Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Production

Production House là gì? Production House thường được biết đến như “chiếc nôi” sinh ra những quảng cáo, những MV, những chương trình triệu view.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Production House là gì? Production House thường được biết đến như “chiếc nôi” sinh ra những quảng cáo, những MV, những chương trình triệu view. Trong ngành Marketing & Communication nói riêng, đây cũng là loại hình công ty được nhiều bạn trẻ muốn gửi gắm sự nghiệp, bên cạnh các client và các agency. Nếu bạn đang tò mò về “ngôi nhà” này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

I. Production house làm công việc gì?

Production House được biết đến như một doanh nghiệp chuyên sản xuất các chiến dịch, video, ấn phẩm truyền thông… cho các thương hiệu, nghệ sĩ hoặc tổ chức khác.

Sản phẩm của Production House thường là những TVC – phim quảng cáo mà chúng ta thường bắt gặp trên truyền hình hoặc các trang mạng xã hội. Ngoài những sản phẩm trong ngành truyền thông, quảng cáo, Production House còn đảm nhận vai trò sản xuất các dự án phim điện ảnh, chương trình truyền hình, web drama, chương trình phát thanh, các loại hình văn hoá nghệ thuật, MV ca nhạc v.v…

Tuy nhiên, mảng sản xuất các dự án quảng cáo và truyền thông đã và đang là mũi nhọn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho các công ty Production những năm gần đây. 

Trước đây, Production House chỉ đảm nhiệm việc sản xuất theo nội dung và ý tưởng do khách hàng đưa ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp và sức sáng tạo không ngừng, Production House còn chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ quy trình sản xuất, từ lên kịch bản, tìm kiếm nguồn lực, thiết lập ngân sách, tổ chức sản xuất và hậu kỳ, đến tiếp thị và quảng bá sản phẩm cho các khách hàng của họ. 

Để cho ra mắt được một sản phẩm truyền thông thành công, chẳng hạn như một TVC viral, không chỉ cần một thước phim đẹp với hình ảnh bắt mắt, âm thanh sống động, mà còn cần một câu chuyện, một thông điệp vừa mang giá trị xã hội, vừa bật lên giá trị thương hiệu để được lan tỏa một cách sống động mà gần gũi.

Xem ngay: Tìm Hiểu Nghề Production – Anh Tony NguyễnFounder May Production sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về con đường sự nghiệp tại production house.

II. Quá trình “nên hình nên dạng” của một sản phẩm truyền thông

Đằng sau một video âm nhạc vài phút hay một TVC vài giây trên truyền hình mà chúng ta thường xem, là cả một quá trình dài với một “bộ máy” làm việc chăm chỉ.

Đầu tiên, nhãn hàng (Client) sẽ cung cấp cho Agency bản brief – bản tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ những thông tin mà Agency sẽ dựa trên đó để lên chiến lược truyền thông và lên ý tưởng sáng tạo cho các nội dung truyền thông. Từ ý tưởng đó, Production House sẽ là người hiện thực hóa, trực tiếp “nhào nặn” để sản phẩm nên hình nên dạng, đẹp lung linh như những gì chúng ta thấy, thông qua thiết kế, quay, dựng, xử lý hậu kì, v.v…

Sau vài (trăm) lần chỉnh sửa, phê duyệt bởi các bên thì quảng cáo sẽ được phát hành và đưa đến tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Khái niệm và những công việc mà production house thường làm
nguồn ảnh: filmciti

III. Những vị trí trong production house

Với sự phát triển của ngành công nghiệp quảng cáo, ngày càng nhiều các cơ hội nghề nghiệp và vị trí được mở ra và chào đón các bạn trẻ tài năng, sáng tạo, và đầy nhiệt huyết đến với các Production House.

Để có được những sản phẩm chất lượng, bên trong bộ máy của Production House là một đội ngũ đông đảo, gồm Director, D.O.P, Art Director, Producer, Production Manager, Production Designer, Location Manager, Props Master, Make up, Stylist, Post Producer, Offline Editor, Online Artist, CG, VFX Artist v.v…

Tùy theo quy mô của từng Production House mà số lượng các vị trí có thể nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, có những cái tên không thể thiếu được trong bất cứ dự án nào.

1. Producer

Producer là người trải nghiệm qua hết các giai đoạn của một quy trình sản xuất, của từng bộ phận để có thể hiểu mọi thứ một cách tổng quan nhất. Bên cạnh đó, Producer phải hiểu rõ về tất cả các thiết bị, máy móc, cũng như xác định được những góc máy đẹp. 

Producer vừa là người quản lý, vừa là người điều phối, cũng vừa là người phối hợp giữa khách hàng với đạo diễn cũng như đoàn phim, để có thể hiểu được những khó khăn, những phát sinh hay những vấn đề có thể xảy ra. Đồng thời, Producer phải là người giải quyết những khó khăn đó, phải hiểu mọi người đang làm gì, tại sao mọi người gặp khó khăn như vậy và nên hỗ trợ bằng cách nào. 

Vậy nên, một Producer thực thụ cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc để có thể hiểu rõ mọi thứ liên quan về ngành Production. 

2. Production Manager

Production Manager là người chịu trách nhiệm đàm phán và thương lượng với các nhà cung cấp và đối tác khác nhau của một dự án. Production Manager là cầu nối giữa Producer, đạo diễn và đoàn phim để đảm bảo các yêu cầu từ Producer, Production Designer, đạo diễn, đoàn phim, D.O.P được đáp ứng ở một chất lượng nhất định.

Ngoài ra, Production Manager cần phải quản lý thời gian tốt, để đảm bảo tất cả các bộ phận trong đoàn phim hoàn thành nhiệm vụ đúng deadline. Họ còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá chất lượng các công việc mà các bộ phận khác trong đoàn phim giao lại cho mình. Production Manager còn là người chịu trách nhiệm giải quyết những khó khăn khi có sự cố xảy ra, hoặc khi có yêu cầu mới từ phía khách hàng, hoặc những thay đổi bất ngờ từ đạo diễn. 

3. Bộ ba sáng tạo – Đạo diễn, D.O.P và Production Designer

Bộ phận sáng tạo đóng một vai trò rất quan trọng trong các dự án sản xuất, với sự góp mặt của đạo diễn, D.O.P, và Production Designer. 

Đạo diễn đảm nhận truyền tải, xây dựng ý tưởng và kịch bản dựa trên yêu cầu agency và khách hàng đưa ra. 

D.O.P là người chịu trách nhiệm về ánh sáng, góc máy… để chọn ra và truyền tải những góc đẹp nhất về mặt hình ảnh khi đang on-set. 

Production Designer là người quyết định cái “đẹp” của một thước phim thông qua setup bối cảnh, quyết định vị trí đặt góc máy và cùng D.O.P thống nhất xử lý bối cảnh để thể hiện ý tưởng kịch bản một cách đẹp nhất và rõ nét nhất. Ngoài ra, Production Designer cũng sẽ là người chịu trách nhiệm về toàn bộ về mặt art của một dự án sản xuất, từ trang phục đến makeup đến set design… Từ đó, bộ ba sáng tạo này sẽ truyền tải những thứ đẹp nhất về mặt hình ảnh để đáp ứng được yêu cầu mang tính chất lượng của khách hàng.

4. Hậu kì

Bộ phận không kém phần quan trọng trong Production House chính là hậu kì. Trong đó, người chịu trách nhiệm quản lý chính dòng chảy công việc và thời gian của mọi người trong đoàn phim, người điều phối ai sẽ làm công việc gì chính là Post Producer. Post Producer cần phải rất am hiểu về hậu kì, dựng phim, làm hiệu ứng VFX,… để hiểu mỗi công việc cần bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nhân sự và công cụ hỗ trợ. 

Các giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất càng chỉn chu và có sự tính toán trước thì khâu hậu kì sẽ càng đỡ vất vả. Do đó, Post Producer cần có sự phối hợp tốt với Producer và team sáng tạo để tiết kiệm công sức của cả đoàn phim.

Đọc thêm: Khai Quật Các Loại Hình Agency Hot Nhất

IV. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành production

Với sức nóng của ngành truyền thông quảng cáo thì Production House đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, muốn được trải nghiệm và theo đuổi. Bản thân các công ty Production cũng đang trong tình trạng “mong ngóng” nhân tài. 

Vậy một câu hỏi đang gây nhiều tò mò chính là “Học ngành gì để có thể bước chân vào thế giới Production House?”. Câu trả lời ở đây là học bất cứ ngành nghề nào cũng có thể theo đuổi ngành Production, miễn là đam mê và nhiệt huyết của bạn đủ lớn.

Bạn có thể bổ sung kiến thức và kĩ năng trong các khóa học dài hoặc ngắn hạn, và thực tập tại các Production House để được cọ xát với công việc thực tế.

Nếu bạn đang là newbie với mong muốn trải nghiệm và được thử sức với ngành Production House, bạn có thể tham gia thực tập trải nghiệm ở các vị trí như Casting Director, người hướng dẫn các diễn viên biểu đạt diễn xuất, thiết kế phục trang, stylist makeup…

Đây chính là cơ hội lớn để các bạn trẻ được cọ xát với nghề, được quan sát và học hỏi từ các anh chị đi trước, được có cơ hội để góp mặt và thực hành trong các dự án thực tiễn để trau dồi kiến thức và những kỹ năng đặc trưng thiết yếu cho bản thân. Nhờ đó, bạn sẽ hiểu được toàn bộ những giai đoạn của một quy trình sản xuất và thực tiễn nó được vận hành ra sao. 

Để trở thành một người xuất sắc dù ở bất kì vị trí nào trong ngành Production, bên cạnh những kỹ năng và kinh nghiệm, bạn phải thực sự yêu nghề, luôn đặt tâm huyết và sự nghiêm túc cho mỗi dự án mình đảm nhận. 

Hiện nay, với sự sôi động của thị trường truyền thông quảng cáo nói chung hay ngành Production nói riêng thì có rất nhiều công ty đã tạo được uy tín vững chắc trên thị trường. Những doanh nghiệp đình đám trong ngành Production tại thị trường Việt Nam có thể kể đến những cái tên như May Production, Đông Tây Promotion, Zoomations Promotion, TPG Films, iFocus Media, Alien Media, Group Cast Media, Starling Production, Color Media, Tứ Vân Media, Dukick Film, Filmciti, Vietstarmax… 

AIM Academy hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được góc nhìn rõ nét hơn về Production House.

Ngoài ra, nếu bạn còn đang tìm hiểu hay quan tâm đến những mảng màu khác của thế giới Marketing & Communication, hãy bắt đầu với một khóa học marketing ngắn hạn như HANDS-ON MARKETING tại AIM nhé!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!