Hãy xem xét kỹ hơn ý nghĩa của việc trở thành một growth marketer, và AIM sẽ nêu bật những đặc trưng cụ thể, giúp bạn hình dung rõ hơn về growth marketer thông qua chiếc CV dưới đây!
I. Growth marketer là ai?
Đầu tiên, AIM sẽ nhắc lại khái niệm về Growth marketing – hay marketing tăng trưởng – là quá trình sử dụng dữ liệu thu được từ các chiến dịch marketing và thử nghiệm để thúc đẩy tăng trưởng.
Và growth marketer sẽ là là người lập kế hoạch, phân tích, thử nghiệm liên tục để tìm ra cách làm hiệu quả nhất, tăng trưởng nhanh nhất.
Khác biệt giữa marketer và growth marketer
PHÂN BIỆT |
MARKETER |
GROWTH MARKETER |
Mục tiêu |
Phục vụ mục tiêu kinh doanh (doanh số,…) thông qua việc “bán” sản phẩm / dịch vụ |
Phục vụ mục tiêu TĂNG TRƯỞNG kinh doanh: bao gồm cả vấn đề “bán” sản phẩm, nhưng kèm theo nhiều yếu tố khác ở mức độ “sâu” hơn: phát triển sản phẩm, thử nghiệm người dùng,… |
Trách nhiệm |
Cố gắng bán một sản phẩm đã hoàn thành |
Giúp thiết kế một sản phẩm dựa trên những gì khách hàng yêu cầu |
Đo lường |
Tập trung vào các thước đo: nhận thức thương hiệu, tạo khách hàng tiềm năng, doanh số,… |
Tập trung vào các thước đo: chi phí thu hút khách hàng, tỷ lệ giữ chân khách hàng,… |
Chiến lược |
Thường sử dụng các chiến lược “sẵn có”: quảng cáo, email,… |
Tìm kiếm và sử dụng các chiến lược và chiến thuật mới |
Hợp tác |
Làm việc chặt chẽ với các nhóm bán hàng, nhóm sản phẩm và các bên liên quan khác để tạo và thực hiện chiến dịch marketing |
Cũng hợp tác với những bên sản phẩm nhưng làm việc gần hơn với các nhà phân tích dữ liệu và kỹ sư để phát triển, thử nghiệm các tính năng sản phẩm mới. |
Như bạn có thể thấy, về tổng thể, dù tồn tại những điểm tương đồng với marketer, growth marketer có xu hướng tập trung hơn vào tăng trưởng nhanh chóng và bền vững thông qua các thử nghiệm, phân tích dữ liệu và phát triển sản phẩm.
Hay nói đơn giản, ta có công thức sau: “30% marketing + 70% analytics = Growth Marketing”
II. Growth marketing Executive làm gì?
Vậy, growth marketer làm gì trong bộ phận Marketing?
Như đã đề cập, Growth Marketer là người chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm tăng cơ sở người dùng, doanh thu và tăng trưởng tổng thể của một công ty.
Họ thường tập trung vào sử dụng các chiến lược dựa trên dữ liệu để tìm ra cơ hội tăng trưởng và tối ưu hóa các chiến dịch marketing và các sáng kiến liên quan đến tăng trưởng khác. Một số nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của một Growth Marketing Executive có thể bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích hành vi của khách hàngđể xác định các lĩnh vực cho tăng trưởng.
- Xây dựng và thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên nhiều kênh (ví dụ: mạng xã hội, email, quảng cáo trả tiền, vv.) để thu hút người dùng hoặc khách hàng mới.
- Tiến hành kiểm tra A/B để tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị và các sáng kiến khác liên quan đến tăng trưởng.
- Hợp tác với các nhóm sản phẩm để phát triển và tung ra sản phẩm hoặc tính năng mới để thúc đẩy tăng trưởng.
- Phân tích dữ liệu để đo lường thành công của các sáng kiến tăng trưởng và đưa ra đề xuất để cải thiện tiếp.
- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các đối tác quan trọng, những người có ảnh hưởng hoặc các bên liên quan khác có thể giúp đẩy mạnh tăng trưởng.
Nhìn chung, một nhà tiếp thị phát triển là một thành viên quan trọng của đội ngũ tiếp thị của một công ty, chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng và doanh thu bền vững thông qua các sáng kiến chiến lược dựa trên dữ liệu.
Lưu ý:
Growth marketer có quan tâm đến vấn đề doanh số hay không? – Có, nhưng ở một mức độ khác, cùng nhiều tính chất đặc thù trong công việc khác.
Trong khi marketing truyền thống tập trung vào vấn đề tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm, dịch vụ; thì Growth Marketing, ở mức độ toàn diện hơn, không chỉ tập trung vào bán hàng mà còn tập trung vào việc tìm ra cách hiệu quả nhất để thúc đẩy doanh thu và tăng trưởng trong môi trường kinh doanh.
III. Lộ trình sự nghiệp của growth marketer
Thông thường một growth marketer (GM) có thể có lộ trình thăng tiến như sau:
Junior Growth Marketing (hay GM Executive) → Senior Growth Marketing Executive → Growth Marketing Manager → Director of Growth Marketing hoặc CMO (Chief Marketing Officer)
Mỗi cấp bậc sẽ đòi hỏi về trình độ chuyên môn, kỹ năng khác nhau, nhưng nhìn chung, để trở thành một Growth Marketing Executive, bạn cần đáp ứng những tiêu chí nhất định.
Câu hỏi có thể bạn sẽ quan tâm: Mất bao lâu để trở thành Growth Narketing Manager?
Nhìn chung, khoảng thời gian phổ biến cho hành trình trở thành một growth marketing manager sẽ rơi vào từ 3 đến 5 năm hoặc hơn. Khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Học vấn/trình độ giáo dục: Nhiều manager có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực marketing, kinh doanh hoặc liên quan. Tùy thuộc vào trình độ giáo dục bạn theo đuổi, quá trình “tìm bằng” này có thể mất từ 2-4 năm hoặc hơn.
- Kinh nghiệm làm việc: Để có thể trở thành một manager “đúng nghĩa”, bạn cần vài năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing – đồng nghĩa với việc đã “kinh” qua một số vị trí, vai trò “cơ bản” như marketing coordinator, marketing specialist, digital marketer,… Tùy thuộc vào việc bạn tiến bộ nhanh chóng qua các vai trò này, có thể mất từ 2-5 năm hoặc hơn để có đủ kinh nghiệm.
- Phát triển chuyên môn: Điều này có thể bao gồm tham dự các hội thảo, hội nghị hoặc chương trình đào tạo để học các kỹ năng mới và cập nhật xu hướng ngành. Tùy thuộc vào thời gian bạn dành cho phát triển chuyên nghiệp, điều này có thể mất từ 1-3 năm hoặc hơn.
Tất nhiên, trên đây chỉ là những con số mang tính chất “tham khảo”. Một điều tất yếu luôn xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp: Để trở thành một Manager, bạn cần một khoảng thời gian nhất định để trau dồi và chứng minh bản thân.
Tuy nhiên, nếu bạn tận tâm và tập trung vào mục tiêu của mình, bạn có thể thăng tiến và đạt được vị trí này trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
IV. Tuyển dụng lĩnh vực Growth Marketing
Trên thực tế, dù khá “mới” trên “sân chơi” rộng lớn của marketing, nhưng việc tuyển dụng nhân sự trong growth marketing có thể là một thử thách cho cả hai phía – nhà tuyển dụng lẫn ứng viên:
- Nhu cầu cao về ứng viên có kỹ năng: nhu cầu cao về ứng viên có kỹ năng phù hợp về tiếp thị, phân tích dữ liệu và quản lý dự án.
- Yêu cầu kỹ năng liên tục thay đổi, cập nhật: Các kỹ năng cần thiết cho Growth Marketing liên tục thay đổi khi công nghệ và chiến lược mới xuất hiện.
- Thị trường việc làm cạnh tranh cao.
- Thiếu các chương trình đào tạo hình thức: Hiện nay, ít có các chương trình đào tạo hình thức được tập trung vào Growth Marketing, gây khó khăn cho các công ty trong việc tìm kiếm ứng viên với nền tảng giáo dục phù hợp.
Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội trên các nền tảng tìm kiếm việc làm (TopCV, vietnamworks,…). Tuy nhiên, việc trở thành “thành viên” chính thức của doanh nghiệp lại là câu hỏi không có câu trả lời chắc chắn – tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của bạn
V. Growth Marketing Executive có job description ra sao?
Đây là một chiếc JD (job description – bản mô tả công việc) ví dụ về Growth Marketer mà bạn có thể tham khảo:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
YÊU CẦU CÔNG VIỆC
|
Và ở cấp độ cao hơn, đây là bản mô tả của một Growth Marketer cấp cao (Senior, Manager,…):
MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
YÊU CẦU CÔNG VIỆC:
|
Phần 1 tạm dừng lại tại đây. Mời bạn đọc tiếp phần 2 để khám phá những điều kiện cần và có để trau đồi và tự tin nộp CV, chinh phục nhà tuyển dụng.
Đọc ngay: CV của 1 Growth Marketing Executive có gì? (Phần 2)
Có thể thấy, growth marketing là là một trong những công việc vô cùng khó đòi hỏi tư duy quan sát, phân tích dữ liệu và thấu hiểu thị trường. Nếu bạn là sinh viên, người trái ngành có định hướng theo đuổi growth marketing, tham khảo ngay khoá học HANDS-ON MARKETING để nhảy vào ngành “bách phát bách trúng” nhen.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!