10 Chiến Lược App Marketing Phổ Biến

App Marketing Strategies đang trở thành xu hướng, nhưng dân Marketer đang loay hoay không phải đưa ra kế hoạch nào cho hay ? AIM sẽ đề xuất cho bạn vài chiến lược phổ biến nhất.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Smartphones là một trong những thiết bị tiện dụng nhất đối với thời đại này. Các thiết bị này cho phép người dùng có thể làm nhiều hơn là chỉ kết nối người thân, bạn bè, hay đối tác trên khắp thế giới, mà hiện tại nó còn hỗ trợ người dùng mua sắm, thanh toán hóa đơn, và thậm chí điều khiển các thiết bị khác từ xa.

Ngoài ra, với hơn 50% dân số thế giới sở hữu ít nhất một chiếc smartphone, mobile marketing là công cụ hữu ích đối với thị trường marketing tương lai.

Với app là cầu nối duy nhất để tiếp cận tới khách hàng, doanh nghiệp cần biết nhiều cách marketing ứng dụng để phát triển chiến lược tổng thể, mang lại thành công cho chiến dịch. Dưới đây là 10 chiến lược App Marketing mà bạn cần biết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và tăng cường hiệu quả truyền thông. 

I. Áp dụng chiến lược Full funnel 

So với phễu marketing truyền truyền thống, app marketing strategy sử dụng marketing toàn phễu (Full Funnel Strategy) với các kênh phân phối mới để tương tác tới tối đa khách hàng, thuyết phục họ tiếp tục khám phá ứng dụng và đồng thời duy trì luồng khách hàng mới.

Trên ứng dụng điện thoại, thời điểm gian quyết định tải xuống thường ngắn hơn nhiều so với thời gian bán hàng của doanh nghiệp. Do vật, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều điểm chạm (touchpoint) để gia tăng thời gian người dùng tiếp xúc và khám phá ứng dụng. 

Một số gợi ý về điểm chạm cho doanh nghiệp của bạn giúp thuyết phục khách hàng tiềm năng khám phá app:

  • Word of Mouth (WOM): Truyền miệng từ người thân, bạn bè, người quen,…
  • Social media sites: Mạng xã hội
  • Website, landing page
  • KOL/ KOC
  • Email, text​

Đọc thêm: Tận dụng Paid – Owned – Earned Media đúng cách khi tăng trưởng user cho app

II. Nâng cao User Accquisition 

Tùy thuộc vào loại app của doanh nghiệp bạn, sự chuyển đổi khách hàng sẽ có các hình thức khác nhau. Nó có thể là bất kỳ hành động nào được người dùng thực hiện trong app như tải xuống, subscribe, hoặc mua hàng trong app,… Bạn có thể theo dõi các chỉ số chuyển đổi hiện tại để đánh giá tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xác định chiến lược marketing phù hợp giúp thu hút và chuyển đổi khách hàng.

Dựa trên mô hình Pirate Metrics của Dave McClure, quá trình khách chuyển đổi của khách hàng gồm 5 bước: Acquisition (chuyển đổi), Activation (kích thích), Retention (duy trì), Revenue (lợi nhuận)Referral (giới thiệu).

Các doanh nghiệp nhỏ hay startup thường chú trọng vào khâu đầu – acquisition vì đây là bước đầu giúp khách hàng biết đến thương hiệu.

định nghĩa về user accquisition và những chiến lược marketing cho app giúp tăng user accquisition

Một số chiến lược marketing cho app giúp doanh nghiệp tăng cường user acquisition:

  • Quan hệ đối tác phân phối (distribution deals)

Giúp đưa app tới lượng lớn người dùng hoặc đối tượng doanh nghiệp đang muốn hướng tới. Chiến thuật này phù hợp với các công ty startup hoặc các công ty nhỏ không có nguồn user phong phú. Thông qua hình thức hợp tác, các doanh nghiệp có thể trao đổi giá trị và cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

  • Content Indexing

Internet là nguồn thông tin hiệu quả với số lượng khổng lồ người dùng. Do vậy, khi app của bạn được các công cụ tìm kiếm như Google, Bing cập nhật từ khóa vào Search engine, doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn, tạo cơ hội để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, đối với sự phát triển của thời kỳ số và digital touchpoint, acquisition lại được coi là khâu đơn giản nhất và có nhiều khuyết điểm bởi vì nó chỉ chú trọng vào việc mô tả các bước mà người tiêu dùng tương tác với ứng dụng thay đưa ra thông tin giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Do vậy, các thương hiệu cũng cần áp dụng nhiều chiến lược tiếp thị khác ở các bước còn lại của quá trình chuyển đổi khách hàng.

Đọc thêm: CAC và CLV là gì?

III. Đẩy thông báo – Enable push notifications

Đẩy thông báo (Push notification) là hoạt động đăng tin nhắn hoặc cảnh báo của ứng dụng xuất hiện trên thiết bị smartphone của người dùng ngay cả khi họ không thường xuyên sử dụng app. Theo thống kê từ E-goi, 90% số lượng push notification được người dùng xem, trong khi chỉ có 78,9% số lượng email được mở ra và đọc. Điều này cho thấy chiến lược marketing cho app này có thể nhắc khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn và khuyến khích họ sử dụng ứng dụng với tần suất lớn hơn.

định nghĩa về enable push notification và lợi ích của việc sử dụng chiến dịch marketing này cho app

IV. Tối ưu hóa App Store – Focus on Aso 

Giống như SEO, tối ưu hóa trên App Store (App Store Optimization – ASO) là chiến lược app marketing quan trọng nếu như doanh nghiệp của bạn muốn ứng dụng xuất hiện trên Top tìm kiếm của App Store hay CH Play.

Nghiên cứu của Google cho thấy rằng 40% số lượng ứng dụng được người dùng tải xuống và sử dụng là đến từ app store search. Ngoài ra, truy vấn tìm kiếm (search queries) là một trong những phương pháp phổ biến nhất của việc tìm kiếm trên điện thoại. Chính vì vậy, thứ hạng ASO của ứng dụng càng cao, ứng dụng đó sẽ có nhiều khả năng thu hút được nhiều người dùng hơn, điều đó giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và nổi bật hơn trong thị trường mobile app đầy cạnh tranh.

V. Chạy app Installs Ads

App install ads cho phép người dùng cài đặt app ngay trong quảng cáo. Trong thời đại kỹ thuật số, quảng cáo hiển thị ở khắp mọi nơi. Do vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng điều này và chạy app install ads trên kênh social media hoặc thông qua SEO. Điều này sẽ tăng cường không chỉ traffic cho ứng dụng của bạn mà còn cả những lượt download nữa. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể mua các từ khóa tìm kiếm và phân loại nó để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mong muốn. 

VI. Thuê Social media Influencer

Đối với những marketer ‘lành nghề’, social media là một trong những công cụ chắc chắn không thể bỏ qua khi làm marketing cho bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào của doanh nghiệp. Không chỉ nâng cao brand awareness, social media còn là một ‘mảnh đất kỳ diệu’ để xây dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và phản hồi của người tiêu dùng. Những nhận xét này có thể được dùng làm tư liệu cho thương hiệu cải thiện sản phẩm của mình. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể tích hợp social media vào ứng dụng của mình và cho phép người dùng chia sẻ nội dung trong ứng dụng lên trên mạng xã hội dễ dàng hơn.

Đọc thêmChiến lược cho Social Commerce

VII. Tạo landing page và blog 

Việc thiết lập một trang landing page hay blog cho ứng dụng sẽ giúp người dùng nhận được thông báo về app dễ dàng hơn và không bị bỏ sót như trên mobile web hay laptop. Hình thức này cũng tiết kiệm phí khi thương hiệu có thể dùng SEO để quảng bá tới nhiều khách hàng hơn. Khi tạo landing page, bạn cần chú ý đưa vào các yếu tố về những điều người dùng kỳ vọng ở app, link cài ứng dụng trên App Store hay Google Play,… Thêm vào đó, doanh nghiệp của bạn cũng cần cập nhật thường blog thường xuyên và chia sẻ trên kênh mạng xã hội của ứng dụng. 

VIII. Xây dựng chiến dịch giữ chân người dùng

Tỷ lệ giữ chân (User retention rate) là số lượng người dùng vẫn còn hoạt động sau một thời gian sử dụng app. Theo thống kê của Adjust, khi sử dụng ứng dụng, phần trăm người sử dụng còn lại tùy theo từng lĩnh vực là:

  • Ngày 1: 26%
  • Ngày 7: 11%
  • Ngày 21: 7%
  • Ngày 30: 6%

Việc xây dựng chiến lược app marketing nhằm giữ chân người dùng lâu hơn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được nhiều tương tác và doanh thu hơn từ những khách hàng đang sử dụng và cài đặt app. Ngoài ra, user retention rate cũng thể hiện được những điểm mạnh và điểm yếu của ứng dụng, từ thương hiệu có thể cải thiện và thu hút nhiều người dùng hơn. Ví dụ: nếu tỷ lệ giữ chân giảm mạnh sau ngày 1, doanh nghiệp có thể xác định được vấn đề gây khó khăn cho người dùng nằm ở khâu đăng ký, đăng nhập để thay đổi quy trình của nó. 

IX. Thiết kế Viral loops

Các chiến dịch có tính lan truyền là một trong những app marketing strategy hiệu quả để củng cố brand awareness và thu hút số lượng lớn khách hàng truy cập vào ứng dụng của bạn. Bằng cách tạo nên một tính năng mới khiến người dùng thích thú và nhấn nút share, thương hiệu có thể tạo viral loop và thu về những phản hồi tích cực.

Ví dụ như case study của Dropbox, với chính sách tặng người sử dụng 16GB dung lượng lưu trữ miễn phí khi họ mời thành công bạn bè tham gia ứng dụng, thương hiệu đã thu được số lượng người dùng gia tăng theo cấp số nhân. 

Nhưng, việc tạo nên một chiến dịch viral rất khó. Vậy nên, doanh nghiệp cần một sản phẩm chất lượng và nội dung hấp dẫn lôi cuốn người xem. Hoặc doanh nghiệp có thể áp tổ chức các chương trình khuyến mãi, tổ chức event, hay chương trình referral để tăng hiệu ứng lan truyền, tạo điều kiện để chiến dịch trở nên viral.

tạo viral loop và thu về những phản hồi tích cực

X. Xây dựng Customer Relationship

Việc thay thế một khách hàng đắt gấp 5 lần so với việc giữ chân họ. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lựa chọn các sản phẩm hay dịch vụ tạo ra giá trị tích cực và thể hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Do vậy, các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng này sẽ không chỉ xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng mà còn nâng cao brand awareness.

Để củng cố mối quan hệ với người dùng, bạn có thể áp dụng chiến lược app marketing sau:

  • Giao tiếp trong app

Khi sử dụng smartphone, khách hàng luôn kỳ vọng có thể giao tiếp với nhà cung cấp thông qua các tính năng trong ứng dụng. Do đó, doanh nghiệp cần tạo một cơ sở cung cấp phản hồi để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng. Việc lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

  • Sử dụng tin nhắn được cá nhân hóa

Giống như marketing 1-1, việc cá nhân hóa tin nhắn sẽ thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng và sở thích của họ. Doanh nghiệp càng cá nhân hóa thông điệp của thương hiệu dựa dựa trên dữ liệu khách hàng thì user experience sẽ càng được nâng cao, người dùng càng có xu hướng ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.

Trên đây là các chiến lược app marketing phổ biến trong thị trường ngày nay. AIM Academy hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được các thắc mắc và củng cố thêm kiến thức về Mobile App Marketing. Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn học hỏi thêm về các chiến lược Marketing và các thực thi chúng thì khóa học PERFORMANCE DIGITAL MARKETING sinh ra để dành cho bạn. Hãy đăng ký sớm để được hưởng các ưu đãi của khóa học nha.

Trên đây là những kiến thức bạn cần nắm rõ về các bước và các chiến lược liên quan đến App Marketing. AIM Academy hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn tìm ra các kế hoạch và nắm rõ cách xây dựng một chiến lược App Marketing hoàn thiện. 

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!