Agency Là Gì? Thăm Dò Tất Cả Phòng Ban Trong Agency

Bạn tò mò về Agency và muốn biết các phòng ban, cách chúng hoạt động như một đội nhóm chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng như thế nào? Bạn định hướng sẽ làm việc tại Agency? Bài viết hôm nay cung cấp đầy đủ cho bạn chi tiết về agency, vai trò của các phòng ban và những kỹ năng cần có để trở thành nhân sự đắc lực trong môi trường chứa đầy cơ hội phát triển và cũng khá khắc nghiệt này.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Bài viết hôm nay cung cấp đầy đủ cho bạn chi tiết về agency, vai trò của các phòng ban và những kỹ năng cần có để trở thành nhân sự đắc lực trong môi trường chứa đầy cơ hội phát triển và cũng khá khắc nghiệt này. 

I. Làm gì trong Agency?

1. Agency là gì?

Chúng ta sẽ hiểu Agency được nói đến trong bài viết hôm nay là các công ty Agency hoạt động trong lĩnh vực Marketing & Communication.

Agency là một tổ chức chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo và truyền thông, làm đối tác truyền thông cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Ví dụ thực tế: Mindshare thuộc GroupM và WPP là công ty Media Agency (đối tác truyền thông) lớn cho tập đoàn Unilever. 

Unilever có rất nhiều thương hiệu con, những thương hiệu con lớn thường có một phòng ban Marketing với đầy đủ các vị trí và vẫn có những campaign họ thuê các Agency khác nhau để triển khai chiến dịch. 

2. Làm Agency là làm gì?

Giống như những ngành nghề khác, bạn có kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và đi làm tại công ty đang hoạt động/kinh doanh trong lĩnh vực đó. 

Vậy làm Agency tức là bạn có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Marketing & Communication và đi làm tại các Agency phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực đó.

II. Các loại hình Agency phổ biến trong lĩnh vực Marketing & Communication

Một số agency lớn, có quy mô lớn có thể thuộc sở hữu hoặc liên kết với một số tập đoàn lớn.

Một số agency là công ty độc lập. 

Điểm chung là các agency này đều có thể hoạt động riêng biệt và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng của mình mà không thuộc sở hữu hoặc liên kết với bất kỳ tập đoàn nào.

Trong lĩnh vực Marketing & Communication, có các loại hình Agency như sau:

  • Advertising agency: Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và triển khai chiến dịch quảng cáo cho các khách hàng.
  • Public relations (PR) agency: Tập trung vào việc xây dựng và quản lý hình ảnh, danh tiếng của khách hàng trên các phương tiện truyền thông.
  • Digital marketing agency: Cung cấp dịch vụ liên quan đến tiếp thị số, bao gồm quảng cáo trên mạng, tạo lập nội dung số và phân tích dữ liệu.
  • Social media agency: Tập trung vào việc quản lý và triển khai chiến dịch tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, v.v.
  • Media agency: Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, radio, tạp chí, báo, v.v.
  • Event agency: Tập trung vào việc tổ chức các sự kiện như hội thảo, triển lãm, lễ khai trương, v.v.
  • Branding agency: Cung cấp dịch vụ thiết kế và phát triển chiến lược xây dựng thương hiệu, bao gồm đặt tên, thiết kế logo, phát triển thông điệp, v.v.
  • Full-service agency: Cung cấp toàn diện các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo cho khách hàng.

Ngoài các loại hình agency này, còn có nhiều loại hình agency khác như marketing research agency, direct marketing agency, design agency, v.v. 

Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các loại hình agency này có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với nhau để cung cấp dịch vụ toàn diện cho khách hàng.

III. Các vị trí phòng ban trong Agency

Tìm hiểu ba vị trí chính trong phòng ban Agency

Tại chốn “thâm cung bí sử” agency thông thường có 3 bộ chính: Account – Planning – Creative -Production.

Trong mỗi bộ chính, sẽ có những vị trí, chức danh khác nhau được phân cấp từ trên – dưới để quản lý – điều hành – thực thi nhiệm vụ, mục tiêu chung. 

1. Account

  • Tổng quan

Account được xem là người đại diện giao tiếp, cầu nối giữa client và team marketing của agency.

Ở phía Client: account tiếp nhận “một trăm” yêu cầu, “một nghìn lần” đổi brief, “một vạn lần” bổ sung, chỉnh sửa, thêm option.

Ở phía team nhà Marketing: account mô tả chi tiết yêu cầu của client cho từng vị trí nắm chắc để làm, truyền lửa cho đồng đội, thúc giục tiến độ, deal deadline.

Account thường không được dịch sang nghĩa tiếng Việt.

Những công việc chính mà Account đảm đương:

  • Tạo nhiều kết nối với khách hàng mới.
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Đưa ra đề nghị, tư vấn, lên proposal bán ý tưởng, pitching thuyết phục khách hàng.
  • Đem về nhiều hợp đồng. 
  • Quản lý và chịu trách nhiệm về dự án, những phát sinh xảy ra.
  • Điều phối công việc cho đội ngũ sản xuất.
  • Khi công việc đã hoàn thành, Account sẽ làm report tổng kết gửi cho khách, thanh lý. hợp đồng, nhận thanh toán, tiếp tục chăm sóc khách hàng.

Lộ trình thăng tiến của Account tại Agency:

Account Intern ⇒ Account Executive ⇒ Account Manager ⇒ Account Director. 

Lộ trình thăng tiến của Account tại Agency, The agency series lò luyện thần kinh thép
  • Kỹ năng

Trong thực tế, trong từng nhiệm vụ chính luôn có những nhiệm vụ chi tiết hơn, ở giai đoạn nào cũng có thể xuất hiện vấn đề, phát sinh. 

Cho nên bạn muốn làm Account thì tham khảo những tiêu chí, kỹ năng, năng lực sau đây:

Kiến thức về Marketing & Communication: Bạn cần hiểu rõ về lĩnh vực Marketing & Communication, các công cụ và phương tiện quảng cáo, kênh phân phối và thị trường.

Kỹ năng giao tiếp & Làm chủ cảm xúc tốt: Điều quan trọng là bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục và thương lượng với khách hàng.

Kỹ năng quản lý dự án: Để quản lý dự án thành công, bạn cần có kỹ năng lên kế hoạch, điều phối công việc và giám sát tiến độ.

Sự tỉ mỉ và cẩn thận: Trong vai trò Account, bạn cần làm việc với nhiều chi tiết và thông tin cần chính xác và cẩn thận.

Khả năng làm việc nhóm: Account thường là cầu nối giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức và làm việc với nhiều đối tác khác nhau, vì vậy bạn cần có khả năng làm việc nhóm tốt.

Khả năng tiếng Anh: Trong một số tổ chức quốc tế, tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc để trở thành Account.

Xây dựng mindset: để tâm – thân – trí có sự đồng bộ để làm việc và thích nghi. 

Về cơ hội và khó khăn của nghề sẽ tuỳ vào quan điểm, góc độ nhìn nhận sự việc, sự phân tích, phán đoán của bản thân trong ngữ cảnh cụ thể. 

Đọc thêm: Truy Tìm Chân Dung Của Một Account Executive Qua Chiếc CV

2. Planning 

  • Tổng quan

    Planning vị trí mắt xích có tính kết nối cao, The agency series từ insight ra chiến lược

Planning hay Strategic planner là một công việc lên kế hoạch, lập chiến lược sau khi nhận brief từ khách hàng, khảo sát thị trường, tổng hợp báo cáo.

Ngoài Account thì Planner vẫn đi gặp mặt khách hàng để trao đổi, đặt vấn đề, câu hỏi để thu nhập thông tin, xác định được mục tiêu chính trong dự án, chiến dịch. 

Account nhận brief và Planner sẽ lập ra creative brief.

Một creative brief tốt có thể đem lại hiệu quả cao cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: “What to Say”, “Key message”, “Single minded Message”, “Proportion”, “Mood&Tone”,…

Planning là vị trí mắt xích có tính kết nối cao. Bởi vì:

  • Planner hiểu insight của khách hàng và người tiêu dùng mà những khách hàng đó đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ để tạo ra quảng cáo vừa có tính truyền thông cao vừa mang tính hiệu quả. 
  • Thu nhỏ khoảng cách của sáng tạo và chiến lược. 
  • Planner giúp Account bán được ý tưởng.
  • Giúp Creative muốn sáng tạo hơn và giữ cho Creative không sáng tạo lệch đường ray. 

Lộ trình thăng tiến của Planner tại Agency:

Strategic Planner Intern ⇒ Strategic Planner Executive ⇒ Senior Strategic Planner ⇒ Strategic Planning Manager. 

Theo kinh nghiệm từ những tiền bối, thì bạn có thể bắt đầu làm Account, Copywriter trước để thấu hiểu quan điểm của khách hàng hơn, tăng kỹ năng giao tiếp, quy trình sản xuất chung, những cái khó của các phòng ban…trước khi chuyển sang làm Planner. 

Thực tế, cơ hội nghề nghiệp của Planner phụ thuộc vào cấu trúc Agency có “nhận ra” vị trí Planner là quan trọng không. Sự “thú vị, nhiệt huyết, tâm thế” khi làm Planning cũng phụ thuộc một phần vào điều này. 

Nhiều khách hàng không hiểu vai trò của Planner, và thường nhầm lẫn với người Account. Chính vì thế, để không bị đào thải planner phải luôn trau dồi kiến thức và sở hữu nhiều khả năng nổi trội để phát huy được hết năng lực. 

Kỹ năng, kiến thức của một Strategic Planner

  • Khả năng nghiên cứu: nghiên cứu insight, thị trường, báo cáo, bản chất của truyền thông. Với các công trình nghiên cứu khoa học thì khả năng nghiên cứu của planner còn phải mang tính học thuật. Nếu không có khả năng nghiên cứu, bạn khó để thành planner.
  • Khả năng thấu cảm: đứng ở nhiều góc độ, vị trí để nhìn ra ý muốn, mong đợi, lợi ích khách hàng muốn có, pain point của người tiêu dùng. Nhạy bén trong việc đọc vị cảm xúc con người. 
  • Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống: Strategic Planner làm việc với hầu hết tất cả mọi người trong và ngoài nội bộ công ty, phải truyền đạt và lắng nghe hiệu quả từ Data Analysts, Art Director, Digital Strategist, Media Planner, Copywriter cho tới cả khách hàng, ngoài ra còn tham gia vào rất nhiều khâu trong marketing planning.
  • Khả năng sáng tạo và sáng tạo ra giá trị mới: bộ óc planner phải sáng tạo rất nhiều và sáng tạo một cách có chiến lược. 
  • Kỹ năng thuyết phục “đi vào lòng người” và khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc chuyên nghiệp. 
  • Khả năng ngoại ngữ tốt đủ để đọc – hiểu các tài liệu nghiên cứu nước ngoài. 
  • Kiến thức về Marketing & Communication: thêm vào đó, có kiến thức về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh là một điểm sáng.
  • Khả năng lập kế hoạch, lên chiến lược, tư duy phản biện: giúp plan không bị cảm tính, định kiến cá nhân và plan có độ hoàn thiện, phù hợp hơn. 
  • Xây dựng mindset để tâm – thân – trí có sự đồng bộ để làm việc và thích nghi. 

Bạn có thể thấy nghề Planner đòi hỏi rất nhiều tiêu chí, yêu cầu nhưng khi nhìn ở góc độ khác thì những tiêu chí, yêu cầu này vẫn là tài sản, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân của bạn. Nó sẽ giúp bạn lên trình, nâng cấp giá trị của bản thân rất hiệu quả và có tính bền vững cao. 

Khi đọc đến đây, AIM chắc rằng bạn đã tự mình hình dung được về cơ hội và khó khăn khi theo nghề này rồi đúng không?

Đọc thêm: Cách Làm Nổi Bật CV Của Strategic Planner

Tham khảo khóa học: STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING được chuẩn hóa quy trình hoạch định chiến lược truyền thông để đánh đúng tâm lý tiêu dùng và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

3. Creative

Creative – phòng ban vui nhộn nhất agency, tập hợp những bộ óc lạ, chất, pha một chút “điên điên phá cách” đi kèm với khả năng chịu áp lực rất đỉnh.

Áp lực đến từ deadline của account, từ những lần đổi brief nhanh như người yêu thay lòng của client, và nhất là từ việc “luôn luôn phải nghĩ một idea gì đó trong đầu”, cần là triển ngay.

Creative vị trí thường có tại phòng ban Creative tại Agency, The agency seris thêu chữ, dệt hình

Một số vị trí thường có tại phòng ban Creative tại Agency.

  • Nghề viết

Content writer (người viết nội dung), Copywriter (người viết quảng cáo), khác với các hình thức viết văn, viết truyện. Nghề viết trong Marketing & Communication có những tiêu chí riêng như SEO (Search Engine Optimization),… vì để content có thể thông qua các nền tảng phân phối như Google, Facebook đến được với target audience.

Những yếu tố giúp bạn theo nghề viết: Cởi mở; Có đầu óc sáng tạo; Khả năng diễn giải và diễn đạt tốt; Nhạy bén; Thích nghi nhanh; Lì & lầy

Đọc thêm để biết chi tiết: Khắc Họa Chân Dung Của Copywriter Qua Chiếc CV

  • Media planner/Media buying

Người phụ trách việc lập kế hoạch truyền thông, quản lý chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, tạp chí, báo và digital marketing. 

Công việc của media planner bao gồm:

  • Phác thảo một bức tranh toàn cảnh: đối tượng khách hàng được nhắm đến, “địa điểm” (trên kênh nào?), thời điểm (khi nào đăng?), và thông điệp (muốn nói gì với khách hàng?)
  • Lựa chọn các phương tiện truyền thông thích hợp để đạt được mục tiêu của chiến dịch và tối ưu hóa ngân sách quảng cáo.
  • Phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả quảng cáo để giúp khách hàng cải thiện chiến dịch quảng cáo của họ. 

Bạn có thể đọc thêm bài: Các Định Hướng Media Planning Cho Marketers

  • Graphic Designer

Người thiết kế các sản phẩm trực quan, đồ họa để truyền tải thông tin, ý tưởng hoặc sản phẩm cho khách hàng hoặc công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.Tại Agency, designer nhận order của content writer và copywriter.

Tuỳ theo Agency làm trong lĩnh vực gì mà yêu cầu dành cho Designer sẽ khác nhau. 

Đọc ngay: Tạo CV Designer Tốt Thu Hút Nhà Tuyển Dụng

  • Art Director

Đây là người vị trí chịu trách nhiệm đưa ra ý tưởng, định hướng, tính thẩm mỹ về phong cách nghệ thuật của project, campaign, TVC, đảm bảo visual phải đạt hiệu quả truyền thông. Họ tạo ra thiết kế tổng thể, giám sát đội designer phát triển thiết kế đó thành mẩu quảng cáo hoàn chỉnh.

  • Creative Director

Giám đốc Sáng tạo, vị trí cao nhất phòng sáng tạo tại agency, định hướng sáng tạo cho các project và nắm trong tay quyền quyết định “sự sống” của các ideas từ copywriter, art director.

Đọc thêm: Khám Phá Chân Dung Creative Director – “Thần Tượng Quốc Dân” Giới Sáng Tạo. 

4. Production

Về phòng ban này, ở 1 số agency thì có phòng production, còn khi không có thì agency sẽ thuê ngoài. 

Nếu bạn quan tâm nghề này thì AIM có bài viết: Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Production.

Production vị trí thường có tại phòng ban Creative tại Agency, The agency seris Khéo tay hay làm

IV. Tạm kết

4 phòng ban với 4 nhiệm vụ chính khác nhau, tuy nhiên điểm chung của các phòng ban là gì, bạn có đoán ra không?

..

Đó chính là đều cần Sáng tạo.

Các nhân viên trong các phòng ban Account, Planning, Creative, Production cần phải có tính sáng tạo, để tạo ra các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo có chiến lược. 

Việc sử dụng sáng tạo (creative) trong quá trình làm việc giúp cho agency trở nên khác biệt và tăng tỷ lệ pitching thành công hoặc trở thành agency luôn được Client ưu tiên chọn để hợp tác.

Chính vì thế, mỗi nhân sự trong phòng ban muốn trở thành nhân viên nằm trong top 10% người giỏi nhất agency có thể hướng đến phương pháp học hỏi thêm để nâng cao khả năng sáng tạo của mình. 

Khóa học CREATIVE IDEAS là tâm huyết của những người làm sáng tạo kỳ cựu tại Việt Nam, với hơn 20 năm làm việc tại những tập đoàn tên tuổi, thực hiện hàng trăm công trình quảng cáo mang lại hiệu quả cho nhãn hàng. 

Creative Ideas sẽ giúp bạn hệ thống hoá kỹ năng sáng tạo, định hình tư duy sáng tạo có mục đích và có chiến lược và đặc biệt là sáng tạo để thúc đẩy kinh doanh. 

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!