Digital là một từ khóa chưa bao giờ hết ‘hot’ với những người làm marketing. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi digital marketing có bao nhiêu công cụ để truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu? Là một marketer, bạn đã biết được bao nhiêu công cụ rồi? Bạn có sử dụng chúng hiệu quả hay chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn ‘thông não’ vai trò của từng công cụ để làm digital hiệu quả hơn.
I. Paid media là gì?
Nằm trong học phần đầu tiên của lớp DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT tại AIM, danh sách các công cụ được xắp xếp theo đặc điểm sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về digital. Nhanh tay lấy bút và ghi lại ngay những từ khoá quan trọng để triển khai trong hoạt động digital marketing nữa nhé.
Marketers thường ‘xoắn não’ khi nghe thấy dân trong nghề xài 3 công cụ này, 5 website kia, … mà không hiểu tại sao lại dùng như vậy. Thực tế, các chuyên gia digital sẽ dựa vào bản chất của từng công cụ và xếp chúng vào 3 ‘chiếc hộp’ riêng biệt là: paid media, owned media và earned media. Trước tiên hãy bắt đầu với paid media.
Paid media là kênh mà thương hiệu phải trả phí để được sử dụng. Đây là một kênh giúp thương hiệu có thể truyền tải thông điệp đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Trong thực tế, paid media được hỗ trợ bởi 5 công cụ là display ads, keyword, influencer, social seeding và online article.
Các channel trong paid media
Trong số đó, Google displays ads (quảng cáo hiển thị) là hình thức dễ bắt gặp nhất. Không quá khó để bạn nhìn thấy các banner quảng cáo khi đọc các bài báo trên Kênh 14 hay VnExpress.
Tuy nhiên, đừng vội nghĩ rằng display ads chỉ là quảng cáo trên báo mạng. Display ads được thể hiện dưới 2 hình thức chủ yếu là quảng cáo banner trên website và GDN (Google Display Network). Ngoài ra, re-targeting (quảng cáo đeo bám) và programmatic advertising (quảng cáo tự động) cũng được xếp vào display ads.
Công cụ thứ hai để làm paid media là sử dụng keyword – mua quảng cáo dưới dạng từ khoá. Nói một cách dễ hiểu, công cụ keyword này cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện ở vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm khi người dùng search một từ nhất định.
Khi Google đang là ‘ông lớn’ thống trị kênh tìm kiếm, Google Adwords được coi là công cụ mua quảng cáo theo từ khoá phổ biến nhất. Tại Việt Nam, với xu hướng sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, bạn vẫn có thể mua quảng cáo bằng từ khoá nhưng tên gọi sẽ khác.
Một công cụ khác đang được sử dụng khá phổ biến là influencer marketing (người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng). Đương nhiên, độ nổi tiếng của influencer cũng là một lợi thế để làm paid media nhưng không phải người nổi tiếng nào cũng phù hợp với cá tính của thương hiệu. Điều này đặt ra trọng trách của các marketers là phải khéo léo khi ‘chọn mặt gửi vàng’.
Cuối cùng, một công cụ không thể bỏ qua khi làm paid media là social seeding. Hiểu một cách đơn giản, đây là hoạt động ‘gieo mầm’ những thông tin có lợi cho thương hiệu vào cộng đồng để có được niềm tin từ người tiêu dùng. Không khó để bắt gặp hoạt động này diễn ra trên các forum và facebook group thường xuyên.
Lấy ví dụ công ty sắp tung ra một sản phẩm sữa bột cho trẻ em, khi đó bạn sẽ dùng tài khoản seeding vào các group/forum làm mẹ để đưa sản phẩm của mình đến với mọi người và nhận về feedback.
II. Owned media là gì?
Owned media là nhóm công cụ mà công ty được toàn quyền kiểm soát về nội dung và dữ liệu. Đó có thể là website, fanpage của thương hiệu hay bất kỳ một nội dung nào được phân phối trên mobile app hoặc email marketing.
III. Earned media là gì?
Cuối cùng là nhóm Earned media. Earned media là những kênh mà thương hiệu không phải mất phí nhưng vẫn được quảng cáo. Khách hàng khi bắt gặp một nội dung hay thì bắt đầu chia sẻ và sau đó tạo ra dư luận về thương hiệu, điều đó gọi là earned media. 2 công cụ phổ biến nằm trong nhóm earned media là social listening tool và search engine.
Earned media gồm các channel
Social listening tool là một công cụ đo lường phổ biến nhất hiện nay mà nhiều thương hiệu lớn đang sử dụng. Nó không chỉ đơn thuần đưa ra số người nói về thương hiệu, mà còn cho biết nói tốt mặt nào, xấu mặt nào.
Dù đây là một công cụ khá hiệu quả nhưng nó sẽ không thể hoạt động nếu người dùng không đưa ra thảo luận. Chính vì thế, người làm digital chỉ nên xem social listening tool là một công cụ để tham khảo và tối ưu cho các chiến dịch sau này của mình.
Một công cụ quan trọng khác nằm trong nhóm earned media là search engine. Thương hiệu sẽ tối ưu nội dung trên website để thân thiện hơn với bộ tìm kiếm của người dùng.
2 hình thức của search engine dễ bắt gặp hiện nay đó là responsive website (bố cục website tương thích với mọi kích thước thiết bị) và mobile-friendly website (bố cục website tương thích với điện thoại di động).
Đọc thêm: Các Định Hướng Media Planning Cho Marketers
Tuy các công cụ phục vụ cho những mục đích khác nhau nhưng chúng lại cực kỳ liên quan với nhau. Người làm digital giỏi là người biết phối hợp các công cụ này vào chiến dịch marketing của mình sao cho ‘mượt’ nhất.
Lấy ví dụ, bạn có content tốt, website đầu tư hoành tráng nhưng không chạy paid media thì nội dung của bạn vẫn cứ lưa thưa người ghé thăm vì chẳng ai biết đến. Ngược lại, nếu bạn đầu tư cho paid media thật ‘đỉnh’, banner quảng cáo ‘ngợp trời’ trên Google nhưng khi click vào trang chủ thì khách hàng chỉ thấy fanpage lười cập nhật thông tin, nội dung thì quá ‘nhạt’. Nếu là bạn, bạn có muốn ghé thăm thương hiệu đó lần 2 hay không? Dĩ nhiên là không bao giờ.
IV. Hiểu đúng tool digital, làm đúng task
Đầu tiên, các bạn cùng tìm hiểu một người làm digital marketing sẽ làm gì trong một chiến dịch thông qua phần chia sẻ của 2 trainer tại AIM Academy
Với những công cụ đưa ra trong paid media như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các marketers chính là lên một chiến lược booking hiệu quả. Để làm được điều này, marketer phải hiểu được người dùng và hành vi của họ trên digital.
Ví dụ, cùng một ngân sách truyền thông trên digital, bạn sẽ chọn display ads, keyword hay influencer? Và nếu đã chọn display ads, bạn sẽ dồn tiền vào khoảng thời gian nào và trên nền tảng nào là hợp lý nhất? Trả lời được những câu hỏi này tức là bạn đã giải quyết bài toán chiến lược booking trong nhóm paid media rồi đấy.
Owned media là những công cụ mà marketer nắm quyền kiểm soát. Với đặc điểm này, nhiệm vụ chính khi sử dụng các tool trong owned media không phải là sản xuất nội dung mà là quản trị nội dung (content management). Với số lượng nhân sự có giới hạn và khả năng viết bài có giới hạn, bạn sẽ phải giải quyết bài toán sản xuất phân phối như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Áp dụng: 3 nguyên tắc trong chiến lược Content Marketing
Earned media là điều mà mọi marketer đều ao ước. Đó là lý do vì sao trào lưu làm viral clip lại được yêu thích và phát triển ‘chóng mặt’ như bây giờ.
Tuy nhiên, để có được một nội dung thật viral, để có earned media thì marketer phải đưa ra nội dung thú vị và phù hợp. Nhiều marketers quá quan trọng chuyện viral mà làm ra các video theo phong trào, dù được viral rầm rộ nhưng nội dung không đọng lại gì trong đầu người tiêu dùng.
Cuối cùng, nhiệm vụ của marketer trong nhóm earned media là hiểu rõ người dùng thông qua xây dựng hệ thống social CRM (social customer relationship management) và SEO.
CRM có thể là một thuật ngữ khá mới với bạn nhưng nó đang được nhiều công ty sử dụng trong marketing. Mục tiêu của CRM là lưu trữ mọi tương tác giữa thương hiệu và khách hàng vào một hệ thống cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho sales và marketing.
SEO là hình thức mà công ty sẽ tự tối ưu các từ khóa trên website để đứng top trên các kết quả search của người dùng. Khách hàng luôn thích sự nhanh chóng và chỉ click vào những link gần mình nhất, nếu bài viết của bạn xuất hiện càng gần khu vực tìm kiếm của khách hàng, khả năng được click của bạn sẽ cao hơn bài viết của đối thủ rất nhiều.
Việc hiểu rõ 3 kênh media này sẽ giúp các marketers quản lý chiến dịch digital hiệu quả hơn. Với khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ hệ thống hóa từng nền tảng, từng công cụ trong digital để bạn ‘vững bước’ hơn khi theo nghề. Khóa học đã có phiên bản online – học tương tác trực tuyến.
Tham khảo thông tin và đăng ký khoá học ngay nhé!