Finance vs Marketing: Vai trò & tác động lẫn nhau trong doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa marketing và tài chính được cho là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu như trước khi, tài chính và marketing là hai bộ phận ở hai bên chí tuyến, một bên chủ yếu tiêu tiền và bên còn lại chuyên kiểm tiền, thì ngày nay bộ phận này đã trở thành đôi bạn cùng tiến vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Featured

Nội dung bài viết

Mối quan hệ giữa marketing và tài chính được cho là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu như trước khi, tài chính và marketing là hai bộ phận ở hai bên chí tuyến, một bên chủ yếu tiêu tiền và bên còn lại chuyên kiểm tiền, thì ngày nay bộ phận này đã trở thành đôi bạn cùng tiến vì sự phát triển của doanh nghiệp.

I. Mối quan hệ giữa Marketing & Finance trong doanh nghiệp

Marketing và Finance là hai thành phần quan trọng góp phần vào sự thành công và lợi nhuận của một thương hiệu. Nhiều người thường cho rằng Marketing & Sales mới có sự kết nối chặt chẽ, còn bộ phận Finance sẽ chỉ liên quan nhiều đến kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế, Marketing và Finance phụ thuộc rất nhiều lẫn nhau. 

Mối quan hệ giữa Marketing & Finance trong doanh nghiệp

Nếu như bộ phận Marketing tập trung vào mục tiêu bán hàng, doanh số bán hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, thì bộ phận Finance liên quan đến các khía cạnh tài chính khác nhau như lợi nhuận, chi phí, tính khả thi của dự án, tăng trưởng doanh thu và hiệu quả tài chính tổng thể. 

Cả Finance và Marketing đều phối hợp với nhau để đạt được kết quả tuyệt vời cho tương lai của công ty bằng cách điều chỉnh chiến lược tài chính phù hợp với marketing objectives, từ đó đảm bảo thành công chung của doanh nghiệp.

Trong một doanh nghiệp, chi phí quan trọng nhất đến từ việc sản xuất hàng hoá, nhân sự và marketing cho sản phẩm, dịch vụ. Đối với hoạt động marketing, các Marketing Directors không những phải có khả năng lên kế hoạch marketing cho thương hiệu, mà còn cần có khả năng quản lý các chi phí liên quan. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa Marketing & Finance.

Ngày nay, các tập đoàn lớn đang phải đối mặt trước sự cạnh tranh toàn cầu, thương mại hóa hàng hóa, phân mảnh thị trường và quy định tài chính nghiêm ngặt. Tất cả những điều này tạo ra một môi trường đòi hỏi các công ty phải xây dựng quy trình hiệu quả, kiểm soát chi phí và đánh giá rủi ro. Điều này đánh dấu một thời đại mới cho tiếp thị trong thế kỷ 21 – Thời đại của trách nhiệm giải trình.

Đặc biệt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, các marketers đang bị thúc đẩy chuyển trọng tâm từ mục tiêu gia tăng nhận thức thương hiệu sang tăng doanh thu, dòng tiền và thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Lúc này, Marketing mà không có sự kết nối với Finance cũng giống như thám tử Sherlock Holmes đi phá án mà thiếu Watson vậy.

II. Tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai bộ phận Finance & Marketing

Cho dù bạn sở hữu một doanh nghiệp lớn với các bộ phận được phân bổ theo cấu trúc hay một doanh nghiệp nhỏ, bộ phận Marketing và Finance nên phối hợp chặt chẽ và cần có chung tầm nhìn thương mại và đánh giá cao giá trị của nhau. Bởi vì, hai bộ phận này cần làm việc cùng nhau để:

  • Theo dõi xu hướng bán hàng
  • Lập ngân sách chính xác cho chiến dịch
  • Phân bổ nguồn lực hiệu quả
Tầm quan trọng của việc hợp tác giữa hai bộ phận Finance & Marketing

Ngoài ra, việc hợp tác chặt chẽ với bộ phận Finance cũng giúp các marketers:

1. Bảo đảm nguồn vốn cho chiến dịch quảng cáo phù hợp và đúng thời điểm

Trước khi triển khai các hoạt động marketing, các chuyên viên phân tích tài chính sẽ ngồi xuống cùng với Marketing Directors để cùng phân tích, kiểm tra tính hợp lệ, mức độ khả thi của chiến dịch về mặt tài chính. Sau khi đã thống nhất được giải pháp chung, chuyên gia phân tích tài chính sẽ trình kế hoạch và ngân sách marketing cho ban lãnh đạo cấp C-level phê duyệt.

Bằng cách kiểm tra các khoản chi tiêu marketing khác nhau, chuyên viên phân tích tài chính có thể đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho các khoản đầu tư marketing quan trọng.

2. Tiết kiệm ngân sách

Bên cạnh đó, vì bộ phận Finance nắm rất rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, chính vì thế khi bộ phận Marketing trình bày bản kế hoạch theo quý, theo năm, ban lãnh đạo cấp cao sẽ yêu cầu các chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên quản trị rủi ro đưa ra quan điểm chuyên môn của họ về kế hoạch này. 

Lúc này, bộ phận Marketing cần làm việc chặt chẽ với bộ phận Finance để cùng nhau thống nhất về ngân sách của các hoạt động truyền thông được đề xuất, từ đó đảm bảo mỗi hoạt động đều góp phần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Khi hai bộ phận hợp tác chặt chẽ, các chuyên viên quản lý tài chính có thể giúp bộ phận Marketing dự báo chi tiêu marketing và lập kế hoạch tài chính dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra, từ đó Marketing sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với bộ phận kế toán.

Mối quan hệ giữa Marketing và Finance là mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ. Vì nếu không tiếp thị, vòng đời sản phẩm sẽ không được quản lý và doanh số bán hàng sẽ giảm, dẫn đến mất lợi nhuận. Mặt khác, nếu không có chức năng tài chính thì, bộ phận Marketing sẽ không có ngân sách tiếp thị. Mục tiêu của tài chính là tìm cách tăng lợi nhuận. Vì vậy, nếu không có lợi nhuận thì vai trò của bộ phận Finance sẽ trở nên dư thừa.

Đọc thêm: Báo Cáo Lãi Lỗ (P&L) Là Gì? Báo Cáo Lãi Lỗ Trong Kinh Doanh & Marketing

III. Marketing Director – Cầu nối giữa bộ phận bộ phận Finance & Marketing

Vậy trong phòng marketing, người làm việc trực tiếp với các chuyên gia tài chính để đem tiền cho team thực thi IMC plan là ai?

Đó là các Marketing Directors – Nhân vật này được xem là “anh/chị đại” lão làng của phòng marketing và là cầu nối giữa bộ phận với phòng Finance.

Marketing Director - Cầu nối giữa bộ phận bộ phận Finance & Marketing

Là Marketing Director, bạn nên xây dựng sự nhạy bén về tài chính của mình, đồng thời giúp giúp các Finance Director hiểu được tầm quan trọng của hoạt động marketing trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Vì Marketing và Finance không nói cùng một ngôn ngữ và không cùng sử dụng một công cụ phân tích, nên Marketing Director và cả Finance Director phải cùng hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.

Đọc thêm: Marketing plan là gì? Cách xây dựng marketing plan cho doanh nghiệp

 Với các Marketing Directors, để làm việc hiệu quả với Finance bạn nên phải trang bị cho mình: 

Tư duy quyết định dựa trên dữ liệu 

Khi bạn giao tiếp với bộ phận Finance, hãy đảm bảo hai bên nói ngôn ngữ. Lúc này, dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng, và là một phần không thể thiếu trong việc chia sẻ thông tin với bộ phận Finance.

Các số liệu cụ thể mà Marketing Director chia sẻ sẽ phụ thuộc vào những gì bộ phận tài chính muốn biết. Hãy trao đổi trực tiếp bộ phận này và lập danh sách các số liệu cần chia sẻ. 

Ví dụ: Nếu Marketing Director cần chia sẻ dữ liệu về các chiến dịch social media marketing, dữ liệu ROI sẽ giúp ích cho bạn.

Nội bộ hóa kế hoạch tài chính

Khi bạn làm việc với bộ phận Finance, hãy ghi nhớ thời gian. Các Marketing Directors đừng ngần ngại hỏi chi tiết cụ thể thời gian giải ngân để có thể đáp ứng thời hạn.

Ví dụ: Bộ phận Finance đặt mục tiêu hoàn tất ngân sách ngay sau khi quý bắt đầu và không điều chỉnh chi tiêu theo kế hoạch sau đó. Trong trường hợp đó, Marketing Directors sẽ cần gửi yêu cầu ngân sách từ rất lâu trước khi quý bắt đầu.

Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn biết những yêu cầu từ bộ phận Finance như việc cập nhật dự báo càng sớm càng tốt hay báo cáo số liệu thực tế hàng tháng không?

Giao tiếp chủ động

Dù các Marketing Director chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chương trình và chiến dịch marketing gây tiếng vang đến nhường nào thì bạn cũng không thể dự đoán được mọi thứ.

Các chiến dịch marketing dù thành công trong một thời điểm, nhưng vẫn sẽ thất bại trong giai đoạn khác do những thay đổi về nền tảng hoặc bối cảnh thị trường. Yếu tố rủi ro này khiến Marketing Director phải điều chỉnh và tận dụng các cơ hội có giá trị.

Mặc dù bạn có thể không thể yêu cầu ngân sách bổ sung vào giữa quý nhưng Marketing Director có thể tái phân bổ lại ngân sách. Tuy nhiên, hãy kết nối với bộ phận Finance để cho họ thông tin về các chi phí bất ngờ và làm rõ những chiến lược tái phân bổ ngân sách.

Nắm bắt được Insight các khía cạnh thương mại quan trọng của Marketing 

Để giao tiếp với bộ phận tài chính một cách hiệu quả, Marketing Director cần biết những thuật ngữ sử dụng trong các cuộc trò chuyện. Một số số liệu này sẽ phụ thuộc từng nhóm ngành, nhưng cơ bản phải hiểu các thuật ngữ sau:

  • Revenue Deductions: Các khoản Giảm trừ 
  • Net Revenue: Doanh thu thuần
  • Gross Profit: Lợi nhuận gộp
  • Variable Cost: Chi phí biến đổi
  • Fixed Cost: Chi phí cố định
  • Depreciation: Chi phí Khấu hao

Kiến thức tài chính là một mảng kiến thức quan trọng đối với vị trí Marketing Director. Để trang bị những hiểu biết cốt lõi về tài chính để tăng cường sự nhạy bén với những con số và đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinh tế, đạt tiêu chuẩn về kỹ năng lãnh đạo để xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp, hãy tham khảo khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT để trang bị những kiến thức vững chắc cho con đường trở thành người đứng đầu phòng Marketing. 

Đăng ký sớm để nhận những tư vấn phù hợp cho riêng bạn và ưu đãi từ nhà AIM !