Phân Biệt Trade Marketing Và Brand Marketing

Kênh General Trade (GT) là một kênh phân phối sản phẩm truyền thống, kênh Modern Trade (MT) là kênh phân phối sản phẩm theo hình thức hiện đại như siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Kênh General Trade (GT) là một kênh phân phối sản phẩm truyền thống, kênh Modern Trade (MT) là kênh phân phối sản phẩm theo hình thức hiện đại như siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng. Cùng AIM tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết này.

1. Nhóm kênh GT và MT trong Trade marketing

Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing cho một sản phẩm. Kênh phân phối không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng hiệu quả mà còn nâng cao nhận thức của công chúng về thương hiệu của nhãn hàng.

Dựa trên nhu cầu và đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kênh phân phối phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của mình. Và tại thị trường Việt Nam, Modern Trade (kênh MT) và General Trade (kênh GT) là hai kênh phân phối phổ biến nhất của ngành FMCG.

Những điều cần biết để phân biệt trade marketing và brand marketing

Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng và đủ về hai kênh phân phối này chưa? Hãy cùng AIM Academy tìm hiểu kỹ hơn về loại hình phân phối này nhé.

Đọc thêm: Trade Marketing là gì?

2. Kênh GT – General Trade là gì?

General Trade (hay GT) là một kênh phân phối sản phẩm truyền thống như các chợ đầu mối, cửa hàng tạp hóa, khu chợ,… GT có quy mô hệ thống phân phối lớn, được phân thành nhiều cấp bậc từ nhà phân phối đến đại lý bán sỉ; đại lý bán lẻ tới chợ đầu mối, chợ truyền thống; đến các cửa hàng nhỏ lẻ và cuối cùng là tới người tiêu dùng.

Với 1.4 triệu điểm bán truyền thống chiếm 85% doanh thu ngành FMCG, kênh GT đóng vai trò quan trọng tại thị trường Việt Nam, giúp doanh nghiệp tiếp cận đến số lượng lớn người tiêu dùng và đưa hàng hóa tới tay họ.

GT có các kênh phân phối chính:

  • Grocery: đại lý tổng hợp
  • Small shop/ store: cửa hàng tạp hóa
  • Traditional market: chợ truyền thống bán đa dạng các mặt hàng và thực phẩm
  • Pharmacy store: cửa hàng thuốc

Các đặc điểm của kênh phân phối truyền thống là dễ quản lý, có thời gian phân phối ngắn, và cung cấp giá cả hợp lý hơn so với các sản phẩm trong showroom của nhãn hàng hay kênh modern trade. Tuy nhiên, bởi kênh phân phối general trade có đông số lượng thành viên mà nhà sản xuất chỉ quản lý các doanh nghiệp bán sỉ nên nó không thống nhất về quy định chiết khấu và giá cả. Từ đó, dễ xảy ra xung đột về giá và khu vực bán hàng giữa các nhà bán cùng cấp. 

Đọc thêm: Trade marketing ở trong kế Hoạch marketing

3. Kênh MT – Modern trade là gì?

Modern Trade (hay MT)kênh phân phối sản phẩm theo hình thức hiện đại, bán hàng tập trung tại các siêu thị lớn, các chuỗi cửa hàng có thương hiệu kinh doanh riêng. Khác với kênh GT, MT sử dụng mô hình kinh doanh B2B (business-to-business) mà tại đó nhà sản xuất tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cắt giảm các khâu bán hàng nhỏ lẻ nhằm xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng hiệu quả. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được kha khá chi phí vận hành. 

Các kênh phân phối của MT gồm: 

  • Hypermarket: đại siêu thị – hình thức cao cấp hơn của siêu thị có quy mô lớn tích hợp các khu ăn uống như Lotte Mart, Emart,…
  • Supermarket: siêu thị
  • Minimart: siêu thị mini giống như Coop Mart, WinMart,…
  • CVS (customer valued store): cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS25
  • Health & Beauty store: chuỗi cửa hàng sức khỏe và sắc đẹp như Guardian, Watsons, Pharmacity,…

So với kênh GT, kênh Modern Trade có nhiều đặc điểm nổi bật. Đầu tiên phải kể đến việc nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp cửa hàng và tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng. Ngoài ra, kênh MT còn có hệ thống bán lẻ có thương hiệu và chuyên nghiệp với không gian trưng bày đẹp, rộng rãi và hệ thống dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tại thị trường Việt Nam, kênh MT ngày càng phát triển và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, tạo nên môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Chính vì vậy, để có thể trở nên khác biệt và nổi bật trong ngành, các công ty cần áp dụng chiến lược xây dựng điểm bán thích hợp và kết hợp hai kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đọc thêm: Thị trường (market) là gì trong Trade marketing

4. Bản đồ kênh phân phối trong Trade marketing

Bên cạnh hai loại kênh phân phối chính là kênh GT và kênh MT, các marketer cũng cần hiểu thêm về bản đồ kênh phân phối trong trade marketing nhằm hỗ trợ cho việc lên chiến lược tiếp thị sản phẩm. Kênh phân phối bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra trong khâu vận chuyển từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Trong marketing, các marketer cần phân biệt rõ các kênh phân phối và hình thức phân phối. Kênh phân phối được chia làm nhiều loại khác nhau mà các công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho mình. Bạn hãy cùng AIM Academy tìm hiểu kỹ hơn về các cấp của kênh phân phối nhé.

Đọc thêm: Shopper marketing là gì?

Channel Level 1 – Kênh phân phối cấp 1

kênh phân phối ngắn nhất, kênh phân phối cấp 1 cho phép hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không phải qua bất kỳ kênh trung gian nào khác.

Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có thể kiểm soát được các hoạt động phát sinh từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc trong quá trình lưu thông và trực tiếp thu thập đánh giá cảm nhận của khách hàng cho dịch vụ. Nhưng nó cũng có nhược điểm là chi phí vận chuyển đắt và có khả năng tiếp cận khách hàng kém hơn các kênh phân phối trung gian khác. 

Channel Level 2 – Kênh phân phối cấp 2

Ở kênh phân phối cấp 2, sản phẩm sau khi được xuất đi từ phía nhà sản xuất sẽ được phân phối đến retailer (nhà bán lẻ) rồi mới được bán lại cho khách hàng. Đặc điểm của kênh phân phối này là tốn ít chi phí hơn so với việc vận chuyển trực tiếp và sản phẩm có thể tiếp cận được tới khách hàng ở xa hơn so với kênh phân phối cấp 1. Tuy nhiên, vì không trực tiếp vận chuyển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ khó có thể quản lý quá trình lưu thông và buôn bán sản phẩm.

Channel Level 3 – Kênh phân phối cấp 3

Kênh phân phối cấp 3 sử dụng hai bên trung gian để chuyển tiếp sản phẩm wholesaler (nhà bán sỉ) và retailer (nhà bán lẻ). Nhà sản xuất sẽ vận chuyển hàng hóa đến cho các nhà bán sỉ trước, sau đó nhà bán sỉ chịu trách nhiệm phân phối lại cho nhà bán lẻ, và người dùng có thể mua sản phẩm từ nhà bán lẻ này.

Đối với kênh phân phối này, doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí vận chuyển mà lại có thể phân phối được số lượng sản phẩm nhiều hơn và khoảng cách xa hơn kênh phân phối cấp 2. Nhưng đi kèm với những ưu điểm trên là nhược điểm khó quản lý quá trình lưu thông hơn. Và việc vận chuyển trong phạm vi rộng hơn cũng mang lại rủi ro là hàng hóa bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng trước khi đến tay khách hàng.

Channel Level 4 – Kênh phân phối cấp 4

Giống với quá trình vận chuyển của kênh phân phối cấp 3, kênh phân phối cấp 4 có thêm một bước trung gian nữa là qua distributor (nhà phân phối). Ở bước này, các nhà phân phối sẽ thay mặt doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất tìm kiếm, quảng bá, cung cấp thông tin và thương thảo hợp đồng phân phối với các nhà bán sỉ. Sau khi quá trình thương thảo hoàn tất và hàng hóa được vận chuyển đến nhà bán sỉ thì nhà phân phối sẽ nhận được khoản phí nhất định cho mỗi hợp đồng thành công.

Kênh phân phối này có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhân lực cho các hoạt động quảng bá, tìm kiếm và thương thảo hợp đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phân phối nhiều sản phẩm hơn với khoảng cách xa hơn nhiều so với kênh phân phối cấp 2 và cấp 3. Tuy nhiên, hình thức này khiến việc quản lý của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Và tình huống sản phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng trong quá trình vận chuyển cũng là điều không thể tránh khỏi.

Trên đây là những kiến thức bạn cần nắm rõ về hai kênh phân phối trong doanh nghiệp là kênh GT và kênh MT. AIM Academy hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về hai kênh phân phối này trong Trade Marketing.

Trade, Shopper Marketing là một phần thú vị trong khoá học HANDS-ON MARKETING

Đây là khóa học đặc biệt được thiết kế cho mọi đối tượng yêu thích marketing, dù đã làm trong ngành hay chưa, với kiến thức thực tế nhất được đúc kết từ các tập đoàn trong và ngoài nước. Tìm hiểu ngay!