Thương mại điện tử - lối thoát hiểm sau đại dịch

“Xuôi chèo mát mái” là điều mong ước của các nhà kinh doanh trong đại dịch. Trong nguy lại có cơ, xu hướng phát triển của thương mại điện tử đang bùng nổ và tạo tiền đề cho các mô hình kinh doanh thay đổi. Thương mại điện tử đang trở thành “lối thoát hiểm” ngay cả trong và sau đại dịch. Hãy cùng AIM Academy tìm hiểu về “lối thoát hiểm” này nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

“Xuôi chèo mát mái” là điều mong ước của các nhà kinh doanh trong đại dịch. Trong nguy lại có cơ, xu hướng phát triển của thương mại điện tử đang bùng nổ và tạo tiền đề cho các mô hình kinh doanh thay đổi. Thương mại điện tử đang trở thành “lối thoát hiểm” ngay cả trong và sau đại dịch. Hãy cùng AIM Academy tìm hiểu về “lối thoát hiểm” này nhé!

I. Sự chuyển dịch của mô hình kinh doanh trên thương mại điện tử ở Việt Nam

Trước 2020 và trong đại dịch Covid-19 có các loại hình kinh doanh như: B2C; C2C; B2B và C2B.

Cho đến hiện nay, các loại hình kinh doanh trên thương điện tử phổ biến đã dịch chuyển sang: 

  • Retail (outright): mua đứt bán đoạn
  • Marketplace (dropship; fulfilment by platform): nhà bán chủ động đóng gói và giao hàng tới người dùng

COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tác động của đại dịch sẽ tiếp tục định hình lại cách người tiêu dùng mua sắm trong tương lai không xa – đặt nền móng cho các thương hiệu định hướng cách phát triển. 

II. Để rồi, Covid-19 mở ra cơ hội cho thương mại điện tử phát triển

Cùng thời điểm này năm ngoái, lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử giảm nhẹ, nằm ở mức 4%. Đây là lúc, các sàn TMĐT lớn nhỏ đều đồng loạt đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá ở dịp cuối năm.

Nhưng hiện nay, lệnh giãn cách kéo dài, các doanh nghiệp FMCG ”bắt buộc” phải thay đổi để duy trì doanh nghiệp sau 1 thời gian dài đóng cửa. Một số nhân tố trở nên quan trọng.

1. Ngành hàng bách hóa trở nên “thiết yếu”

Covid-19  mang đến dư địa tăng trưởng tốt cho ngành hàng bách hóa

Cú hích từ COVID-19 không chỉ tạo ra các “cơn sốt” ngành hàng khác nhau mà còn mang đến dư địa tăng trưởng tốt cho ngành hàng bách hóa.

Điều này dẫn tới, các nhà bán hàng cần tập trung vào các danh mục trọng yếu có thể mang đến lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp TMĐT, nhất là khi dịch bệnh vẫn còn chuyển biến liên tục. Cụ thể như các mặt hàng “không phải thiết yếu” không được vận chuyển.

Theo báo cáo TMĐT từ iPrice, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch.

Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa “cửa hàng tạp hóa trực tuyến” tăng 223% trong Quý 2/2021. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành.

Theo báo cáo iPrice, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc xuyên suốt từ đầu đại dịch
Nguồn ảnh: Iprice

Trong 6 tháng đầu năm, lượt truy cập website Bách hóa xanh chỉ hơn 200.000 lượt/ngày thì đến đầu tháng 9/2021, tăng khủng 350% – đỉnh điểm có thể đạt 700.000 lượt/ngày. Lượt đơn hàng đặt trên web tăng từ 7.400 đơn/ngày lên 63.000 đơn/ngày, tăng 850%.

III. Tuy nhiên, thương mại điện tử không phải không có những rào cản 

Dù tiềm năng là vậy nhưng vẫn có nhiều trở ngại muôn thuở trong hành vi mua hàng người dùng ở Việt Nam mà các nhà bán phải vượt qua. Đó là những lo ngại về:

  1. Nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo
  2. Thông tin cá nhân bị nhiều người biết
  3. Không thể sờ, cầm, nắm
  4. Chưa có thẻ thanh toán
  5. Phức tạp với người “mù công nghệ”
  6. Trở ngại về vận chuyển
  7. Dân số tập trung phần lớn ở nông thôn

Đọc thêm: Cách bán hàng hiệu quả trên Shopee

IV. Lối thoát cho doanh nghiệp ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Hoạt động giãn cách xã hội có thể là một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bách hóa online, siêu thị online. Trước nhu cầu này, dòng chuyển dịch lên online của các nhà bán lẻ mặt hàng thiết yếu có lẽ sẽ thêm phần gấp rút. Đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động kinh tế vẫn còn hạn chế sau 15/9.

Từ hoàn cảnh thử thách đó đã tạo nên sự đa dạng trong nhu cầu mua sắm online & các kênh tiếp cận đòi hỏi các doanh nghiệp/ nhà bán hàng cần nhìn nhận lại rõ hơn về các dạng thức kinh doanh của TMĐT để có cách tiếp cận đúng; phát huy tiềm lực sẵn có & tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của từng kênh:

  1. Marketplace platforms (sàn Giao dịch Thương mại điện tử): Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Vnshop,
  2. E-Retailers (kênh bán hàng online của các đơn vị kinh doanh retail truyền thống)/- Brick & Clicks (thương hiệu vận hàng cả kênh bán hàng online và offline)
  3. Pure Play (Kênh bán hàng online chuyên doanh)
  4. On-demand – dropship
  5. D2C website/ app (Trang bán hàng trực tiếp của nhãn hàng)
  6. Social E-commerce (Kênh bán hàng online thông qua các nền tảng mạng xã hội)

Đọc thêm: Cách bán hàng trên TiKi cho người mới

V. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử trong thời gian tới

Ecommerce trong 5 năm tới đang và sẽ có sự hỗ trợ đắc lực từ sự phát triển & số hóa của các nền tảng: 

1. Cá nhân hóa trải nghiệm

Facebook cho biết có đến 69% người mua sắm trực tuyến trên thế giới kỳ vọng các thương hiệu và sàn thương mại điện tử có thể kết nối cá nhân hơn, cung cấp nội dung hoặc giao dịch cá nhân hóa.

60% người tham gia khảo sát cho biết họ quan tâm đến các chuyên mục sản phẩm được sàn thương mại điện tử cá nhân hóa theo hành vi, nhu cầu mua sắm trước đó của họ để đỡ mất thời gian tìm kiếm.

2. E-Banking & E-Wallets (Thanh toán trực tuyến & Ví điện tử)

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ví điện tử lại càng có cơ hội thể hiện vai trò của mình trong việc hạn chế thanh toán tiền mặt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, hình thức thanh toán không tiền mặt là tất yếu:

  • 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán
  • 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động
  • 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần/tuần

Nguồn: Vneconomy

3. E-Logistics (Dịch vụ chuyển phát trực tuyến)

Ecommerce đang dần được hỗ trợ nhiều hơn từ chính sự phát triển, tự thân hoàn thiện mạng lưới giao vận của từng sàn giao dịch TMĐT.

4. Social Channels & KOL/ Influencer (Nền tảng mạng xã hội)

  • 51% người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, KOL giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm (theo khảo sát từ Facebook).
  • 45% người mua sắm trực tuyến trên toàn cầu cho biết họ muốn mua những sản phẩm do các KOL quảng cáo trực tiếp trên các kênh mạng xã hội. 

Do đó, xu hướng này cũng kéo theo sự phát triển của hình thức quảng bá sản phẩm KOL Affiliate.

Đọc thêmCách xấy dựng thương hiệu trên thương mại điện tử

VI. 04 chiến lược trong lĩnh vực bán lẻ & kết nối với thương mại điện tử mà các nhà bán cần tham khảo

  1. Cân nhắc lại những đầu tư riêng cho mảng ecommerce và tỷ trọng so với các kênh bán hàng truyền thống (general trade, modern trade, convenient stores…)
  2. Kết nối chặt chẽ giữa brand marketing và ecommerce. Để thu hút lượng người dùng tiềm năng trên môi trường digital từ đó gom tất cả về website hay gian hàng của mình để chuyển đổi họ.
  3. Xác định tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp, nhãn hàng để chọn ra phương thức kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả
  4. Hoàn thiện mạng lưới kinh doanh đa kênh của chính doanh nghiệp, nhãn hàng, nhà bán (Omnichannel, emerging channel)

Tóm lại, hoàn cảnh khó khăn lại tạo điều kiện phát triển và đổi mới cho cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp có thể thích nghi. Hãy tận dụng thời điểm này để đưa doanh nghiệp, thương hiệu của bạn mở ra một trang mới. Nếu bạn còn gặp khó khăn khi thiết lập, vận hàng và phát triển thương hiệu trên các sàn thì…

Khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy sẽ giúp những seller đang mở shop offline hoặc đang bán hàng trên mạng xã hội có thể mở rộng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng doanh thu và tối ưu hoá lợi nhuận.

Đăng ký sớm để nhận những tư vấn và nhận ưu đãi từ nhà AIM !

Registration

Đăng ký tư vấn khóa học
Thương mại điện tử - lối thoát hiểm sau đại dịch

Course