Marketing Director Là Gì? Sự Thật Về Nhân Vật “Nòng Cốt" Phòng

Marketing Director là một vị trí chủ chốt quan trọng trong phòng marketing. Được xem là nhân vật “hô mưa gọi gió” và đứng sau vinh quang của các chiến lược truyền thông, vậy công việc chính của Marketing Director là gì? Cùng AIM Academy tìm hiểu nhé!!
Featured

Nội dung bài viết

Marketing Director là một vị trí chủ chốt quan trọng trong phòng marketing. Được xem là nhân vật “hô mưa gọi gió” và đứng sau vinh quang của các chiến lược truyền thông, vậy công việc chính của Marketing Director là gì? Cùng AIM Academy tìm hiểu nhé!

I. Marketing Director là làm gì?

Những công việc của Marketing Director

Trong phòng ban marketing của một doanh nghiệp, Marketing Director được coi là một vị trí cấp cao, đóng vai trò chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động marketing từ khâu sáng tạo, sản xuất cho đến vận hành chiến dịch. Họ chịu trách nhiệm phát triển các kế hoạch chiến lược dài hạn hàng năm, tạo và thực hiện các chiến dịch, quản lý ngân sách cũng như lãnh đạo các dự án và đội ngũ.

Marketing Director thường có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, quảng cáo hoặc các lĩnh vực liên quan. Thông thường, Marketing Director sẽ chịu trách nhiệm:

1. Giám sát công việc chuyên môn

Marketing Director thường chịu trách nhiệm giám sát các công việc chuyên môn cụ thể của bộ phận marketing như advertising, social media hoặc content marketing.

Nhân vật “làm mưa làm gió” này sẽ làm việc chặt chẽ với nhóm marketing để đảm bảo rằng các sáng kiến tiếp thị mang tính chiến thuật được thực hiện hiệu quả, đảm bảo số liệu hiệu suất để đạt được Business – Marketing – Communication objectives ban đầu.

2. Hợp tác với CMO

Bên cạnh việc giám sát, Marketing Director còn phải báo cáo tiến độ và hợp tác chặt chẽ với CMO để phát triển và thực hiện các chiến lược marketing, đồng thời đảm bảo rằng các nỗ lực tiếp thị sẽ phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể. Sau khi nhận đề bài từ CMO, Marketing Director sẽ chịu trách nhiệm truyền đạt các chiến lược này đến marketing team.

3. Quản lý phòng marketing

Marketing Director chịu trách nhiệm quản lý phòng marketing

Ngoài việc làm việc chặt chẽ với CMO, Marketing Director còn chịu trách nhiệm quản lý đội nhóm, bao gồm Marketing Manager, Social Media Specialist, Content Writer và Graphic Designer.

Cụ thể, khi làm việc với đội nhóm, Marketing Director chịu trách nhiệm đặt ra các mục tiêu và kỳ vọng, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ team và đảm bảo đạt được kết quả mong muốn.

4. Phân tích hiệu suất

Cuối cùng, Marketing Director sẽ chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất của các chiến dịch truyền thông và linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả tối đa. Cụ thể, Marketing Director sẽ quan sát, phân tích các chỉ số hiệu suất, như website traffic, lượt engagement, và mức độ tương tác với khách hàng, đồng thời cập nhật báo cáo thường xuyên cho CMO và các thành viên khác trong ban điều hành..

Tóm lại, Marketing Director chịu trách nhiệm giám sát các lĩnh vực cụ thể của bộ phận tiếp thị, cộng tác với CMO để phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị, quản lý nhóm tiếp thị và phân tích hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị.

Bằng cách đó, họ giúp đảm bảo rằng các sáng kiến tiếp thị mang tính chiến thuật được thực hiện hiệu quả và góp phần vào thành công chung cho các nỗ lực tiếp thị của công ty.

II. Phân biệt CMO – Marketing Director – Marketing Manager

Những điều cần biết để phân biệt 3 vị trí: CMO - Marketing Director - Marketing Manager

Vị trí

Marketing Manager

Marketing Director

Chief Marketing Officer (CMO)

Nhiệm vụ 

Phát triển marketing plan

Phát triển marketing budget

Quản lý marketing team để hoàn thành các dự án và chiến dịch

Theo dõi các chiến dịch đã hoàn thành để đánh giá và xem xét thành công và thất bại

Lên ý tưởng chi tiết cho chiến dịch marketing

Marketing Manager thường tập trung chuyên sâu từng kỹ năng cụ thể: social media, SEO, Google Ads, email marketing, content marketing, graphic design, copywriting,…

Quản lý đội ngũ, đưa ra yêu cầu và phản hồi về hiệu suất của các chiến dịch truyền thông

Phát triển plans and marketing budgets

Giám sát hiệu suất của các chiến dịch marketing và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết

Làm việc trực tiếp với CMO để phát triển và thực hiện các chiến lược marketing

Phát triển và thực hiện chiến lược tiếp thị tổng thể doanh nghiệp

Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và nâng cao nhận thức về thương hiệu

Đảm bảo rằng các nỗ lực tiếp thị phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty

Phân tích hiệu suất và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.

Kinh nghiệm

Hơn 5 năm kinh nghiệm

Hơn 10 năm kinh nghiệm

Hơn 20 năm kinh nghiệm

Mức lương

Khoảng từ 20-30 VNĐ triệu/tháng

Từ 30 triệu đến 70 triệu VNĐ/tháng

Dao động từ 50 triệu đến 150 triệu VNĐ/tháng

Tóm lại, CMO là người có vai trò chiến lược cao nhất trong hoạt động marketing và định hình chiến lược tiếp thị tổng thể của toàn bộ doanh nghiệp.

Trong khi đó, Marketing Director và thường báo cáo cho CMO và chịu trách nhiệm giám sát các chuyên môn cụ thể của bộ phận marketing như quảng cáo, social media và hợp tác chặt chẽ với CMO để phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị. Trách nhiệm của Marketing Director tập trung hơn vào việc thực hiện những tactics chứ không ở phạm vi phát triển chiến lược tổng thể như vị trí CMO.

III. Job Description của Marketing Director

Thông thường, một JD của Marketing Director sẽ trải dài theo từng tính chất công việc cụ thể:

Các công việc giám sát

  • Tuyển dụng, phỏng vấn, thuê và đào tạo nhân viên giám sát và quản lý trong bộ phận
  • Giám sát quy trình làm việc hàng ngày
  • Cung cấp các đánh giá hiệu suất mang tính xây dựng và kịp thời
  • Xử lý kỷ luật và sa thải nhân viên theo chính sách của công ty

Nhiệm vụ

  • Chỉ đạo và thực hiện các hoạt động quảng cáo và promotion của thương hiệu
  • Phân tích thị trường mục tiêu để xác định và đề xuất các phương hướng marketing hiệu quả
  • Xác định các phân khúc thị trường mới được hưởng lợi từ các sản phẩm của công ty
  • Chuẩn bị các chiến dịch quảng cáo hiệu quả dựa trên nghiên cứu thị trường
  • Liên tục cập nhật các kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ mới nổi
  • Phối hợp với các giám đốc điều hành cấp cao để phát triển các kế hoạch tăng trưởng
  • Dự báo, soạn thảo, thực hiện và giám sát ngân sách hoạt động của các phòng ban
  • Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác

Kỹ năng cần thiết

Những kỹ năng cần phải có của Marketing Director
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng sáng tạo
  • Kỹ năng phân tích và nghiên cứu
  • Kỹ năng tư duy chiến lược và ra quyết định
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tổ chức
  • Hiểu biết sâu sắc về các chiến lược và bối cảnh tiếp thị
  • Thành thạo Microsoft Office Suite hoặc các phần mềm liên quan.

Yêu cầu

  • Yêu cầu có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Marketing hoặc lĩnh vực liên quan; Ưu tiên có bằng thạc sĩ.
  • Cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và lập kế hoạch dài hạn.
  • Lộ trình phát triển Marketing Director

Đọc thêm:  Finance vs Marketing: Vai trò & tác động lẫn nhau trong doanh nghiệp

IV. Lộ trình phát triển Marketing Director

Lộ trình phát triển của Marketing Director

Con đường sự nghiệp của Marketing Director rất đa dạng và phong phú. Với kinh nghiệm và thành tựu đã được tích lũy theo thời gian, Marketing Director có thể thăng tiến lên các vai trò cấp cao hơn hoặc thậm chí các vị trí cấp điều hành, chẳng hạn như CMO (Chief Marketing Officer) hoặc Marketing Vice President.

Con đường sự nghiệp điển hình để một Marketing Executive trở thành Marketing Director tuân theo các giai đoạn chung sau:

Marketing Executive ⟹ Marketing Manager ⟹ Marketing Director ⟹ Vice President of Marketing ⟹ Chief Marketing Office

Vice President of Marketing

Sau vài năm làm Marketing Director, bạn đã có từ 6 đến 7 năm kinh nghiệm và đứng đầu trong nhiệm vụ quản lý chiến lược marketing như branding, quảng cáo, PR, truyền thông,…Lúc này bạn đã sẵn sàng để lên vị trí cao hơn, đó là Vice President of Marketing.

Vai trò Vice President of Marketing yêu cầu tối đa 14 năm kinh nghiệm trong ngành. Vào thời điểm bạn sẵn sàng cho vai trò này, bạn đã mài giũa kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật và kinh doanh. Bạn cũng sẽ đóng vai trò là nhà ngoại giao làm việc luân phiên giữa các phòng ban để củng cố sự tập trung của công ty và thường đóng vai trò là người phát ngôn trước công chúng. Bạn cũng có thể tham gia phỏng vấn và tuyển dụng cho các vị trí lãnh đạo marketing khác trong công ty.

Ở vai trò này, chức danh của bạn có thể sẽ chung chung hơn vì bạn phụ trách một nhóm và nhiệm vụ lớn hơn. Ví dụ: bạn có thể là Vice President of Digital Marketing hay Vice President of Growth Marketing.

Chief Marketing Officer (CMO)

Khi vươn đến vị trí Chief Marketing Office, bạn phải có 20 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo, quản lý thương hiệu, quan hệ công chúng,… CMO giám sát tất cả các bộ phận và hoạt động marketing, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và thực hiện tất cả các chiến lược và sáng kiến ​​tiếp thị. Cuối cùng, vai trò của CMO chịu trách nhiệm đảm bảo lợi tức đầu tư (ROI) cho các nỗ lực marketing của công ty.

V. Kỹ năng của Marketing Director

Trở thành Marketing Director không hề dễ, muốn ngồi lên vị trí khó ai ngồi được này thì bạn cũng phải chịu đựng những áp lực và nếm trải những bài học mỗi ngày.

Là một Marketing Director, bạn cần phải có:

Tầm nhìn chiến lược

Khi nhắc đến chiến lược hoạt động, marketing cần tạo ra giá trị cho thương hiệu. Là một Marketing Director, bạn không chỉ đơn giản tập trung phân tích những dữ liệu hiện có mà cần phải đưa ra được insight, chiến lược hành động. Đồng thời, bạn cần có trí tưởng tượng tuyệt vời để đưa ra được tầm nhìn cho 3-5 năm tới.

Kỹ năng phát triển con người

Có rất nhiều quản lý cấp cao chỉ tập trung làm những công việc hiện có mà quên mất điều họ cần làm là tập trung phát triển đội ngũ.

Với vai trò là Marketing Director, bạn nên đặt ra một tiêu chuẩn công việc nhất quán và yêu cầu đội ngũ tuân theo tiêu chuẩn đó. Để thật sự tạo ra sức ảnh hưởng, bạn phải biết cách động viên đội ngũ, trao quyền để những nhân tố giỏi nhất của team phát huy hết khả năng của họ.

Sẽ có lúc Marketing Director sẽ cần phải đưa ra những hướng dẫn, feedback và thử thách chính chính nhân viên của mình. Đôi lúc, bạn sẽ phải làm theo những ý tưởng sáng tạo mà không chắc chắn sẽ “win”. Hãy để những nhân viên của bạn tỏa sáng, phát triển và thúc đẩy bạn tiến lên mỗi ngày.

Khả năng kết nối

Một Marketing Director giỏi sẽ trở thành tiếng nói lý trí nhất quán thay mặt cho đội ngũ. Marketing Director là người lắng nghe brand team, VP, sales team và agency đưa ra ý kiến, góc nhìn về thương hiệu.

Vì thế, Marketing Director phải lắng nghe có chọn lọc, đưa lựa chọn chiến lược cho tất cả những người có ảnh hưởng tiềm năng trong kế hoạch thương hiệu, truyền đạt một cách nhất quán định hướng và hỗ trợ thực mọi chiến thuật mà đội ngũ đưa ra.

Lãnh đạo chính mình

Khi nhắc đến khả năng lãnh đạo của một Marketing Director nhiều người thường nghĩ ngay đến câu chuyện lãnh đạo đội ngũ. Tuy nhiên, một khía cạnh lãnh đạo khác mà Marketing Director cần nắm chính là khả năng lãnh đạo chính mình.

5 yếu tố thành công của Marketing Director

Chia sẻ với Vietcetera, chị Huỳnh Phương Thảo – Marketing Director công ty HEINEKEN Đài Loan dốc bầu tâm sự về bài học lãnh đạo:

“Trong suốt quá trình đảm nhận vị trí này, chị học được rằng mình cần phải vị tha bản thân, cho phép mình cũng có khuyết điểm, và không ngừng phát triển mỗi ngày. Khi chấp nhận được điều đó, chị nhận ra mình đã nuôi dưỡng được khả năng thấu cảm, từ đó dám tin tưởng và trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới. Điều này mang lại cho đội ngũ của chị một sự gắn kết rất lớn. Bởi chị tin ai cũng có những thất bại và mỗi người đang trong quá trình học hỏi, trưởng thành mỗi ngày.“

Từ đây, có thể thấy rằng Marketing Director là vị trí dành cho những người vừa có tâm và tầm. Họ là những người không những ở trình độ cao về chuyên môn và quản lý, hiểu sâu về marketing, chiến lược kinh doanh, và về tài chính; mà còn có đủ kinh nghiệm về quản trị kinh doanh – marketing để mang lại hiệu quả kinh tế, đạt tiêu chuẩn về kỹ năng lãnh đạo để xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp.

Dành cho những Marketing Manager khao khát vươn đến vị trí Marketing Director tương lai, khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT mang đến cho bạn những:

  • Cách xây dựng nền tảng của vị trí quản trị marketing
  • 9 yếu tố trụ cột của BMC và cách sử dụng BMC để hiểu về mô hình kinh doanh của chính mình và của đối thủ
  • Phương pháp xây dựng phòng Marketing để thúc đẩy tăng trưởng trong doanh nghiệp
  • Kiến thức căn bản về tài chính

Những kiến thức này chắc chắn sẽ giúp bạn vững bước hơn trên hành trình chinh phục vị trí Marketing Director

 Điền form đăng ký để nhận tư vấn về khoá học chi tiết từ AIM ngay!