CV Của 1 Growth Marketing Executive Có Gì? (Phần 2)

Hãy xem xét kỹ hơn ý nghĩa của việc trở thành một growth marketer, và AIM sẽ nêu bật những đặc trưng cụ thể, giúp bạn hình dung rõ hơn về growth marketer thông qua chiếc CV dưới đây!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Tiếp nối phần 1 của bài viết về CV của growth marketer, phần 2 sẽ đề cập đến những kinh nghiệm, kỹ năng, bằng cấp và đặc biệt là cách self-marketing như thế nào để ghi điểm cao và tạo dấu ấn trong mắt NTD, làm tăng khả năng nhận việc của bạn. Bắt đầu ngay!

VI. Kinh nghiệm của growth marketer

quy trình growth marketing cần làm

Để “hành nghề” Growth Marketing thì cần kinh nghiệm gì? Hay cụ thể hơn, chúng ta cần tích lũy kinh nghiệm gì để đáp ứng bộ JD phức tạp trên?

Trước hết, một Growth Marketing Executive cần kiến ​​thức nền tảng vững chắc về marketing, đặc biệt về digital marketing.

Không như đối với vị trí Marketing Executive hay vị trí mang tính đặc thù như Digital Marketing Executive, việc sở hữu kiến thức nền về cả hai loại chính là điều kiện bắt buộc đối với một growth marketer. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm liên quan có thể bao gồm:

  • Phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing đa kênh (landing page, SEO, content, email,…)
  • Tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường.
  • Quản lý các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số (Google Ads, Facebook Ads).
  • Sử dụng các công cụ phân tích, chẳng hạn như Google Analytics và Adobe Analytics, để theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị.
  • Phối hợp với các nhóm khác – chẳng hạn như phát triển sản phẩm hay bộ phận bán hàng – để đảm bảo sự liên kết trong các chiến lược marketing.

VII. Kỹ năng của growth marketer

Growth marketer cần sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng về marketing lẫn digital marketing

Chính vì đòi hỏi cả “marketing” và “digital marketing” cùng lúc, growth marketer cần sở hữu nhiều kỹ năng đa dạng, bao gồm cả kỹ năng về mặt kỹ thuật và kỹ năng mềm.

Kỹ năng kỹ thuật có thể bao gồm:

  • Các kỹ năng trên nền tảng digital: social media marketing, email marketing, SEO,…
  • Kiến thức về các nền tảng, công cụ tự động hóa: HubSpot, Marketo,…
  • Có kinh nghiệm với Testing A/B – một trong những yếu tố cốt lõi của growth marketing – và tối ưu hóa.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu tốt: sử dụng Excel và các công cụ phân tích khác…
  • Quen thuộc với các hệ thống CRM, chẳng hạn như Salesforce và Microsoft Dynamics

Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng đối với những Growth Marketing Executive, vì họ sẽ phải làm việc hiệu quả với các nhóm đa chức năng và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng.

Các kỹ năng mềm chính có thể bao gồm:

  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc, bao gồm giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói
  • Tư duy phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Sáng tạo và khả năng suy nghĩ vượt trội
  • Khả năng thích ứng và khả năng làm việc trong môi trường có nhịp độ nhanh

VIII. Bằng cấp/ chứng chỉ của growth marketer

Lĩnh vực marketing tăng trưởng vẫn khá mới mẻ, và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đến từ các lĩnh vực đa dạng như marketing, kỹ thuật, khoa học dữ liệu hoặc quản lý sản phẩm. Vậy nên, sẽ không có bằng cấp cụ thể nào để trở thành một growth marketer.

Tuy nhiên, một bằng cấp hoặc nền tảng về marketing, kinh doanh, khoa học máy tính hoặc thống kê có thể hữu ích đối với những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Một số khóa học liên quan có thể giúp ích cho bạn trong quá trình hành nghề, bao gồm các khóa học về digital marketing, phân tích dữ liệu – data analytics, tư duy về chiến lược truyền thông – strategic communication, hành vi người tiêu dùng, phát triển sản phẩm, thiết kế trải nghiệm người dùng…

IX. Self marketing như thế nào trong CV giành được điểm nổi bật hơn ứng viên khác?

Self marketing như thế nào trong CV Growth Marketing giành được điểm nổi bật hơn ứng viên khác

Ngoài một tấm bằng hay chứng chỉ chính thức, việc bạn có độ dày nhất định trong kinh nghiệm thực tế với các chiến dịch marketing, phân tích dữ liệu và phát triển sản phẩm cũng có thể là một “điểm cộng” bạn có thể “khoe” với nhà tuyển dụng.

Nhiều công ty cũng đánh giá cao các kỹ năng như sáng tạo, tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề và tính thích nghi trong việc tuyển dụng vị trí Growth Marketing Executive.

Vì vậy, nếu không sở hữu những điều kiện hữu hình (bằng cấp, chứng chỉ,…), bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng với những thành tích cụ thể trong công việc.

Thành tích có thể bao gồm:

  • Tăng lưu lượng truy cập trang web, mức độ tương tác và chuyển đổi: các chỉ số tăng từ […] đến […]; conversion rate bao nhiêu;…
  • Cải thiện việc thu hút và giữ chân khách hàng thông qua việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số được nhắm mục tiêu: thông qua đa dạng hóa nội dung, phát triển nội dung mang tính tương tác cao,…
  • Tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc tối ưu hóa các chiến dịch marketing và phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • Nâng cao nhận thức và danh tiếng thương hiệu thông qua việc phát triển và thực hiện các chiến dịch quan hệ công chúng và thương hiệu thành công: tổ chức sự kiện, workshop,…

Khi liệt kê những thành tích trong CV, growth marketer nên định lượng kết quả của họ càng nhiều càng tốt. Ví dụ: chúng có thể bao gồm các số liệu cụ thể như phần trăm tăng lưu lượng truy cập trang web hoặc tăng trưởng doanh thu…

Những con số, chỉ số không biết “nói dối” – dù có thể không đánh giá “đúng” 100% vì chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác, nhưng chúng sẽ minh họa một cách toàn diện và cụ thể nhất cho năng lực cá nhân của bạn; đặc biệt đối với lĩnh vực Growth Marketing rất coi trọng vấn đề tăng trưởng, phát triển bền vững.

Đọc thêm: Case Study Growth Marketing – Cách Duolingo Tăng Trưởng 450% User Trong 4 Năm

X. Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ “nguyên liệu” giúp bạn có thể xây dựng chiếc CV như ý, đồng thời có thể giúp bạn định hướng lộ trình sự nghiệp cá nhân trong lĩnh vực này trong tương lai. 

Nếu bạn đang băn khoăn về việc trở thành một marketer hay growth marketer, đây sẽ là câu trả lời tóm gọn dành cho bạn:

Bạn có thể định hướng trở thành ‘marketer’ khi:

  • Bạn làm việc một doanh nghiệp lớn, có uy tín và có một chiến lược marketing tổng thể.
  • Phạm vi tiếp cận cao và xây dựng thương hiệu là trọng tâm chính của bạn.

Bạn có thể định hướng trở thành ‘growth marketer’ khi:

  • Bạn yêu thích việc khám phá những ý tưởng, khái niệm hoặc mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.
  • Bạn muốn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
  • Bạn quan tâm nhiều hơn về những chỉ số dữ liệu

Tóm lại, hãy xác định cụ thể lĩnh vực bạn muốn theo đuổi trước, rồi mới tiến đến những bước phát triển, trau dồi về kỹ năng, kinh nghiệm; và cuối cùng là xây dựng một chiếc CV phù hợp và nổi bật.

Với một CV được soạn thảo tốt, một growth marketer có thể định vị bản thân như một tài sản quý giá đối với bất kỳ công ty nào đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng thông qua các chiến thuật tiếp thị chiến lược.

Những khoá học tại AIM Academy

Nếu bạn chưa biết phát triển kinh nghiệm, kỹ năng từ đâu, AIM có những khóa học phù hợp với những yêu cầu trong lĩnh vực Growth Marketing như:

  • Về marketing tổng quan: khóa học HANDS-ON MARKETING sẽ cung cấp kiến thức nền tảng về marketing chuẩn quốc tế, từ đó trang bị cho bạn nền tảng tốt nhất.
  • Về digital marketing: khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT sẽ giúp người học tiếp nhận đáng kể lượng kiến thức nền tảng về digital, công cụ digital, trải nghiệm của người dùng trên môi trường digital, nội dung, thiết bị di động và những xu hướng công nghệ mới nhất.
  • Về tư duy chiến lược: khóa học STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING tại AIM Academy sẽ giúp học viên nắm vững phương pháp phát triển kế hoạch truyền thông (communication plan) dựa trên am hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và tâm lý người tiêu dùng.

Điềm form thông tin nhận tư vấn bắt đầu học ngay để bắt đầu hành trình xây dựng một chiếc CV “xịn sò” cho chính bạn ngay hôm nay!