Phân biệt Marketing và Advertising

Xin tự giới thiệu, tôi là một full-time marketer. Vẫn độc “toàn” thân, nhưng vẫn có crush như thiên hạ. Công việc hằng ngày của tôi là “cưa” crush - khách hàng tiềm năng, bằng tư duy của một “goodboy” - marketing, và hành động của một “badboy” - advertising.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Xin tự giới thiệu, tôi là một full-time marketer. Vẫn độc “toàn” thân, nhưng vẫn có crush như thiên hạ. Công việc hằng ngày của tôi là “cưa” crush – khách hàng tiềm năng, bằng tư duy của một “goodboy” – marketing, và hành động của một “badboy” – advertising.

I. Tôi đang “cưa” khách hàng tiềm năng của tôi bằng cách nào?

phân biệt hoạt động chính của marketing và advertising

Nói cho bạn hay, làm marketing đôi khi cũng tương tự như việc “cưa” crush – tức là đòi hỏi một quá trình “dai dẳng”, đòi hỏi rất nhiều công sức, tình cảm và nỗ lực (và cả tiền của) để có thể thắng được tình yêu của crush. Và đối với marketer như tôi, “crush” ở đây là khách hàng tiềm năng, nên có thể nhận xét một cách rất “hư” rằng: marketer chính là “cưa” rất nhiều “crush” cùng lúc. Càng nhiều người (trong đó có cả bạn) crush lại tôi thì sẽ càng có lợi. 

Tuy nhiên, dù là một người hay nhiều người, nếu chiếm lấy trái tim của crush là một loại nghệ thuật, thì bạn phải là một nghệ sĩ, một nhà chiến lược tài ba. Và chiến lược tôi thường dùng để “cưa cẩm” “crush” là bằng trái tim của một marketer thông qua hành động của một advertiser.

Cụ thể:

  • Marketing

Như một goodboy full-time, tôi sẽ tiến hành một quá trình “dai dẳng” nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu…để “thắng” niềm tin yêu của crush – những khách hàng tiềm năng – nhưng vẫn sử dụng tối ưu “nguồn lực” tôi đang có (một gương mặt hiền, một nụ cười duyên, cái ví mỏng,…)

  • Quảng cáo (advertising)

Tôi sẽ thực thi các hoạt động của kế hoạch marketing – hay nói nôm na là tôi sẽ “chứng minh” tình yêu của tôi bằng hành động của một badboy part-time, từ đó tác động vào thói quen của “crush” và biến họ trở thành “người yêu” của tôi – những khách hàng thân thiết yêu thích tôi hay sản phẩm, dịch vụ tôi cung cấp (chẳng hạn đón đưa crush đi ăn, đi xem phim,…)

Hơi khó hiểu phải không? Tôi sẽ giải thích ngay sau đây.

II. Phân biệt marketing (một “goodboy”) và advertising (một “badboy”)

Theo xu hướng hiện tại, các doanh nghiệp lẫn các marketer mới vào nghề đều bị “ám ảnh” bởi advertising, khiến marketing dường như bị “thất sủng”, thậm chí bị nhầm lẫn: “Làm marketing là phải biết chạy Ads!”

Nói thế thì chẳng khác nào bắt một “goodboy” có thể “ngầu” như “badboy”!

Vì thế, cần phân biệt rạch ròi đôi bên, để các marketer, advertiser có định hướng cụ thể, có sự phân tích tách biệt, rõ ràng về công việc, tư duy,…trong quá trình “hành nghề”. Vì thực tế cho thấy, mỗi “trường phái” tuy có tính liên kết và ảnh hưởng đến nhau, song lại có những điểm khác biệt.

1. Đối với marketing

Công việc chính: vào vai “goodboy” và tạo cho khách hàng những cảm xúc, trải nghiệm “yêu đương” đặc trưng của riêng tôi so với các “tình địch” cạnh tranh khác. 

Mục tiêu: Xây dựng tình yêu giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó đạt được niềm tin yêu của họ. (như một sự “hồi đáp” từ crush)

Hoạt động chính:

  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu ti tỉ sở thích, thói quen, thị hiếu,…tất tần tật về khách hàng. (Càng thấu hiểu “crush”, tỉ lệ “tỏ tình” thành công càng cao)
  • Quảng cáo: Lên kế hoạch quảng bá hình ảnh nhằm xây dựng niềm tin, khiến khách hàng cảm thấy “đúng đắn”, tự hào khi quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ. (Giống như việc crush càng “tự hào” và hài lòng về một “chiếc người yêu lý tưởng”, sự thủy chung sẽ càng lớn và vững chắc)
  • Quan hệ công chúng: Thiết lập, xây dựng những mối quan hệ với những tổ chức, đối tác liên quan nhằm tăng uy tín của thương hiệu. (Khẳng định và đạt được sự tin tưởng của “crush”)
  • Buôn bán: Bán những sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng về thương hiệu.
  • Ưu đãi: Cung cấp những ưu đãi, quà tặng hấp dẫn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. (nhằm ngăn chặn “cảm giác thiệt thòi” của “crush” trong quá trình “cưa cẩm”)

→ Như một goodboy “chính hiệu”, tôi dành cho khách hàng – crush của tôi – một tình yêu nồng nàn, lên kế hoạch khiến khách hàng cảm thấy được chăm lo, chiều chuộng,…với mục tiêu cuối cùng là sự hồi đáp tình yêu từ phía khách hàng.

các công việc chính, mục tiêu và hành động khi thực hiện marketing

Đọc thêm: Bốn chữ C quyền lực marketer cần biết trước khi triển khai các hoạt động marketing

2. Đối với advertising

Công việc chính: “hiện thực hóa” những suy nghĩ, kế hoạch đã xây dựng; và như một “badboy” chính hiệu – bày tỏ “tình yêu” bằng những hành động cụ thể.

Mục tiêu: Nuôi dưỡng, phát triển tình yêu giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó đạt được sự “cam kết thủy chung” một cách tự nguyện từ họ – như một sự thủy chung của người yêu với nhau

Hoạt động chính:

  • Giới thiệu sản phẩm: Giới thiệu những “ưu điểm” (và đôi khi là khuyết điểm để làm nổi bật ưu điểm) mà những “tình địch” khác không thể có. Hay đối với việc tỏ tình một ai đó, tôi gọi đây là bước “quảng bá” bằng những lời bay bổng: “Anh có thể không là “lựa chọn” tuyệt vời nhất, nhưng anh cam đoan là “lựa chọn” phù hợp nhất với em”
  • Tạo độ nhận diện thương hiệu/sản phẩm: Thể hiện những đặc trưng của thương hiệu cũng như những lợi ích tiềm năng thương hiệu có thể cung cấp cho khách hàng (hay nói nôm na là “show” tất cả những điểm bạn tự hào nhất trước crush: gương mặt đẹp trai, nụ cười duyên, body 6 múi,…)
  • Đặc trưng hóa sản phẩm: Tạo khác biệt giữa thương hiệu so với vô vàn thương hiệu khác bằng các yếu tố như tính năng, độ bền, kiểu dáng, độ tiện ích,… (hay nói nôm na là thể hiện sự ga lăng, quan tâm đến crush từ những điều nhỏ nhặt: đón em giờ tan làm, đưa em đi ăn,…)
  • Nâng cao thiện chí và thuyết phục khách hàng: Nắm bắt tâm lý khách hàng (những trở ngại khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm,…) và đưa ra những chính sách, cam kết “bảo hành”,…nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng trong quá trình sử dụng; từ đó thuyết phục khách hàng (Giống như việc sẵn sàng bên cạnh crush những lúc nàng buồn, biết cách an ủi, dỗ dành kịp thời,…) 
  • “Giáo dục” khách hàng: Cung cấp thông tin, kiến thức về sản phẩm dịch vụ; giải thích về những lợi ích họ có thể được nhận nếu lựa chọn sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp, giúp khách hàng nhanh chóng nhận ra được giá trị “thật”. (Chỉ crush làm bài tập, đưa đón nàng hằng ngày,…giúp nàng nhận ra ở bên mình là một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn)

Như một badboy “thuần thục”, tôi “quảng cáo” bản thân như một “người yêu lý tưởng” – ga lăng, tinh tế, nhẹ nhàng, làm khách hàng “sướng” nhưng không khiến ai đau, “cục súc với cả thế giới nhưng dịu dàng với mình em”,… với mục tiêu cuối cùng là khiến bất cứ ai cũng phải “gục ngã” và tự nguyện “chung thủy” với thương hiệu. 

các công việc chính, mục tiêu và hành động khi thực hiện advertising

Đọc thêm: 3 lý do khiến ads Facebook không chạy được và cách xử lý

3. Tôi đã “liên kết” cả hai loại hình như thế nào?

Như đã đề cập, cách tôi “liên kết” cả hai “bản ngã” khác biệt nhau này là: Để chúng “phát huy” theo đúng môi trường và tính chất của từng loại.

Cụ thể, tôi dành phần “goodboy” – marketing để trau dồi tư duy, giá trị cốt lõi; và dành phần “badboy” – advertising để “hiện thực hóa” những suy nghĩ, tình cảm bên trong.

Hay nói theo “ngôn ngữ ngành”, tôi dùng marketing cho việc trau dồi tư duy, lập kế hoạch, nghiên cứu về khách hàng,…; advertising cho việc thực hành những kế hoạch, “chiêu mộ” khách hàng,… 

Và dù có khác biệt, đối nghịch nhau thế nào, chúng đều phục vụ chung một mục đích: Đem lại lợi ích cho khách hàng và lẫn chính thương hiệu, doanh nghiệp tôi đang “hành nghề”. 

Tuy nhiên, vì là một marketer, hiển nhiên tôi sẽ ưu tiên phát triển mảng “goodboy” hơn so với mảng “badboy”, tức là rèn luyện tư duy, lập kế hoạch marketing,…nhiều hơn so với việc thông thạo những công cụ quảng cáo; nhưng không vì thế mà tôi cho phép bản thân “ngó lơ” advertising, vì chúng là một phần trong “nghề” của tôi, giống như việc trong tôi cùng tồn tại hai bản ngã “good” – “bad” vậy.

Nói nôm na là, tôi đang “cưa cẩm” bạn bằng trái tim của goodboy và triển khai hành động như badboy đấy! Bạn có đồng ý “vào nghề” với tôi không?

III. Một số loại hình marketing – advertising phổ biến 

Marketing hiện đại bao gồm nhiều hình thức, phục vụ những nhu cầu khách hàng đa dạng và khác nhau, tương tự như việc “goodboy” cũng có “this” có “that”. Dưới đây là một số loại hình marketing phổ biến:

  • Inbound Marketing
  • Marketing truyền thống
  • Digital marketing
  • Social Media marketing

Và đối nghịch nhưng tương tự, “badboy” cũng tồn tại nhiều loại hình khác nhau, điển hình một số loại hình advertising sau:

  • Quảng cáo qua truyền hình
  • Quảng cáo trên Radio
  • Chiến dịch gửi email
  • Quảng cáo qua banner, poster
  • Quảng cáo trên website
  • Quảng cáo qua những trang mạng xã hội
  • Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm

Tùy theo tính chất sản phẩm, đối tượng khách hàng,…các marketer sẽ tiến hành “cưa cẩm”, sử dụng những loại hình phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất và sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn tối ưu nhất. Dù là “badboy” thì cũng đâu thể “cưa cẩm” bừa bãi được, phải không nào?

IV. Con đường trở thành “goodboy”/”badboy” chuyên nghiệp trong “ngành” 

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, các nền tảng mạng xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển, từ đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng vì thế mà ngày càng đa dạng. Và thực tế mà nói, advertising đang dần sở hữu một “vị thế” nghề nghiệp riêng (so với việc bị “quy chụp” vào marketing như trước đây) đối với những freelancer mong muốn phát triển “chuyên sâu” vào lĩnh vực quảng cáo.

Nói cách khác, xu hướng hiện nay là tự do lựa chọn giữa “goodboy” – “badboy” và phát triển riêng biệt theo định hướng cá nhân, thay vì sở hữu cả hai nhưng lại không “chuyên sâu” vào bên nào. Vậy thì, để bắt kịp xu hướng, đòi hỏi bạn cũng phải chọn “phe” cho bản thân.

Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý với bạn rằng: về lý thuyết, advertising vẫn “thuộc” marketing (hay cụ thể, advertising là một phần trong kế hoạch marketing), nên dù muốn hay không, bạn vẫn nên trau dồi kinh nghiệm ở cả đôi bên để có đánh giá tổng thể, khách quan về công việc sắp tới của mình trong ngành. “Goodboy” hay “badboy” thì cũng đều là “người” mà, phải không nào?

Dưới đây là một số công việc, vị trí trong ngành marketing và advertising.

1. Vị trí đối với người tốt nghiệp ngành Marketing

  • Nghiên cứu, giảng dạy về Marketing tại các trung tâm, các trường đại học.
  • Chuyên viên Marketing tại các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Chuyên viên quản trị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường.

2. Vị trí đối với người tốt nghiệp ngành Advertising (Quảng cáo)

  • Đạo diễn sản xuất quảng cáo tại các studio.
  • Điều hành quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Chuyên viên marketing quảng cáo, truyền thông tại các công ty trong và ngoài nước.
  • Phụ trách PR, truyền thông cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Giảng dạy ngành quảng cáo tại các cơ sở đào tạo, trường học.
  • Thiết kế quảng cáo cho doanh nghiệp

Sẽ không có bất cứ lời khuyên nào cho việc newbie nên định hướng bản thân theo mảng nào, mà lời khuyên duy nhất “thiết thực” chính là học tập và trải nghiệm cả hai, nhằm tìm hiểu chính bản thân mình. 

V. Một vài mẹo lập kế hoạch “cưa cẩm” khách hàng cho những “goodboy” – “badboy” “đầu đời”

Thực tế mà nói, việc “cưa cẩm” một ai đó chưa bao giờ là việc dễ dàng, dù có thể chúng ta có một vẻ ngoài quyến rũ hay một ví tiền dày cộm đi chăng nữa, khách hàng cũng không là ngoại lệ. Và cũng từ thực tế cho thấy, quá trình “cưa cẩm” là quá trình trao – nhận: các marketer, advertiser “trao” đi những giá trị, cảm xúc, trải nghiệm,…thú vị, lôi cuốn; và “nhận” lại tình yêu của khách hàng. Chính vì thế, ngoài việc đáp ứng mong muốn, nhu cầu của họ bằng “hiện vật” (sản phẩm, dịch vụ,…), các “goodboy” – “badboy” cần phải tinh tế, kiên nhẫn trong việc dẫn dắt cảm xúc của “crush”, và nhất thiết có một “kế hoạch” rõ ràng xuyên suốt toàn bộ quá trình ấy. 

Sẽ chẳng ai có thể gật đầu với một sự tỏ tình vội vàng thiếu tinh tế cả, phải không nào?

Vậy thì để “goodboy” full-time/ “badboy” part-time này mách bạn một số bước lập kế hoạch cơ bản nhé!

1. Theo chân “goodboy” lập kế hoạch marketing

Xác định tất cả Objectives & Goals

Bạn có thể xem khách hàng như “crush”, nhưng thực tế cho thấy khách hàng “phức tạp” hơn “crush” của bạn rất nhiều. Vì thế, bạn cần phải có cái nhìn tổng quan, và xác định cụ thể những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn trong hành trình “chiếm lấy” tình cảm của khách hàng.

Định vị “marketing goals”

Sau khi tầm nhìn tổng quát đã hình thành, đây là lúc bạn bắt đầu tập trung vào những mục tiêu cụ thể thuộc thế mạnh, “trách nhiệm” của bạn.

Xác định đối tượng tiếp cận (Target Audiences)

Bạn có thể “tinh tế” với một ai đó, nhưng cũng có thể “vô duyên” với người khác. Vậy nên, không thể tham lam ôm trọn tình yêu của cả thế giới vào người! Bạn cần phải “chọn” đúng người trước khi tiến hành “cưa cẩm”. Tuy nhiên, một kế hoạch “chất lượng” sẽ được đánh giá dựa trên “số lượng” khách hàng thu hút.

Ước lượng chi phí, ngân sách

Bạn cần phải tính toán, ước lượng các chi phí cần chi trả cho các hoạt động thực hiện kế hoạch, số tiền chi trả cho các kênh truyền thông, quảng cáo,…nhằm đưa ra những lựa chọn tối ưu về hiệu quả lẫn chi phí.

Phân tích sự cạnh tranh trên thị trường

Trên thị trường có ai “hao hao giống” bạn? Họ có thế mạnh gì hơn bạn? Bạn “hơn” họ điểm nào?… Trên thị trường rộng lớn, sẽ không tránh khỏi cạnh tranh, vậy nên, “Biết địch biết ta/ Trăm trận trăm thắng”

Xác định phương thức “bán hàng” “độc nhất”

Sau khi phân tích giữa bạn và “đối thủ”, bước kế tiếp là xác định và sử dụng “thế mạnh” của bạn (kiểu dáng sản phẩm bắt mắt, công năng tiện lợi,…) và tập trung xác định cách bạn sẽ “bán” điểm mạnh ấy. Ngoài ra, về lâu dài, bạn cũng cần khắc phục những “điểm yếu”, hạn chế để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Lập timeline và đưa kế hoạch đi vào hoạt động

Để giữ kế hoạch được chặt chẽ, tiến độ ổn định, bạn cần thiết lập thời hạn, thời gian cho mỗi hoạt động (Trong bao lâu? Deadline là khi nào?…). Làm marketing là thuyết phục, “cưa cẩm” khách hàng, vì thế, tiến trình trải nghiệm về cảm xúc một cách suôn sẻ, mượt mà của họ là yếu tố tiên quyết bạn cần đảm bảo nếu muốn “thắng lấy” tình cảm của họ. 

Theo dõi tiến trình và điều chỉnh nếu cần thiết

Giống như “crush”, khách hàng cũng sẽ “cả thèm chóng chán” nếu như bạn không thể “đem” đến những điều mới mẻ, thú vị hơn. Vì thế, để kế hoạch marketing có thể đi đến kết quả cuối cùng, sẽ cần theo dõi sát sao và “chỉnh sửa” tùy thuộc vào tình hình thị trường, những sự thay đổi “bất ngờ” của thời thế. “Linh hoạt” là yếu tố cần thiết cho sự duy trì ổn định.

10 đầu việc chính có trong bảng kế hoạch marketing tổng quan

2. Theo chân “badboy” lập kế hoạch advertising

Nếu như “goodboy” sẽ tập trung vào kế hoạch cho tư duy, suy nghĩ, tình cảm thì “badboy” sẽ chú tâm vào hành động – điều đó không sai. Tuy nhiên, để không bị cho là “vô duyên”, các “badboy” cũng cần kế hoạch riêng biệt để thống nhất hành động và đem lại hiệu quả cao nhất. Kế hoạch advertising vừa là sự bổ sung hoàn hảo cho kế hoạch marketing, vừa có thể “độc lập” nếu như bạn là một freelancer, vậy nên, kể cả marketer cũng cần biết đến kế hoạch này. Cụ thể;

Phân tích tình hình thực tế

Tại sao là “tình hình” mà không phải “thị trường”? Vì kế hoạch quảng cáo sẽ tập trung “chuyên sâu” vào các hoạt động, sản phẩm quảng bá, vì thế, đòi hỏi tầm nhìn của “badboy” trở nên cụ thể hơn, “thực tế” hơn.

Xác định đối tượng tiếp cận

Đối tượng giờ đây sẽ là “khán giả”, “độc giả” – tức là những người trực tiếp xem, đọc, ngắm, nhìn, nghe,… sản phẩm và đánh giá trực tiếp. Vậy nên, yếu tố mà một “badboy” trong “ngành” cần chú trọng là thị hiếu, sở thích “cá nhân” của khách hàng (so với những tính chất “chung chung” mà marketer đã xác định trước đó). Càng chạm sâu đến tính “cá nhân” của mỗi khách hàng, hiệu quả lan truyền sẽ càng cao.

Ước lượng chi phí

Tất nhiên, đi đâu làm gì cũng cần có kinh phí. Riêng với việc quảng cáo, bạn sẽ phải chi 7749 loại chi phí khác nhau cho các công cụ quảng cáo, sản xuất video chiến dịch, thuê banner,… Vì thế, bạn cần ước lượng và nắm bắt chặt chẽ chi tiêu cho các công cụ để tránh lãng phí tiền của, thời gian.

Lập kế hoạch, chiến lược Creative và Media

Làm “badboy” đồng nghĩa với việc quảng bá hình ảnh, vậy nên điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải “dấn thân” vào các nền tảng mạng xã hội đông đúc để tăng độ nhận diện và “phủ sóng thế gian” bằng thương hiệu. Và một khi tham gia social media, đồng nghĩa với việc bạn phải “chăm chỉ” xuất hiện một cách lâu dài và “bài bản” để thu hút sự chú ý từ khách hàng.

Chính vì thế, để thương hiệu có thể duy trì, phát triển ổn định, cần kế hoạch về nội dung (content, copywrite,…) (creative plan) và kế hoạch về truyền thông (media plan), vừa để “hút” thêm khách, vừa “giữ” chân khách hàng cũ. 

Đánh giá và chỉnh sửa

Khác với kế hoạch marketing mang tính “dài hạn”, có thể linh hoạt thay đổi, chỉnh sửa theo “thời thế”, kế hoạch advertising rất khó có thể “linh hoạt” vì trực tiếp tạo ra “sản phẩm” (video quảng cáo, banner,…). Vì thế, hầu như các “badboy” trong “ngành” chỉ có thể đánh giá và chỉnh sửa cho lần sau, sau khi đã có kết quả cụ thể.

Tuy nhiên, vẫn sẽ xảy ra một số trường hợp “bất ngờ” khiến các advertiser phải “sửa” sản phẩm ngay tức thì, nhưng đó là điều không mấy ai mong muốn vì quá trình “sản xuất”, “chạy deadline” dai dẳng – vừa tốn kém chi phí, vừa tốn thời gian “sửa lỗi”. Có thể nói, “badboy” sẽ chỉ nên quan tâm đến những mục tiêu ngắn hạn và nỗ lực làm “đúng” nhất có thể.

8 đầu việc cần có khi lập kế hoạch triển khai advertising

VI. Tạm kết

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã phần nào hình dung sự khác biệt giữa marketing và advertising – cũng giống như phân biệt rõ ràng hai “bản ngã” cùng những hành động khác nhau. Tuy khác nhau là thế, nhưng thành thật mà nói, một doanh nghiệp đều cần cả hai nhằm hướng đến sự phát triển ổn định. Vậy nên, “badboy” không hẳn là “tệ”, cũng như “goodboy” không phải là “chân lý”; và để trở thành một “goodboy” hay “badboy” chính hiệu cần đầu tư một quá trình học tập, phát triển lâu dài. 

Bạn muốn trở thành “goodboy” hay “badboy” trong “ngành”? Hay kết hợp cả hai? Nếu bạn vẫn còn đang phân vân vì “thiếu” thông tin chuyên sâu, AIM sẽ giới thiệu cả hai khóa học để bạn tùy ý lựa chọn:

  • Hãy tham gia khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT – khóa học cung cấp tất tần tật kiến thức cần thiết về một “badboy” xịn nhất trong ngành! 
  • Hãy tham gia khóa học HANDS-ON MARKETING nếu bạn là “goodboy” si tình, hay nghĩ nhiều và chưa biết nhiều về tâm lý “crush”cũng như về thế giới “ngành”

Ngoài ra, dành cho những bạn muốn trở thành “badboy” chuyên nghiệp hơn, hãy đăng ký ngay những khóa học về quảng cáo tại AIM Academy:

  • Khóa học FACEBOOK MARKETING: bí kíp quảng cáo trên một trong những nền tảng nhiều lượt truy cập nhất trên thế giới
  • Khóa học GOOGLE ADS ALL IN ONE: Trọn bộ bí kíp chạy ads trên Google

Và còn vô số những khóa học, tài liệu bổ ích đang chờ bạn đến khám phá!

Đăng ký ngay để “hưởng” những ưu đãi dành riêng cho học viên tại AIM nào!