COVID-19 đang tàn phá nền kinh tế và nạn nhân số 1 không ai khác là ngành du lịch. Liệu khi hoạt động du lịch đóng băng thì các doanh nghiệp có ngừng làm marketing hay không? Nếu có thì làm như thế nào, nói những gì? Làm thế nào để vực dậy và sẵn sàng cho cuộc đua hồi sinh khi dịch bệnh đi qua?
Dưới đây là 5 phương thức marketing hữu hiệu mà nhiều thương hiệu ngành du lịch đang áp dụng trong kỳ khủng hoảng. Hãy tham khảo và biết đâu bạn sẽ tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp mình.
I. Luôn là nguồn thông tin cập nhật đáng tin cậy
Các doanh nghiệp làm du lịch luôn cần cập nhật đến khách hàng những thông tin chính xác về lịch trình tour: Số lượng người đăng ký, thời gian, địa điểm,…
Không chỉ trong những khoảng thời gian “yên bình”, mà trong những lúc khó khăn như thế này, nguồn thông tin chính xác là cực kỳ quan trọng. Chính yếu tố này sẽ giúp khách hàng của bạn an tâm và tin tưởng dịch vụ của doanh nghiệp, dù cho có khủng hoảng xảy ra.
Theo nghiên cứu từ Sojern – một công ty cung cấp giải pháp marketing ngành du lịch, nhiều khách du lịch đang tìm kiếm và đặt chỗ cho các tour vào quý 4 năm 2020 và đầu năm 2021. Tại Việt Nam, Vietravel và Saigontourist cũng đã có những chương trình cho tháng 6 năm nay. Động thái của các doanh nghiệp uy tín trong ngành sẽ là đầu tàu tiên phong cho các doanh nghiệp trẻ.
II. Nội dung phù hợp với nguyên tắc cách ly xã hội
Xây dựng nội dung trong thời khủng hoảng không phải dễ dàng, đặc biệt với một ngành bị ảnh hưởng nặng nề như du lịch. Chẳng còn ai đi du lịch nữa thì có gì để nói bây giờ? Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Sau đây là những loại nội dung hữu ích mà các công ty du lịch có thể sử dụng:
- Truyền tải các thông điệp, hướng dẫn và nguyên tắc cách ly an toàn để giúp mọi người tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng. Chiến dịch “Đi rất xa, vẫn ở nhà” của Klook hướng dẫn mọi người cách “du lịch tại gia”, tự tìm niềm vui trong những ngày cách ly xã hội.
- Sử dụng livestream hoặc hình ảnh, video để mọi người cùng thưởng thức các buổi biểu diễn, đi tham quan một bảo tàng hay tản bộ quanh công viên – những nơi mà bây giờ họ không thể đến thăm. Một ví dụ độc đáo là bếp trưởng của khách sạn Marriott tại Hongkong livestream nấu ăn trong đêm DJ Party online, và nhận được rất nhiều bình luận tính cực.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương bằng cách chia sẻ các khuyến mãi của họ (phiếu quà tặng, sản phẩm mang đi, giảm giá,..)
III. Giữ tương tác và kết nối với khách hàng
Nhiều thương hiệu đang giảm hoặc tạm dừng chi tiêu cho quảng cáo. Tuy nhiên, niềm tin rằng khách du lịch có thể đang lên kế hoạch cho các chuyến đi trong tương lai khiến họ phân vân giữa các phương án cho kế hoạch marketing của mình.
Cách phù hợp nhất để tiết kiệm tiền trong giai đoạn khó khăn, nhưng vẫn theo sát khách hàng là tạo ra nội dung dành cho kênh organic như blog và mạng xã hội.
Ví dụ như các công ty du lịch có thể thường xuyên đăng tải hình ảnh đẹp về điểm đến của khách du lịch hoặc dân địa phương, khơi gợi họ về một chuyến đi sau khi dịch bệnh kết thúc.
Một cách khác để khách hàng không “quên mặt” bạn đó là xuất hiện trong những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Airbnb vừa qua đã có chương trình cung cấp nơi lưu trú miễn phí cho các y bác sĩ tại các vùng dịch trên thế giới.
Tại Việt Nam, Vietravel với chiến dịch “Happy mask” đã quyên góp 15000 khẩu trang cho các y bác sĩ, tạo ra nhiều hoạt động thiết thực cho mọi người trong thời gian cách ly xã hội.
Đọc thêm: Series Nghiên Cứu Thị Trường – Kế Hoạch Marketing Cho Cuộc Đại Hồi Sinh (Phần 2)
IV. Ra mắt các dịch vụ mới
Khi dịch vụ truyền thống hoàn toàn đóng băng thì doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, nhạy bén để triển khai các dịch vụ mới.
Nhiều khách sạn, nhà hàng bắt đầu triển khai các dịch vụ giao hàng đồ ăn, thức uống để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Họ cũng đã giới thiệu các phần ăn mang mang đi cho nhân viên văn phòng muốn tránh đám đông.
Riêng Luxstay còn nhanh nhạy cho thuê nơi làm việc tiện nghi trong những ngày cả nước thực hiện work from home. Không phải ai cũng có góc làm việc riêng tư, thoải mái để work from home, và Luxstay sẽ giúp họ giải quyết vấn đề đó.
V. Lên kế hoạch cho cuộc đua hồi sinh sau dịch
Những hạn chế hiện tại đối với việc đi lại không làm giảm bớt mong muốn khám phá của dân nghiện du lịch. Mọi người sẽ tiếp tục mong muốn đi du lịch, nhu cầu khám phá các địa điểm mới, tham quan các địa danh lịch sử và trải nghiệm các nền văn hóa đa dạng.
Đây không phải là lần đầu tiên khủng hoảng xảy ra. Năm 2003 chúng ta cũng từng gánh chịu đại dịch SARS, và kết quả là gì? Du lịch tăng mạnh vào năm 2004. Hãy xem xét thông tin chi tiết từ các chiến dịch trong quá khứ, thu thập nguồn lực như hình ảnh và đánh giá. Luôn trong tư thế sẵn sàng bất cứ khi nào ngành du lịch hoạt động trở lại.
Ai cũng đang khó khăn, thế thôi!
Một điều mà cuộc khủng hoảng này mang lại là hệ sinh thái du lịch được kết nối chặt chẽ hơn – từ các hãng hàng không, công ty lữ hành, bảo tàng và nhà ở, tạo nên một trải nghiệm du lịch hoàn hảo hơn sau này.
Hãy vững tin vào bản thân, và bắt đầu hành động để chiến thắng đại dịch COVID-19.
Dù là ngành nghề nào, hãy luôn kết nối với khách hàng của bạn qua các kênh digital. Khai thác tối đa sức mạnh của các nền tảng digital để chuẩn bị cho cuộc đua phục hồi khi đại dịch đi qua với khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT
- Là cơ sở vững chắc để tiếp tục các khóa học digital marketing chuyên sâu về công cụ hoặc về hoạch định chiến lược tại AIM Academy.
- Nắm vững các thuật ngữ và chỉ số đo lường vốn phức tạp và dễ hiểu sai.
- Cập nhật xu hướng digital marketing và ecommerce mới nhất.
- Dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên là những chuyên gia digital marketing sắc bén và nhiều kinh nghiệm.
- Trắc nghiệm kiến thức sau mỗi buổi học, giúp học viên ghi nhớ nhanh và hiệu quả.
- Khóa đào tạo digital marketing thu hút đông đảo học viên nhất của AIM Academy, từ đó tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và kiến thức.
- Kết nối tuyển dụng, giới thiệu cơ hội việc làm.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!