Cách Làm Nổi Bật CV Của Strategic Planner

Strategic Planner không chỉ là vị trí dành cho những người có kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường vẫn có thể theo đuổi vị trí này từ xuất phát điểm intern. Hãy tham khảo cách làm nổi bật CV của Strategic Planner qua bài viết sau đây.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Strategic Planner có vẻ là thuật ngữ nghề nghiệp khá xa lạ cho một sinh viên mới ra trường. Nhiều người cho rằng, mới ra trường thì làm gì lên chiến lược, tư duy rồi lên kế hoạch thế này thế nọ, nó chỉ dành cho những người có từ nhiều năm kinh nghiệm trở lên mà thôi! Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể bắt đầu từ giai đoạn intern, đây là thời điểm quan trọng để một newbie khám phá những điều thú vị và xác định theo đuổi lâu dài.

Cùng AIM Academy nghía qua những cách làm nổi bật CV của Strategic Planner nhé!

I. Mẫu cv của một strategic planner

Mẫu cv của một strategic planner

II. Strategic planner là gì?

Bạn đã từng thắc mắc vai trò ‘Translating Consumer Insights into Brand Strategies & Big Ideas’, hay tạm dịch là “biến insight khách hàng thành chiến lược thương hiệu và big ideas” – là do ai đảm nhiệm chưa? Nghe có vẻ vĩ mô, nhưng thực chất đây là công việc của một Strategic Planner – người hoạch định chiến lược truyền thông, dù là một bạn newbie cũng phải bắt đầu làm quen với công việc cần tư duy chiến lược như thế này.

Cụ thể hơn, Strategic Planner sẽ cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing của doanh nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu truyền thông của chiến dịch cho phù hợp, vừa phải đạt được các yêu cầu sáng tạo mà phòng Creative đề xuất thực hiện, vừa phải bám sát mong muốn, ưu tiên của khách hàng theo phía Account báo cáo lại.

Nói một cách đơn giản nhất, nhân vật này tuy không xuất trình lộ diện, ‘hùng hổ’ như một Account, hay có dấu ấn sáng tạo ấn tượng như một Creative, nhưng là người ‘cắm cúi’ gắn kết các mắt xích lại với nhau, để sau cùng giải quyết những vấn đề truyền thông và giúp cả team bán ý tưởng thành công. 

Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, hãy tìm hiểu 3 nhóm việc của Strategic Planner trong chiến dịch truyền thông.

III. Lộ trình sự nghiệp của một strategic planner

Vậy, một Strategic Planner có lộ trình phát triển nghề nghiệp như thế nào?

Strategic Planner Intern ⇒ Strategic Planner Executive ⇒ Senior Strategic Planner ⇒ Strategic Planning Manager

1. Strategic Planner Intern

Bạn có thể bắt đầu với vị trí intern (thực tập). Tuy nhiên, đối với vị trí này, bạn sẽ được bắt đầu với những công việc cơ bản nhất như tìm kiếm thông tin về ngành hàng, thương hiệu, đối thủ,…dưới sự điều phối và hướng dẫn của Senior Planner hoặc Planner Manager.

2. Strategic Planner Executive

Ở vị trí này, tất nhiên bạn đã có những kiến thức nền tảng nhất, và cũng có một ít kinh nghiệm thực tiễn. Lúc này, có khả năng bạn đã phải tự chủ công việc của chính mình, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những ý kiến mình đề xuất. Đồng thời, bạn đã bắt đầu làm việc trực tiếp với các bộ phận trong công ty để có thể hoàn thành công việc của mình tốt nhất, và sau cùng mang lại một số hiệu quả nhất định.

3. Senior Strategic Planner

Sau khoảng thời gian từ 2-3 năm (tùy vào năng lực và công ty Agency) thì người Strategic Planner sẽ trở thành Senior Strategic Planner. Lúc này, bạn đã có thể phụ trách các bạn intern, theo dõi sát sao các công việc và tiến độ để đóng góp vào hiệu quả công việc chung của công ty.

4. Strategic Planner Manager

Sau thời gian khoảng 5-6 năm nữa (tùy vào năng lực và công ty Agency) thì người Senior Strategic Planner sẽ trở thành Strategic Planning Manager. Công việc của họ chủ yếu sẽ ra quyết định về chiến lược cho khách hàng và quản lý bao quát những cấp thấp hơn. Họ có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của thương hiệu, bởi đây là những người đứng đầu những chiến lược truyền thông lớn

Tham khảo: Cách Strategic Planner chuyên nghiệp phân tích case study Chiến lược truyền thông của John Lewis

IV. Trình độ học vấn của strategic planner

Nếu bạn tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế thì có khả năng ưu tiên hơn, phù hợp vẫn là chuyên ngành marketing, quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông và đa phương tiện, quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nghề này, trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định tất cả. Dù bạn học đúng chuyên ngành marketing thì vẫn nên học thêm một số khóa học ngắn hạn ở các academy để nắm bắt các bước triển khai một bản kế hoạch truyền thông chuyên nghiệp, cũng như có sự nhìn nhận cụ thể hơn về nghề, về ngành.

V. Kỹ năng của strategic planner

Những kỹ năng mà một strategic planner cần có để nổi bật CV của mình

1. Kỹ năng phân tích thông tin

Đầu tiên, một Strategic Planner cần có khả năng thu thập các thông tin một cách chọn lọc, và sử dụng thông tin này để tạo ra các chiến lược truyền thông khả thi cho công ty. Vì sau cùng, chiến lược vẫn cần bám sát với thực tế (như cân nhắc các yếu tố khả năng của khách hàng, xu hướng chung của thị trường, tổng quan về hoạt động của các đối thủ,…). Các kỹ năng phân tích tốt cho cho Planner bao gồm: tư duy hệ thống, tư duy logic, kỹ năng lập luận quy nạp hay diễn dịch,…

2. Kỹ năng nhận định đánh giá, tư duy phản biện và tư duy chiến lược vững vàng

Sau khi đã tìm kiếm thông tin, bạn cần phải đưa ra được nhận định, phán đoán, đánh giá cho hiệu quả hiện tại. Từ đó, Planner phải đánh giá nhiều nguồn khác nhau một cách khách quan nhất để đi đến quyết định.

Từ những kiến thức mà bản thân có, cũng như với suy nghĩ logic, những đánh giá này có thể sẽ làm nền tảng vững chắc để đưa ra những đề xuất sau đó trong bản kế hoạch, cũng như định hướng cho sự sáng tạo mà không bị ‘lệch’ khỏi bức tranh tổng quan.

3. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và xử lý tình huống

Strategic Planner phải làm việc với hầu hết tất cả mọi người trong và ngoài nội bộ công ty, phải truyền đạt và lắng nghe hiệu quả từ Data Analysts, Art Director, Digital Strategist, Media Planner, Copywriter cho tới cả khách hàng, ngoài ra còn tham gia vào rất nhiều khâu trong marketing planning.

Tất nhiên, bạn không cần phải ‘hùng hổ’ làm cho mọi người ‘hãi hùng’ như Account, nhưng vì bạn là đưa ra chiến lược, nên bạn cần phải có lập trường vững vàng để có thể thuyết phục mọi người theo sát với định hướng ban đầu, nếu không team Account sẽ ‘lung lay’ vì mải chiều client, hay team Creative sẽ ‘đập bàn’ vì sự sáng tạo ‘có 1-0-2’ của mình không được tôn trọng. Vậy nên, với tư cách là một người có quyền hạn nhận định chiến lược một cách sâu sát nhất, bạn cần phải có chính kiến để gắn các mắt xích đó theo đúng quy trình của nó.

VI. Kinh nghiệm của strategic planner

Thông thường, các vị trí Planner tại agency là vị trí rất khó ứng tuyển vì thường đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm làm việc, hoặc ít nhất phải thể hiện tốt khả năng tư duy chiến lược của bản thân. Do vậy, bạn cần trang bị cho mình kinh nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau trong agency trước khi ứng tuyển cho vị trí này.

Như giải thích ở từng vị trí trên, tuy mỗi vị trí đều tương ứng với một con số năm kinh nghiệm nhất định, nhưng còn tuỳ vào khả năng của bạn mà tốc độ bạn phát triển trên con đường sự nghiệp này như thế nào. 

VII. Chứng chỉ của strategic planner

Nếu bạn có bằng cấp tiếng Anh thì ngôn ngữ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Để trau dồi kiến thức về nghề, rất nhiều tài liệu nước ngoài giá trị mà bạn có thể tìm kiếm học hỏi thêm. 

Ngoài ra, bạn vẫn nên tham gia ít nhất một khóa học marketing ngắn hạn để có thể nắm bắt được công việc thực tế, và được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn bởi những anh chị nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bật mí cho bạn một bí kíp nhỏ, đó chính là hãy tham kho ebook của Academy để củng cố kiến thức một cách trực quan hơn. 

Nếu bạn đã biết đến một IMC plan là gì rồi, thì đừng ngần ngại tham gia ngay khóa học STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING  tại AIM Academy để trau dồi đầy đủ các kỹ năng cần có của một Strategic Planner nhé!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!