Phần 2: Định hướng truyền thông nào cho thương hiệu trong cuộc đại hồi sinh?
Ở phần 1 của series này, chúng ta đã nói về một trật tự mới sẽ được thiết lập trong đời sống, trong nền kinh tế và những thay đổi lớn trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Phải thấu hiểu những thay đổi đó để điều chỉnh sản phẩm, định vị, giá cả hay kênh phân phối.
Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục giải bài toán truyền thông sau đại dịch.
Đối mặt với một nền kinh tế ảm đạm, một lớp người tiêu dùng âu lo và hoang mang, thương hiệu của bạn đã có kịch bản truyền thông nào cho “ngày trở lại”? Mọi người muốn nghe gì và không muốn nghe gì? Những thông điệp nào có thể chạm đến khách hàng và trấn an, gây dựng lòng tin nơi họ?
I. Nói ít đi, làm nhiều hơn
Nói với khách hàng rằng bạn vẫn luôn ở đó vì họ qua những thời điểm khó khăn thật ra khá… giả tạo và gây khó chịu. Không ai cần được nhắc nhở rằng đây là giai đoạn khó khăn.
Vậy nên tốt nhất là hãy nói ít đi và làm nhiều hơn. Làm nhiều hơn bằng cách hỗ trợ nhân viên của bạn và sau đó là khách hàng của bạn. Bạn phải ưu tiên cho nhân viên nếu bạn mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Những tổ chức có nguồn lực dồi dào (tài chính, kĩ năng hoặc thời gian) có thể tiến xa hơn bằng những hỗ trợ cho cộng đồng. Những hành động này sẽ xây dựng lòng trung thành tốt hơn nhiều so với những thông điệp truyền thông không rõ ràng, tìm kiếm doanh số núp bóng sự giả vờ đồng cảm.
II. Truyền tải những thông điệp lạc quan
Hãy tự đóng vai người tiêu dùng của bạn để hiểu cảm giác của họ: Buồn chán, lo lắng, bất an về tài chính, người lớn thì stress với đám trẻ em, trẻ em thì stress vì tương lai mờ mịt ở trường.
Nhiều người sẽ ước họ có thể rút lui về với sự an toàn của vùng nông thôn quê nhà, về với một cuộc sống bình lặng hơn, về với sự an ủi của gia đình và bạn bè thân thuộc.
Tại thời điểm này, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông điệp như:
- Trấn an, hỗ trợ và an ủi.
- Thể hiện lòng biết ơn, trân trọng với một ai đó, một điều gì đó (thậm chí là những khoảnh khắc bé nhỏ và giản đơn).
- Làm nổi bật tinh thần đoàn kết trong một cộng đồng, một đất nước.
- Nhìn về phía trước để thấy một ngày mai tốt đẹp hơn.
Những thông điệp truyền thông của bạn nên mang tính:
- Lạc quan và tích cực.
- Giải trí.
- Hài hước.
- Truyền cảm hứng.
- Tránh gợi nhắc về đại dịch.
Hãy bắt đầu lên chiến lược truyền thông cho ngày đại dịch qua đi để luôn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng. Những chủ đề tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong series này:
- Những kỳ vọng về tốc độ của cuộc đại hồi sinh.
- Phân bổ ngân sách và phương tiện truyền thông.
———-
“Marketing planning for the big bounce back” là một series bài viết được thực hiện bởi ông Richard Burrage, được Việt hóa bởi AIM Academy.
Richard Burrage là Managing Director của Cimigo, một công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường châu Á. Ông có 25 năm nghiên cứu, giảng dạy và thử nghiệm hành vi tiêu dùng ở châu Á. Ông đã tư vấn cho khách hàng về hành vi, phản ứng của người tiêu dùng và những cuộc hồi sinh xuyên suốt những cuộc khủng hoảng lớn nhất từng xảy ra tại khu vực: Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dịch bệnh SARs, khủng hoảng tài chính toàn cầu hay dịch cúm lợn.
Richard Burrage và Cimigo team có nhiều kinh nghiệm để cùng bạn vượt qua giai đoạn hỗn loạn này. Hãy theo dõi series bài viết đặc biệt của Richard Burrage trên AIM Academy hoặc liên hệ qua ask@cimigo.com hoặc website www.cimigo.com.
———-
Doanh nghiệp vừa, nhỏ và startup giải bài toán marketing để phát triển bền vững như thế nào? Ngân sách bao nhiêu là đủ, đo lường hiệu quả thế nào, phân chia nguồn lực ra sao?
Tham gia khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT được thiết kế đặc biệt dành riêng cho những chủ doanh nghiệp và nhân sự marketing chủ chốt để có định hướng marketing bài bản.
Điền form thông tin để AIM tư vấn phù hợp với mục đích của bạn ngay!