Đối lập với sự đình trệ của các sự kiện thể thao ngoài trời trong dịch COVID-19, ngành eSport tiếp tục khởi sắc với mức ghi nhận tổng số khán giả theo dõi tăng lên 495 triệu người trên toàn Thế giới trong năm 2020, trong đó có 222,9 triệu người quan tâm theo dõi thường xuyên. Điều này đã góp phần thúc đẩy eSports trở thành thị trường quảng cáo tiềm năng trong những năm tới.
I. Vậy eSports marketing là gì?
eSports là một môn thể thao điện tử. Nói một cách dễ hiểu hơn, eSports là một trò chơi điện tử đối kháng, nơi mà những người chơi tập trung lại thành các đội và so tài với nhau để tìm ra người chiến thắng. Các game thường được sử dụng trong thi đấu thường là loại game hóa thân, nhập vai vào nhân vật ảo. Người chơi khi thi đấu sẽ thường được yêu cầu về kỹ năng chiến đấu, xây dựng chiến lược cao để chiến thắng đối thủ. Hiện nay, đại diện cho ngành eSports là các loại game phổ biến như: Liên Minh Huyền Thoại, Dota2, PUBG, Fifa,…
Theo thống kê từ Newzoo, tại thị trường Việt Nam, có khoảng 32 triệu người Việt trẻ, tương ứng 30% dân số thường xuyên chơi game và xem eSport. Thống kê này cũng cho thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ người xem eSports cao nhất Thế giới, đứng thứ hai là Trung Quốc.
Đọc thêm: 03 lỗi trong khi lập Deployment Plan Digital
II. eSports marketing – Loại hình marketing mới
Đứng trước thị trường quảng cáo tiềm năng như vậy, các doanh nghiệp không thể ‘lặng im đứng nhìn’ mà đã cùng nhau đổ xô đến ‘miếng bánh ngọt’ này. Đặc biệt là các công ty áp dụng mô hình B2C đang ‘khao khát’ áp dụng eSports marketing cho chiến lược tiếp thị của họ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Phát súng mở đầu cho màn liên kết giữa các thương hiệu là Clear Men với Liên Minh Huyền Thoại trong VCS Mùa Xuân 2019.
Sự kết hợp này đã mang lại thành công vang dội khi thương hiệu Clear Men ghi nhận mức tăng trưởng lên đến ‘hai con số’ – mức tăng cao hơn tất cả các chiến dịch thương hiệu này thực hiện trong mùa World Cup 2018. Ngoài ra, eSports còn mang lại các lợi ích sau cho doanh nghiệp:
Phương thức tiếp cận và nâng cao trải nghiệm khách hàng
Với tập khách hàng lớn theo dõi eSports với mục đích nghiêm túc như để đầu tư. Do vậy, họ sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp.
Hình thức quảng cáo hiệu quả với mức giá phải chăng
eSport vẫn còn là một thị trường khá mới ở Việt Nam. Do vậy các thương hiệu tiếp cận với eSport vẫn chưa đa dạng nên mức giá quảng cáo hiện tại đang tương đối thấp so với các loại hình marketing khác.
III. B2C eSport marketing strategies – 6 chiến lược Esports marketing trong mô hình B2C
Chiến lược Marketing là hoạt động hết sức quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng trong quá trình tìm kiếm các thông tin hữu ích về thị trường. Bạn có thể rõ hơn về planning – cách xây dựng kế hoạch và lên chiến lược qua các bài viết:
Và để bắt kịp xu hướng eSports Marketing và thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp, tạo ‘awareness’ về nhãn hàng khi tiếp cận được đối tượng khán giả lớn của thị trường game, bạn có thể tham khảo và ứng dụng eSports marketing strategies dưới đây:
1. Tạo In-game Ads
Đầu tư vào các quảng cáo trong game là một trong những chiến lược độc đáo và hiệu quả. Đây là một để làm nổi bật doanh nghiệp của bạn trước các công ty đối thủ, mang lại các nguồn dữ liệu đáng giá về tệp khách hàng mục tiêu và giúp nâng cao brand awareness (nhận thức về thương hiệu).
Một trong những điểm cộng khác của hình thức này là có rất nhiều cách để hiển thị quảng cáo doanh nghiệp. Bạn có thể thuê quảng cáo trên virtual billboard hoặc sideline trong các game thuộc về thế giới của eSports như Madden, FIFA hay MLB show.
2. Dynamic Ads
Dynamic Ads trong eSports là hình thức quảng cáo chỉ được nhìn thấy bởi những người theo dõi, không phải người chơi. Với chiến lược eSports marketing này, doanh nghiệp sẽ có lợi thế khi được tiếp cận tới một lượng lớn khách hàng theo dõi môn thể thao điện tử này và thu thập thêm hiểu biết về tập khách hàng trong thị trường eSports.
Để ứng dụng eSports marketing này, bạn cần phải trao đổi với ban Advertising và ban PR của game mà doanh nghiệp bạn muốn chạy quảng cáo. Những nghiên cứu và kiến thức về khách hàng mục tiêu lúc này cần được được sử dụng để xác định tập khách hàng. Mỗi một loại game hướng tới một tập khách hàng khác nhau, vì vật hãy nghiên cứu thật kỹ để chọn đúng game cho doanh nghiệp của bạn.
3. Hợp tác với eSports Influencers
Chiến lược eSports marketing này tập trung vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các influencers. Việc kết hợp với các influencers mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trên các nền tảng truyền thông xã hội. Lựa chọn các influencers trên các nền tảng TikTok hay Instagram sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng tiếp cận tới tập khách hàng trên nền tảng này thông qua các followers trên channel của influencer.
Influencer marketing và gaming có mối liên kết chặt chẽ. Những game thủ hay streamer có thể tương tác trực tiếp với người xem thông qua nền tảng Twitch, tạo nên sự thu hút đối với người theo dõi. Do vậy, streaming đã trở thành một loại hình mạng xã hội cho eSports, bằng cách hợp tác với các những influencers và mời họ về quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp có thể nâng cao brand awareness bằng cách thu hút sự chú ý của các khách hàng trung thành với influencer đó và thuyết phục họ mua sản phẩm của thương hiệu. Hoạt động quảng bá với influencers có thể được thực hiện như đề cập đến tên thương hiệu trong quá trình streaming, để logo thương hiệu gần influencer,… Đối với chiến lược eSports marketing này, không có một công thức chung nào để làm theo cả.
4. Sponsorship
Một chiến lược eSports marketing khác là tài trợ cho các đội thi eSports. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu của một đội thi để đổi lại việc quảng bá hình ảnh thương hiệu trước công chúng. Các doanh nghiệp tài trợ cho đội thi thường dán logo của họ lên đồng phục hoặc để đội chơi độc quyền sử dụng sản phẩm mỗi khi họ xuất hiện trước ống kính.
Đây là một trong những chiến lược thông minh đối với mọi loại hình thi đấu thể thao và thường được ứng dụng để thúc đẩy brand awareness. Tuy nhiên, hình thức này thường sẽ áp dụng với các doanh nghiệp lớn vì khách hàng có thể ngay lập tức nhận ra logo thương hiệu. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc đính kèm một đoạn giới thiệu ngắn gọn về thương hiệu sẽ hiệu quả hơn.
5. Static eSports Ad
Static advertising được cho là đối lập với dynamic advertising. Thay vì có thể thay đổi hình ảnh quảng cáo, chiến lược này này đặt quảng cáo cố định trong game cho người chơi và người xem nhìn thấy. Đối với hình thức này, có nhiều cách để tăng tính hiệu quả cho doanh nghiệp:
Fictional brand advertisement: bạn có nhớ trong bộ phim hoạt hình The Simpson thường có cảnh các nhân vật uống Buzz-Cola không? Đây chính là một loại hình quảng cáo đó. Dù sản phẩm được gọi với một cái tên khác, nhưng chúng ta vẫn nhận ra được sản phẩm được đề cập là gì, thuộc thương hiệu nào.
Display billboard: thay vì phải nghĩ ra tên mới cho sản phẩm của mình, bạn cũng có thể treo poster quảng cáo thật của thương hiệu lên các kênh billboard trong game. Ảnh poster thương hiệu sẽ được treo cố định trong game, bất kỳ người chơi hay người xem nào cũng có thể nhìn thấy sản phẩm.
Để có thể treo quảng cáo trong game, doanh nghiệp của bạn cần phải liên lạc trước với ban marketing và ban quan hệ công chúng – cùng với một khoản phí ‘khổng lồ’. Loại quảng cáo này cũng tốn nhiều thời gian và nhân lực để phát triển trong game.
6. Advergaming
Advergaming là một trong những chiến lược đòi hỏi cao nhất trong eSport Marketing. Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ phát triển ra một trò chơi riêng biệt để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm.
Tuy nhiên, cách quảng cáo này có một số các mặt rủi ro. Trước tiên, để chiến lược thành công thì trò chơi phải đủ thú vị để thu hút khách hàng. Nếu trò chơi không hay, không khách hàng nào sẽ tham gia và điều đó khiến chiến lược này sẽ chỉ tiêu tốn tiền cho doanh nghiệp của bạn. Việc tạo một trò chơi mới hoàn toàn rất tốn kém, vậy nên doanh nghiệp thường hiếm sử dụng hình thức này trong chiến dịch truyền thông.
Bên cạnh sự mới lạ, độc đáo trong hình thức quảng cáo, quảng cáo hiển thị không tính toán được impression và phản ứng của khách hàng. Nó cũng bị hạn chế trong việc thể hiện tính cách và câu chuyện của thương hiệu trong chiến dịch. Do vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng thêm các yếu tố âm nhạc hay nghệ thuật để nâng cao hiệu quả truyền thông và trải nghiệm khách hàng.
IV. Tổng kết
Ngành công nghiệp eSport đang tăng trưởng thần tốc. Các giải đấu eSports đang thu hút lượng người xem khổng lồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc lên chiến lược eSports marketing nhằm quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu mới không hề dễ dàng, bạn cần có kiến thức về các loại hình quảng cáo và đặc điểm của các digital platforms sao cho kế hoạch khi được triển khai đáp ứng được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải bắt kịp các xu hướng công nghệ mới nhất của ngành Quảng cáo nhằm thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm doanh nghiệp. Khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong ngành, cũng như cách cập nhập và bắt kịp xu hướng thông qua các nội dung chính:
- Trải nghiệm người dùng trên các kênh Digital
- Content Marketing
- Các hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
Hãy để lại thông tin để AIM Academy tư vấn kỹ hơn cho bạn về khóa học nhé!
(Nguồn: Theo Neil Patel)