Giải mã cặp anh em cùng cha khác mẹ UX, UI

Có thể nói UX - User Experience và UI - User Interface như một cặp sinh đôi khi hai khái niệm này luôn được nhắc đến cùng nhau. Vậy UX - UI là gì?
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Có thể nói UX – User Experience và UI – User Interface như một cặp sinh đôi khi hai khái niệm này luôn được nhắc đến cùng nhau. Vậy UX – UI là gì? Liệu UX và UI có thật sự là một cặp sinh đôi không? Đọc bài viết nhé.

I. UX là gì?

UX – User Experience hay còn được hiểu là trải nghiệm người dùng. UX design – thiết kế trải nghiệm người dùng là quá trình tạo ra các sản phẩm mang tính chất trải nghiệm cho người dùng giúp tăng tương tác giữa khách hàng và các hoạt động của một công ty hay thương hiệu nào đó. Trên thực tế, UX có thể áp dụng vào tất cả mọi thứ mà con người có thể trải nghiệm – nó có thể là một website, một chiếc máy tính, hay một buổi mua sắm tại trung tâm thương mại.

Theo đó, công việc của một UX designer không chỉ tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm cho khách hàng mà còn là tối ưu hoá nó một cách hiệu quả nhất. Để tăng hiệu quả trải nghiệm người dùng, UX cần tập trung 3 yếu tố:

  • Value – Sản phẩm cung cấp những giá trị gì cho người dùng?
  • Usability – Website có dễ sử dụng và tính ứng dụng cao không?
  • Adoptability – Liệu người dùng có sử dụng sản phẩm của mình hay không?
  • Desirability – Những trải nghiệm này có mang lại ý nghĩ và tạo sự kết nối với người dùng hay không?

 Các công việc thuộc UX bao gồm:

  • Functional listing: Liệt kê các chức năng cần có để phục vụ mục đích của website đó
  • Information architecture (IA): Sắp xếp nội dung và trình tự của website dựa trên nghiên cứu, từ đó cân bằng được mong muốn/mục đích của người dùng với doanh nghiệp
  • Thiết kế Sitemap – bản đồ trang 
  • Thiết kế Wireframe – khung trang 
Định nghĩa của UX và 3 yếu tố cần tập trung để tăng hiệu quả trải nghiệm người dùng

II. UI là gì?

UI – User interface hay còn được hiểu là giao diện người dùng là hình thức tương tác và giao tiếp giữa người dùng và giao diện của các thiết bị điện tử như màn hình, website, app. Công việc chính của những UI designer – người thiết kế giao diện người dùng bao gồm Thiết kế trực giác (Visual Design) và Thiết kế tương tác (Interaction Design) nhằm tinh chỉnh các tương tác, màu sắc, điểm nhấn, qua đó, tạo ra những trải nghiệm về mặt thị giác và điều hướng hành động của người dùng để phù hợp với mục đích của thương hiệu. 

UI – Giao diện người dùng bao gồm hardcore input – phần cứng đầu vào ( các thiết bị điều khiển như bàn phím, chuột hoặc cần điều khiển) và hardcore output – phần cứng đầu ra (thiết bị cung cấp thông tin cho người dùng như màn hình, loa âm thanh hoặc máy in). Thiết bị đầu vào hoạt động cùng với thiết bị đầu ra giúp người dùng có thể điều khiển máy móc một cách dễ dàng. 
Có nhiều loại giao diện người dùng khác nhau nhưng phổ biến nhất là 3 loại giao diện sau: 

  • Command line interface – giao diện dòng lệnh
  • Graphic user interfaces – giao diện người dùng đồ họa
  • Voice-enabled user interface – giao diện người dùng hỗ trợ giọng nói.

Để có được những sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người dùng, hầu hết các sản phẩm của giao diện người dùng sẽ được kiểm tra và dùng thử trước khi đưa vào thực tiễn.

Đọc thêm: 10 Chiến Lược App Marketing Phổ Biến

III. Liệu UX và UI có phải là một cặp sinh đôi? 

UI và UX đều có chung mục đích nhưng khác hướng tập trung
nguồn ảnh: careerbuilder

UX và UI có thể xem như một cặp sinh đôi cùng cha khác mẹ bởi cả hai đều hướng đến một mục đích chung là đem lại cho người dùng những trải nghiệm về sản phẩm, từ đó, tạo ra doanh thu và tương tác giữa khách hàng và sản phẩm.

Tuy nhiên, trong khi UX tập trung vào việc TỐI ƯU HOÁ SỰ HIỆU QUẢ VÀ CÁC TÍNH NĂNG của sản phẩm thì UI tập trung vào mặt THẨM MỸ VÀ THIẾT KẾ của sản phẩm đó.

Vậy đâu là những tiêu chí để phân biệt UX design và UI design?

IV. UX design và UI design đóng vai trò gì trong marketing?

UX và UI đóng một vai trò vô cùng quan trong trong marketing bởi đây là những “điểm chạm” trực tiếp giữa thương hiệu/sản phẩm với khách hàng/người dùng. 

Người ta thường nói “trăm nghe không bằng một thấy” thì trong marketing cũng vậy. Dù người dùng có nghe bao nhiêu quảng cáo hay về sản phẩm nhưng trải nghiệm của họ về thương hiệu đó không tốt thì tỷ lệ quay lại sử dụng thương hiệu là con số 0. Sau đây là 3 lý do vì sao UX design đóng vai trò quan trọng trong marketing: 

Thiết kế UX hiệu quả giúp cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng 

Tối ưu được thiết kế UX đồng nghĩa với việc tối ưu công cụ tìm kiếm : Việc có trải nghiệm người dùng tốt sẽ thúc đẩy người dùng xem qua nội dung của website và muốn tìm hiểu sâu hơn thông tin những sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Từ đó, Google sẽ tự động hiển thị nhiều nội dung liên quan trên web của người dùng.

Tối ưu hoá UX trên giao diện điện thoại giúp tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng: 

  • 67% người dùng điện thoại thừa nhận thích mua đồ trên các website thiết kế riêng cho giao diện điện thoại.
  • 48% người dùng điện thoại cảm thấy khó chịu khi sản website không được thiết kế dành riêng cho giao diện điện thoại.

Bên cạnh những ưu tiên về tính năng và trải nghiệm sản phẩm, người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ còn quan tâm đến tính thẩm mỹ của những sản phẩm mình sử dụng bởi chúng như một cách để thể hiện dấu ấn riêng của bản thân. Và UI design được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ấy của khách hàng cũng như gia tăng sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu trên các nền tảng số. 

Đọc thêm: Áp Dụng eSports Marketing Để Tăng Trưởng

V. Con đường để trở thành một UX/UI designer 

Có thể nói UX và UI Designer đang là một xu hướng nghề nghiệp hiện nay khi mà tốc độ tăng trưởng của mạng xã hội và công nghệ số đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp và mức đãi ngộ cho ngành này được xem là khá cao. Có rất nhiều con đường để trở thành một UX/UI Designer, sau đây là một số lộ trình phổ biến nhất để trở thành một UX/UI Designer:

UX Designer: 

  • Kỹ thuật: Nếu bạn thích làm việc với tư cách là một nhà thiết kế UX, bàn cần có những kiến thức chuyên môn về UX trong các lĩnh vực sau: thiết kế tương tác, thiết kế GUI hoặc thiết kế đồ họa, phát triển thiết bị di động, thiết kế ứng dụng hoặc thiết kế trò chơi điện tử.
  • Quản lý: Nếu bạn tự tin với kỹ năng quản lý, lãnh đạo thì đây chính là lộ trình phù hợp với bạn: Bạn có thể bắt đầu từ vị trí thiết kế UX đến người quản lý UX và sau đó là giám đốc UX. Ở vị trí này, Bạn sẽ đảm nhận vai trò định hướng kinh doanh và tham gia nhiều hơn vào việc tuyển dụng, phân bổ nguồn lực và tạo động lực cho nhóm. Con đường này đòi hỏi khả năng lãnh đạo bẩm sinh và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ.

UI Designer:

  • Cũng như UX Designer, UI Designer cũng cần trang bị những kiến thức chuyên môn về ngành nghề này, cùng với đó là những kiến thức về nghệ thuật. 
  • Ngoài những kiến thức chuyên ngành thì thẩm mỹ và phong cách cá nhân của những designer này cũng được đánh giá cao bởi đây chính là điểm nhấn cho mỗi sản phẩm của họ. 
  • Đối với designer, sản phẩm chính là nấc thang đánh giá năng lực của họ. Vì vậy, việc xây dựng portfolio là rất cần thiết để xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho một UI Designer. 

Website và trải nghiệm người dùng là một mảng màu vô cùng “quyến rũ” trong marketing chứ không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ.

Để nhận những tin tức mới nhất từ AIM, bạn hãy để lại thông tin tại mục Nhận bản tin ở cuối trang AIM Academy nhé.