Bạn có đam mê với digital marketing, có khả năng phân tích và làm việc với những con số? Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến việc trở thành một con người với cái tên “ngầu ngầu” là Optimization Executive chưa? Vừa ngầu vừa… lạ hoắc lạ huơ. Họ làm cái chi vậy? Khám phá CV của Optimization Executive nào!
I. Tóm lược
Sở dĩ bạn ít được nghe đến vị trí này là vì Optimization Executive là “hàng độc” trong các agency chuyên về digital marketing, đặc biệt là performance digital marketing.
Trong agency, Optimization Executive là người làm nhiệm vụ tối ưu các chiến dịch digital thông qua theo dõi, phân tích số liệu, với mục đích cuối cùng là đảm bảo KPIs của khách hàng luôn cao.
Các đầu việc của bạn sẽ bao gồm:
- Lên kế hoạch hoặc hỗ trợ lên kế hoạch digital marketing cho khách hàng
- Thực thi và tối ưu các hoạt động hàng ngày trong các chiến dịch, bao gồm search, social và display advertising
- Đo lường, báo cáo hiệu suất của các chiến dịch, đánh giá theo các tiêu chí như ROI, CAC…
- Nắm bắt trend và insight, tối ưu hiệu suất, ngân sách dựa trên insight
- Đánh giá trải nghiệm, hành vi khách hàng trên đa kênh và điểm tiếp xúc (touch point)
Tóm lại, bạn sẽ dùng khả năng phân tích “thần sầu” của mình để theo dõi, đánh giá và mục đích cuối cùng là tối ưu hoạt động digital marketing của khách hàng.
II. Mục tiêu nghề nghiệp
Như mọi công việc khác, bạn có thể nhắm đến vị trí Junior khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi vô số những kiến thức mới trong thế giới digital.
Sau khi đã gom được vài năm kinh nghiệm, bạn sẽ tiến đến “level” senior, các công việc sẽ được thực hiện ở một cấp độ cao hơn, mang tính ra quyết định.
Cao hơn nữa sẽ là manager/senior manager. Ở vai trò này, bạn sẽ có thêm một số nhiệm vụ:
- Lãnh đạo một team để thực hiện các projects
- Chịu trách nhiệm cho KPI của team và của khách hàng
- Đào tạo, phát triển các thành viên trong team
III. Học vấn
Nếu bạn có bằng cấp về marketing, đặc biệt là digital marketing, kinh tế hoặc những ngành liên quan đến số liệu, phân tích sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên vấn đề này cũng không quá quan trọng.
Kiến thức về digital là không có giới hạn và luôn luôn đổi mới, bạn luôn có thể bắt đầu học và không ngừng học.
IV. Kinh nghiệm
Các công ty tuyển dụng Optimization Executive thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực digital marketing. Nếu muốn ứng tuyển vị trí Optimization Manager, bạn cần có thêm kinh nghiệm về quản lý.
V. Kỹ năng
Một “chuyên viên tối ưu” thì cần có những kỹ năng gì để “tối ưu” chính mình?
- Phân tích, đánh giá: Đây là một trong những “ngón nghề” sống còn của Optimization Executive và cũng là một công việc chính của bạn.
- Tư duy dựa trên số liệu: Những con số không biết nói dối. Người làm công việc này không đưa ra quyết định bằng cảm tính mà phải tư duy trên số liệu.
- Chuyên môn vững về Google Adwords, Facebook Ads: Hiểu cách sử dụng và cách thức hoạt động của những công cụ này thì bạn mới đánh giá được hiệu quả của chúng. Ngoài ra bạn cũng nên biết về Zalo Ads, Cốc Cốc, Social media marketing, Web analytics…
- Tin học văn phòng: Đặc biệt là kỹ năng Excel vì bạn sẽ phải lập rất nhiều bảng kế hoạch, report.
- Kiến thức về SEO, HTML, JavaScript, CSS, APIs hoặc SQL cũng là một lợi thế hỗ trợ bạn trong công việc.
VI. Chứng chỉ
Ngoài những chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ cơ bản, bạn được khuyến khích theo học và lấy chứng nhận những khóa cần thiết cho nghề nghiệp như GOOGLE ADS ALL IN ONE, FACEBOOK MARKETING, PERFORMANCE DIGITAL MARKETING, DATA ANALYTICS FOR MARKETERS,…
Lướt qua CV của Optimization Executive bạn thấy sao?
Nếu bạn vừa yêu thích sự năng động, phong phú, muôn màu muôn vẻ của marketing, vừa có lối suy nghĩ thực tế, tư duy theo những con số thì đây sẽ là một công việc thích hợp với bạn. Niềm vui của bạn sẽ là sự hoàn thiện của những chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, cả về hiệu quả lẫn ngân sách. Rất đáng để thử sức đúng không nào?
Điền form đăng ký về khoá ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn!!