Chiến Lược Mobile App Marketing

Mobile App Marketing là hình thức marketing sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Trong thời đại số ngày nay, chỉ với một chiếc smartphone ta có thể cập nhật những thông tin mới nhất, tìm kiếm bất cứ thông tin nào mình muốn, liên lạc với mọi người, tương tác, kết nối các mối quan hệ xã hội. Smartphone đã dần trở thành một thứ phụ kiện không thể thiếu của mỗi cá nhân bất kể địa điểm hay thời gian.

Theo đó, mặc dù việc áp dụng thành công mobile marketing, biết cách marketing cho ứng dụng di động là điều cần thiết cho các marketer bất kể thị trường; lĩnh vực này vẫn còn khá mới mẻ với các bạn marketers mới chân ướt chân ráo vào ngành.

I. Tại sao kế hoạch tiếp thị ứng dụng di động quan trọng?

Kế hoạch tiếp thị ứng dụng di động tại sao lại quan trọng

1. Số lượng người dùng moblie nhiều

Hiện nay, trên thị trường có 1.85 triệu ứng dụng điện điện thoại cho hệ điều hành ios và 2.56 triệu ứng dụng cho hệ điều hành android. ngoài ra, 80% dân số thế giới sở hữu cho mình một chiếc smartphone với tần suất sử dụng lên tới 5 đến 6 giờ mỗi ngày. Những con số ngày cho thấy tầm quan trọng của ứng dụng di động đối doanh nghiệp trong việc tiếp cận người tiêu dùng. thực tế chứng minh, hơn 65% các doanh nghiệp bất kể to hay nhỏ đều áp dụng hình thức ứng dụng di động này

2. Đa dạng hình thức quảng cáo trên thiết bị di động – Moblie marketing

Ngoài ra, chính bởi tính tiện lợi và số lượng lớn các cá nhân sở hữu một chiếc smartphone đã tạo nên cơ hội mới cho doanh nghiệp muốn thay đổi môi trường quảng cáo, marketing dựa trên nền tảng di động.

Khi áp dụng chiến lược mobile app marketing, doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng các hình thức quảng cáo khác nhau như search, quảng cáo hiển thị (quảng cáo adwords, video, media, banner…) và quảng cáo trên các social media như: Facebook, Instagram, Zalo… mỗi hình thức đều sẽ mang đến hiệu quả cao nếu doanh nghiệp biết cách áp dụng. để tìm hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược và sử dụng kênh truyền thông đúng khi làm marketing.

Đọc thêm:Tận dụng eSports marketing

II. 03 giai đoạn của chiến lược Mobile app marketing

Hành trình của người dùng app điện thoại thường trải qua 3 giai đoạn chính: Awareness, Acquisition và Retention. quá trình này được bắt đầu kể từ lúc họ lần đầu nghe hay nhìn thấy ứng dụng cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành. Mục đích sau cùng của chiến lược kế hoạch tiếp thị ứng dụng di động là để hiểu thêm về hành vi và thói quen của người tiêu dùng nhằm biến họ thành tập khách hàng trung thành của thương hiệu. 

1. Giai Đoạn 01 – Moblie Marketing: Awareness

Ở bước đầu của việc xây dựng chiến lược mobile app marketing thì việc nâng cao nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu là điều thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, bạn có thể xây dựng brand message, và positioning cho thương hiệu thông qua các cách dưới đây:

Awareness - việc nâng cao nhận thức về sự tồn tại của thương hiệu là điều thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp
  • Lên kế hoạch cho ngày phát hành

Xây dựng kế hoạch là bước đầu của mọi chiến lược nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy đến trong ngày phát hành sản phẩm.

  • Nghiên cứu thị trường

Một chiến lược quảng bá thành công không thể thiếu bước nghiên cứu thị trường. nó cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cụ thể về thị trường hoạt động, doanh nghiệp đối thủ, khách hàng mục tiêu,… Từ đó tìm ra được insight của khách hàng đối với các sản phẩm trên thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm của mình.

  • Tạo persona

Persona (chân dung khách hàng) là một hình mẫu đại diện cho chân dung khách hàng mục tiêu của thương hiệu. persona giúp doanh nghiệp xác định rõ nhu cầu của người tiêu dùng và định hình chiến lược cho các hoạt động từ phát triển sản phẩm, marketing, sales đến chăm sóc khách hàng qua bằng cách cung cấp các thông tin về khách hàng.

Đọc thêm: Dùng Facebook audience insinght nghiên cứu thị trường

  • Phân tích đối thủ

Nếu bạn đang tạo ứng dụng dành cho thị trường thiết bị di động, thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ các doanh nghiệp nổi bật trong thị trường đó, các sản phẩm mà họ làm ra có mạnh và điểm yếu gì? Sau đó hãy so sánh kỹ các đặc điểm trong ứng dụng của bạn và đánh giá xem ứng dụng của bạn có gì nổi bật hơn các doanh nghiệp đối thủ. Những nghiên cứu của bạn sẽ là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển và thiết kế sản phẩm.

  • Tạo website và landing page thân thiện với mobile

Đối với người dùng, landing page là một công cụ hữu ích để tiếp cận nguồn thông tin về ứng dụng dễ dàng hơn thông qua mobile web hay máy tính. Còn với các doanh nghiệp, đây là một phương pháp tiết kiệm chi phí khi không chỉ dùng thu hút nhiều người dùng hơn qua seo mà còn thu thập được lượng lớn data về khách hàng tiềm năng trên ứng dụng. Trong trường hợp website chưa được hoàn thiện thì doanh nghiệp có thể dùng landing page làm giải pháp thay thế tạm thời.

  • Tạo sự kết nối

Với chiến lược này, bạn có thể kết hợp với influencer marketing. influencer marketing là một hình thức marketing khi nhãn hàng sử dụng influencer để gửi thông điệp đến người tiêu dùng. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp sản phẩm cho đúng influencer sẽ tiếp cận được tập khách hàng mục tiêu một cách tiết kiệm và nhanh chóng.

Cụ thể hơn là họ kết nối tới influencers, bloggers trong lĩnh vực hoạt động và gửi link đến trang landing page của thương hiệu kèm một đoạn mô tả ngắn gọn để các influencers viết bài quảng cáo.

  • Tận dụng social media

Trong bất kỳ hình thức marketing nào, social media cũng đóng vai trò nguồn lớn là thu hút khách hàng mục tiêu. Do vậy, các bài đăng trên social media cần được xây dựng nội dung đa dạng hơn. doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng nâng cao nhận thức về sản phẩm còn có thể tận dụng social media để xây dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin, nhận phản hồi của người dùng để phát triển sản phẩm.

Đọc thêm: Influencer Marketing Và Những Bài Học Cần Lưu Ý

2. Giai Đoạn 02 – Moblie Marketing: Acquisition

Sang đến giai đoạn acquisition, bạn cần thu hút người dùng cho ứng dụng và tạo lượt cài đặt bằng cách sử dụng một số chiến lược tiếp thị khác nhau. do đó, giai đoạn acquisition trong chiến lược mobile app marketing cần được áp dụng nhằm đạt được lượt tải xuống caocao, đặc biệt là trong tuần đầu tiên ra mắt. điều này sẽ đảm bảo thứ hạng cao trong các cửa hàng ứng dụng. bạn có thể tham khảo các chiến lược sau cho giai đoạn này

  • Paid ads

Ngay từ lúc doanh nghiệp của bạn phát hành ứng dụng thì bạn cần chạy ads trên đa dạng các nền tảng mạng xã hội và websites. Một vài tips cho bạn: người xem chỉ thật sự chú ý đến thương hiệu của bạn trong vài giây thôi, vậy nên hãy tập trung vào các kênh mà tập khách hàng của bạn thường xuyên sử dụng với nội dung thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ.

  • Tối ưu hóa app store

Tối ưu hóa app store (aso) là quá trình cải thiện tính năng hiển thị app trên app store và google play store. cũng giống như SEO theo yêu cầu doanh nghiệp cần xác định và sử dụng từ khóa để có thể nâng hạng ứng dụng trên app store. ngay cả đối với các ứng dụng có sẵn một lượng lớn user tiềm năng thì việc trình bày nội dung app hấp dẫn hay thiết lập các danh mục phụ vẫn rất cần thiết để người dùng có thể tìm thấy ứng dụng một cách nhanh nhất, góp phần nâng cao thứ hạng của ứng dụng.

  • Dựa vào video

Viral video không đơn thuần là một dạng quảng cáo mà còn truyền tải thông điệp tới người dùng. nội dung trên video thường dễ nhớ và dễ tiếp cận tới người dùng hơn dạng văn bản.

Điểm mấu chốt để thu hút khách hàng mục tiêu là: Nội dung đơn giản, dễ hiểu, truyền tải đúng thông điệp, và chọn đúng kênh đăng tải. vì vây, nếu như ở những năm trước tvc thường chỉ được thực hiện bởi những doanh nghiệp lớn với mức kinh phí cao thì hiện nay các công ty với quy mô vừa và nhỏ, vẫn có thể làm nên viral video thu hút nhiều khách hàng nếu nội dung video đủ hay và thông điệp có điểm nhấn.

3. Giai Đoạn 03 – Moblie Marketing: Retention

Sau khi đã có được một lượng lớn người truy cập ứng dụng rồi, bạn cần phải giữ chân họ bằng cách liên tục kết nối với họ để biến họ thành những khách hàng trung thành. Bạn có thể thực hiện theo các chiến lược mobile app marketing dưới đây để đảm bảo sự tương tác tích cực và giữ chân người dùng trong giai đoạn retention

Retension - sau khi đã có được một lượng lớn người truy cập ứng dụng bạn cần giữ chân họ
  • Chuẩn bị chiến lược truyền thông

Liên hệ với báo chí và các kênh truyền thông vào những thời điểm thích hợp là một cách thông minh để truyền bá thông tin về ứng dụng của bạn cũng như có được một lượng người dùng tiếp cận miễn phí. tuy nhiên, điều quan trọng là tránh quảng cáo chiêu trò kinh doanh với các phóng viên mà thay vào đó, hãy tập trung vào những giá trị ứng dụng của bạn mang lại đáng đưa tin như thế nào.

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Do đó, hãy kiểm tra kỹ các thiết kế, chức năng hay tính năng nhằm đảm bảo không có vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng.

  • A/B testing

Là một quy trình doanh nghiệp so sánh hai chiến lược marketing (a và b) nhằm đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này. Việc thử nghiệm cách chiến lược song song sẽ giúp cải thiện các tính năng của ứng dụng theo sở thích của người dùng.

  • Chat bot

Đây là một công cụ tuyệt vời để cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm mà không yêu cầu nhiêu nhân lực. Với chat bot, doanh nghiệp có thể phản hồi thắc mắc và yêu cầu của khách hàng ngay lập tức mà không phải khiến người mua hàng cáu giận vì chờ đợi lâu. 

  • Cá nhân hóa ứng dụng

Quảng cáo trên điện thoại di động có lợi thế duy nhất là điều chỉnh sở thích của người dùng di động trong các chiến dịch tiếp thị. khách hàng có tùy chọn theo dõi, thích hoặc thậm chí gửi đề xuất của riêng họ cho các thương hiệu yêu thích của họ thông qua các nền tảng xã hội.

Trên đây là một số gợi ý cho bạn về các chiến lược trong mobile app marketing hiện nay, với thế mạng là khả năng tiếp cận trực tiếp số lượng lớn khách hàng mục tiêu, chi phí thấp, dễ dàng sáng tạo nội dung và giới thiệu sản phẩm,.. các doanh nghiệp có thể khai thác hình thức tiếp thị này phù hợp với mục đích kinh doanh nhằm phát triển thương hiệu.

Để hiểu thêm về cách thức marketing trên nền tảng từ digital, media, nội dung, website, và ecommerce. Hãy tham khảo ngay khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT ngay để hiểu digital marketing thực sự là làm gì?

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!