cao, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng từ Internet.

Đấy là nói văn vẻ thế thôi, chứ nói thô ra thì mình là một kẻ xì trét với chữ, số trong laptop suốt ngày đấy!

2. Mình “làm nghề” rất khác với mấy tay marketer truyền thống!

Để dễ hình dung, mình khác mấy tay “truyền thống” ở chỗ: mình cầm bàn phím và laptop, mấy tay kia cầm bút. Mình xài “đồ” công nghệ cao, còn bên kia xài “đồ” thủ công, truyền thống.

Cụ thể, các bạn làm marketing “truyền thống” sẽ đảm nhận mấy việc như:

  • Quảng cáo ngoài trời (biển quảng cáo, xe buýt/taxi, poster)
  • Phát sóng (đài truyền hình và phát thanh)
  • In (báo giấy, tạp chí)
  • Thư trực tiếp
  • Tiếp thị qua điện thoại (telemarketing)

Nếu so sánh những loại hình trên với những loại hình mình đang thực hiện, mình tự tin có thể “ăn đứt” mấy tay ấy, vì mình “đẹp” hơn, “xịn” hơn nhiều. Cụ thể:

Thực ra, công bằng mà nói, digital hay “truyền thống” cũng đều có điểm mạnh/điểm yếu riêng, vẻ “đẹp” riêng.

Tùy thuộc vào chiến lược, ngân sách,…của mỗi doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng chiến dịch mà cả mình lẫn “truyền thống” đều được phân công công việc, trách nhiệm phù hợp nhất nhằm tối ưu hóa chi phí (có thể chọn một trong hai chiến dịch, hoặc kết hợp cả hai).

“Khịa” nhau vậy thôi chứ mình thân với bên “truyền thống” lắm!

3. Mình không chỉ biết chạy Ads đâu nhé!

Nhiều người nhìn mình rồi bảo rằng: “Em làm digital là chạy Ads (quảng cáo) phải không? Chạy Ads cho anh/chị đi!”…

Mình xin đính chính lại: Chuyên môn của mình không phải là chạy Ads! (dù có thể là mình biết chạy Ads)

Chính cái nhầm lẫn ấy mà đi đâu, gặp ai cũng đều bảo mình phải biết chạy Ads, yêu cầu mình “phải am tường hiểu tận” và thành thạo 7749 loại công cụ quảng cáo mà chả…thưởng thêm xu nào.

Bực hết sức! Đấy là chưa kể đến việc mấy ông ADVERTISER tham gia tuyển dụng và nghĩ rằng mình đã và đang làm Marketing nữa đấy!

Đính chính lại này:

  • Marketing: là một quá trình nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu… trên tất tần tật tất cả các thể loại công cụ quảng cáo,…,để đảm bảo rằng ngân sách họ chi ra mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

  • Advertising: thực thi các hoạt động của một kế hoạch marketing, tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng.

Vậy nên, đừng có suốt ngày bảo mình mỗi việc chạy Ads nữa nhé! (vì thực ra mình có rành chạy Ads mấy đâu…). Đi mà bảo mấy tay Advertiser chuyên nghiệp ấy!

Những điểm khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống

II. Làm digital – trong “tay” cần gì?

Thực tế mà nói, công việc của mình – một digital marketer full-time cũng không “nhàn” như lời đồn. Để có thể trụ vững và phát triển trong nghề, mình đã và đang không ngừng “mài giũa” bàn phím – hay còn gọi là trau dồi kỹ năng mỗi ngày.

Hãy để mình giới thiệu cho bạn một vài skill “cơ bản” nhé.

1. Content Marketing Skills

Bill Gates bảo: “Content is King”, ai cũng phải công nhận vì câu ấy quá đúng (và một phần vì ổng giàu nhất nhì thế giới), đến bây giờ vẫn đúng không ai cãi được. Nhưng, có một sự thật phũ phàng là không phải “content” nào cũng sẽ trở thành “King”.

Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những digital marketers chúng mình – những “bộ máy” sản xuất, phân phối nội dung trên đa kênh nhằm thu hút, tương tác, cung cấp giá trị và chuyển đổi khách hàng.

Vì tính chất quan trọng trên, sáng tạo ra “content bạc tỷ” chính là nhiệm vụ (và cũng là mơ ước) của bất cứ digital marketer nào (kể cả mình).

Trong skill này sẽ bao gồm một vài “công việc” nho nhỏ như sau:

  • Nghiên cứu từ khóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
  • Sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau: blog, social post, video, ebook, email marketing,…
  • Xây dựng content plan: biết đánh giá các mục tiêu kinh doanh, từ đó điều chỉnh, xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả để đạt được mục tiêu.
  • Phân tích hiệu quả các loại content mang lại.

Thành thật mà nói, đây là kỹ năng phổ biến nhất, được “săn đón” nhiều nhất trong số các kỹ năng mà mình sắp nói tới bên dưới đây.

Nhưng để làm chủ được kỹ năng này, đòi hỏi khối lượng chất xám khổng lồ (và đôi khi là sức khỏe, tuổi thọ nữa…), vì một câu, từ chất lượng, mình nghĩ đôi khi còn “chạm” đến người khác tốt hơn cả lời nói, dù có thể không có bất cứ yếu tố hỗ trợ nào (giọng điệu, chất giọng,…)

Theo bạn, nếu content là “King”, vậy thì ai/cái gì sẽ là “Queen” nhỉ?

Đọc thêm: Tham Khảo Mẫu CV Digital Marketing

2. Search Engine Optimization Skills (SEO)

Khái niệm và lợi ích của SEO, những kỹ năng SEO mà marketers nên học

Nếu content “bạc tỷ” là yếu tố không chắc chắn (phụ thuộc nhiều vào thị hiếu, độ viral,…và hơi nhiều may mắn), thì SEO chính là kỹ năng đem đến sự yên tâm, chắc chắn cho content, đặc biệt là content dạng blog.

SEO (viết tắt của “Search Engine Optimization”) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là quy trình giúp tăng lượng truy cập cho website bằng cách cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị của website, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy trang web trên các công cụ tìm kiếm của Google.

Hay nói cách khác, facebook có thể bóp tương tác, social post có thể bị flop, vật giá có thể leo thang,…nhưng SEO thì mãi mãi trường tồn. Còn việc có phát triển, đạt hiệu quả cao hay không thì…phụ thuộc vào “tay nghề” của các digital marketers.

Dưới đây là một số kỹ năng SEO bạn nên học nếu yêu thích và muốn theo đuổi mảng này:

  • Nghiên cứu từ khóa và viết content chuẩn SEO
  • Xây dựng sitemaps, tối ưu hóa URL, cải thiện tốc độ trang web… (SEO Onpage)
  • Xây dựng backlinks, tăng độ uy tín cho page, web,… (SEO Offpage)
  • Phân tích dữ liệu về hiệu suất nhằm cải thiện chiến lược SEO
  • UX Design
  • Tính toán chi phí và chạy Ads

Ngoài ra, chúng ta có một thuật ngữ khác là “SEM” – vì không phổ biến bằng nên thường bị “ngó lơ”.

SEM là tổ hợp bao gồm SEO và PPC (Pay Per Click: một mô hình tiếp thị trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả một khoản phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp chuột).

Nói cách khác, SEO là một nhánh của SEM. SEM là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet.

Đọc thêm: [Mẹo SEM] 4 Bước Nghiên Cứu Từ Khóa Siêu Chuyển Đổi

Một câu hỏi hơi ngớ ngẩn: nên đọc là “Ét-i-ô” cho “Tây”, hay “Seo” cho thuần Việt nhỉ?

3. Social Media Skills

Đến với kỹ năng này, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ đến công việc “mơ ước” của một digital marketer: ôm smartphone và lướt suốt ngày; hay to hơn là trở thành một freelance content creator với hệ thống kênh triệu view vạn người theo dõi, lương khủng chỉ với…chiếc điện thoại; hoặc cùng lắm là trở thành trợ lý quản page cho một KOLInfluencer nổi tiếng nào đó…

Thật xin lỗi vì đã khiến các bạn “vỡ mộng”, nhưng đó không phải chuyên môn của một digital marketer đâu!

Về mặt lý thuyết, “làm việc trên smartphone” là đúng, nhưng trên thực tế, chúng mình không chỉ “lướt” cho vui. Thay vào đó, công việc của mình, hay bất cứ digital marketer nào khi sử dụng các nền tảng social là:

  • Sáng tạo nội dung để “giữ chân” khách hàng thân thiết, và “chạm” đến những khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng
  • Thu thập insight và phân tích 
  • Chạy ads trên các phương tiện truyền thông: Facebook Ads, Instagram,…

Ngoài ra, bạn có biết rằng, chỉ xét riêng Facebook: 

  • 60.6% người dùng internet sử dụng Facebook. Đó là gần hai phần ba số người trên Internet.
  • Mỗi ngày, 35 triệu người cập nhật trạng thái của họ trên Facebook.
  • Trung bình, Facebook được truy cập 8 lần mỗi ngày, theo dõi bởi Instagram (6 lần mỗi ngày), Twitter (5 lần mỗi ngày) và Facebook Messenger (3 lần mỗi ngày).

Làm marketing mà bỏ quên các kênh social thì quá là lãng phí, phải không nào? Chính vì độ phổ biến và phủ sóng của chúng, có vẻ như social media skill đang dần được xem xét nghiêm túc để trở thành một “nghề” hoàn chỉnh, riêng biệt (hơn hẳn so với một “kỹ năng” thông thường)

4. Data Analytics Skills

Ý nghĩa của phân tích dữ liệu đối với digital marketer và những kỹ năng data analytics cần trau dồi

Có một câu nói xưa rằng: “Numbers don’t lie” – tạm dịch là “Những con số không biết nói dối”, mình tin rằng hiện tại câu nói ấy vẫn chưa lỗi thời.

Trong những năm gần đây, các “con số” trở thành dữ liệu – thứ không thể thiếu trong bất cứ chiến dịch, kế hoạch marketing nào.

Đối với một digital marketer, việc phân tích dữ liệu sẽ giúp họ xác định chiến dịch/kế hoạch phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu, từ đó đưa ra những quyết định mang tính chính xác cao.

Viết content thì có thể “bay bổng”, nhưng đâu thể “bay bổng” khi lập kế hoạch được, phải không nào?

Đây là một số data analytics skills mà mình đang nỗ lực trau dồi:

  • Đo lường dữ liệu bằng các công cụ tracking trên đa nền tảng, đo lường hiệu quả hoạt động của digital; từ đó đặt và tổng kết, tính toán KPI cho từng chiến dịch hay từng giai đoạn trong chiến dịch.
  • Phân tích dữ liệu (các chỉ số CPCCPM,…) bằng việc đặt và trả lời những câu hỏi
  • Thu nhập thông tin khách hàng và chuyển đổi Lead
  • Tạo dashboard và báo cáo

Vừa chơi với chữ, vừa bị số “chơi” – vâng, là mình, digital marketer đây!

III. Làm digital – trong “đầu” cần gì?

Có rất nhiều bạn khi mới tiếp cận, học hỏi mảng digital marketing thường “ráo riết” tìm cách học skill về SEO, chạy Ads,…nhưng lại chưa có sự chuẩn bị về mặt tư duy.

Ý mình là, tất cả kỹ năng bạn đều có thể học qua trường, lớp, nhưng:

  • Tư duy là yếu tố bạn phải tự mình rèn luyện thông qua quá trình học tập, hành nghề.
  • Tư duy mới là yếu tố quyết định sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Vì thế, chưa bao giờ là muộn để bạn bắt đầu “trang bị” cho mình những tư duy để có thể trở thành ‘người trong ngành” Marketing, đặc biệt trong lĩnh vực digital đầy tính cạnh tranh này.

Dưới đây là một vài tư duy cần có ở một digital marketer bạn có thể tham khảo.

1. Tư duy phân tích, quản lý

Con số là công cụ, là yếu tố đánh giá hiệu suất của chiến dịch, kế hoạch tiếp thị, vậy nên tư duy phân tích, quản lý chúng là điều cần thiết đối với một marketer nói chung và digital marketer nói riêng.

  • Phân tích nguồn dữ liệu thu về từ các công cụ tracking, các nền tảng social để thấu hiểu tệp khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp 
  • Đánh giá chi tiết các chỉ số CPC, CPM, lượt tương tác,…để thấu hiểu độ hiệu quả chiến dịch, kế hoạch đang thực hiện và tìm cách tối ưu hoá
  • Tính toán các chi phí liên quan của chiến dịch,…

Tất cả đều đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy, để có thể làm chủ những “con số” ấy, nhất định bạn phải có tư duy “làm việc” với chúng.

Viết content cũng cần phải có data, “KPI” nữa cơ mà! 

2. Tư duy sáng tạo

Chúng ta thường bảo nhau: “Nghề quảng cáo là nghề của những ý tưởng”, nhưng để biến “ý tưởng” thành hiện thực lại là một quá trình dai dẳng.

Mình thường nói ví bản thân giống như “đầu bếp”, hằng ngày “ngồi” bếp và “xào nấu” ý tưởng, “nêm nếm” bằng câu từ để hoàn thành “món ăn” – những nội dung tiếp thị đa nền tảng. 

Ngoài việc “nấu ăn”, các digital marketer còn kiêm cả vị trí phục vụ, bồi bàn. Để làm gì ư? Để “giới thiệu” thành phẩm và thuyết phục khách hàng “dùng” nó.

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế cho thấy rõ thứ các bạn “thích” không hẳn là thứ ai cũng “thích”, đặc biệt là đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến.

Do khác biệt về thị hiếu cá nhân, những nội dung chất lượng là những nội dung có thể thuyết phục được người tiếp cận, khiến ai thấy cũng phải ít nhiều gật gù công nhận về độ “ngon” của nó.

Viết content không phải để thỏa mãn cái tôi, mà để thuyết phục TA (target audience). “Nấu” không ngon là phải “nấu” lại, chừng nào “khách” gật đầu mới thôi!

3. Tư duy trách nhiệm, kỷ luật

Về tư duy này, mình nghĩ nó dành cho mọi ngành nghề, không chỉ riêng marketing. Đối với riêng digital, tư duy trách nhiệm, kỷ luật hiện hữu trong việc theo dõi, kiểm tra các chỉ số liên quan; cập nhật thông tin hằng ngày để định hướng, điều chỉnh.

 Việc xây dựng các kênh trên nền tảng mạng xã hội dành cho một thương hiệu không đơn giản, không thể hoàn thành trong một ngày, và dường như không có điểm kết thúc – cũng giống như việc cả bạn và mình đều không thể dừng sử dụng social app. 

Ngoài ra, tư duy kỷ luật còn thúc đẩy bạn phải luôn trong tâm thế “chuẩn bị” sẵn nguồn ý tưởng; cập nhật, bổ sung, dự trữ ý tưởng hằng ngày để tiến độ phát triển các kênh không bị gián đoạn. 

Có kỷ luật mới có tự do thực sự. Để không bị flop thì phải chăm chỉ “lên” bài!

4. Tư duy thích ứng

Thành thật với nhau đi! Cả mình và bạn đều không thể biết trước được tương lai hay bất cứ sự thay đổi nào, càng không thể kiểm soát được chúng…Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đón nhận và thích ứng để tồn tại, phát triển.

Trong lĩnh vực marketing hiện đại, khả năng biết trước được sự thay đổi của thị trường là rất thấp. Do đó khả năng thực hiện thay đổi nhanh chóng và thích ứng với nhu cầu mới là điều bắt buộc, để phù hợp hơn với chiến lược marketing. Tư duy này dường như thuộc về bản năng tự nhiên của con người, nhưng không thể vì thế mà bỏ qua.

Là một digital marketer, cả mình và bạn đều phải “cập nhật” bản thân hằng ngày. Ai nắm bắt xu hướng nhanh hơn, người đó sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

IV. Định hướng phát triển ngành digital marketing

Đôi nét về 2 loại hình công việc: in-house và agency

Nghề marketing là nghề mang tính bao quát cao, gồm rất nhiều kỹ năng, vị trí,…do đó, nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng thường đa dạng, tùy thuộc vào khả năng của người marketer ấy thuộc “mảng” nào mà họ cần. Hiện nay có 2 mô hình doanh nghiệp các marketers đang theo đuổi:

1. Làm việc tại In-house/Agency

Thân là một marketer in-house full-time, mình sẽ chia sẻ với các bạn đôi nét về loại hình công việc này. 

  • Nói đơn giản, bạn sẽ là nhân viên “văn phòng” thuộc phòng ban Marketing của một công ty, được phân công những vị trí, công việc nhất định: content writer, SEO, designer,…
  • Inhouse là một môi trường đầy hứa hẹn để bạn phát triển lên các cấp quản lý cao hơn. Các doanh nghiệp thường có hệ thống quản lý khá đa dạng và nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Bạn sẽ làm việc theo đúng quy chuẩn, quy trình do đã có sự phân bổ phòng ban, vị trí rõ ràng, rất ít trường hợp “một nách hai việc”. Và tất nhiên, thù lao sẽ tương ứng với vị trí của bạn.
  • Bạn muốn hướng tới trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định thì mô hình in-house chính là dành cho bạn. Mỗi doanh nghiệp đều sẽ theo những lĩnh vực nhất định và cố định, và có xu hướng “đào sâu” vào lĩnh vực ấy. Bạn có thể chọn lựa một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bạn theo đuổi để làm việc.

Còn đối với Agency, theo mình tìm hiểu, sẽ có vài điểm khác biệt:

  • Agency là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, marketing cho các doanh nghiệp. Hay cụ thể, Agency tập trung nghiên cứu thị trường, khách hàng và cung cấp dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp đối tác.
  • Một Agency có thể “nhận” nhiều dự án, chiến dịch khác nhau, do đó, số lượng đối tác, khách hàng là không giới hạn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc số lượng công việc sẽ “tỉ lệ thuận” theo.
  • Vì đa dạng về khách hàng, bạn sẽ được tiếp cận đa dạng lĩnh vực. Điều này sẽ rất “kích thích” đối với những bạn yêu thích môi trường năng động, sáng tạo, yêu thích tìm hiểu “rộng” đa lĩnh vực hơn là tìm hiểu “sâu” trong một lĩnh vực.

Dù ở mô hình nào, bạn vẫn sẽ là một digital marketer – về cơ bản vẫn sẽ đảm nhận những công việc cơ bản của một digital marketer, chỉ khác biệt ở khối lượng công việc và môi trường. Do đó, hãy cân nhắc chọn cho bản thân một loại hình phù hợp nhé!

Đọc thêm: Client Là Gì? và Agency Là Gì – Bạn hợp với công ty nào?

2. Freelancer

Có vẻ như xu thế hiện nay là của các freelancer – hay còn gọi là những người hành nghề tự do.

Hay nói cách khác, đối với freelancer, họ làm việc cho chính họ – Công ty trách nhiệm hữu hạn “Một mình tui!”. Điều đó dẫn đến việc các digital marketer freelance sẽ chọn 1 trong số những kỹ năng yêu thích và phát triển nó thành một “thương hiệu” của riêng họ (Content Writer, SEO, Social Media Manager,…), từ đó làm việc theo booking của những doanh nghiệp “thuê” họ. 

  • Điểm “sáng” của mô hình này chính là sự tự do tuyệt đối về giờ giấc – như người người nhà nhà đều đề cập.
  • Ngoài ra, những freelancer hoàn toàn có thể tự do lựa chọn các job mà họ yêu thích.
  • Có thể tham gia nhiều dự án, chiến dịch cùng một lúc.

Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi những khó khăn nhất định: bạn phải có lượng khách hàng ổn định; phải biết tự quản lý thời gian, chi tiêu; phải xây dựng thương hiệu cá nhân đủ mạnh;…

Suy cho cùng, bất cứ sự tự do nào cũng có cái “giá” của nó, phải không nào?

V. Trải nghiệm và học tập trong ngành digital marketing

Sau khối lượng thông tin khổng lồ trên, chắc hẳn bạn đang rất phân vân về định hướng của bản thân trong ngành này?
Hiện tại AIM Academy có mở những lớp học về digital marketing với từng mảng chuyên biệt:

  • Về mảng chạy Ads có các

Khoá học FACEBOOK MARKETING

Khóa học GOOGLE ADS ALL IN ONE

  • Bạn mong muốn bản thân có thể viết được content chất lượng, AIM Academy đề xuất

Khoá học CONTENT MARKETING

Khoá học CREATIVE IDEAS

  • Nếu bạn muốn học về kỹ năng quản lý, sử dụng các nền tảng mạng xã hội, tại AIM có:

Khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE

Khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT

  • Nếu bạn muốn học thêm về cách thiết lập một kế hoạch digital marketing chuẩn chỉnh, hãy tham gia

Khoá học DIGITAL PLANNING

Bạn cần học gì, tại AIM đều có, chưa kể kèm theo những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho học viên tại AIM Academy.

Điền form đăng ký ngay AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn để trở thành một pro digital marketer nào!