Activation Là Gì? 6 Hình Thức Kích Hoạt Thương Hiệu Thường Gặp

Activation là gì? Activation là hoạt động kích hoạt thương hiệu, hiểu đơn giản là làm cho thương hiệu của bạn được mọi người biết đến, tăng nhận diện và tương tác của người dùng thông qua một số loại trải nghiệm thương hiệu.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Activation là gì? Activation là hoạt động kích hoạt thương hiệu, hiểu đơn giản là làm cho thương hiệu của bạn được mọi người biết đến, tăng nhận diện và tương tác của người dùng thông qua một số loại trải nghiệm thương hiệu.

I. Khái niệm Activation – kích hoạt thương hiệu

Activation hay brand activation là hình thức marketing được sử dụng khi cần quảng bá hình ảnh thương hiệu. Activation vốn đã rất phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Chắc hẳn bạn đã từng biết đến hoặc tham gia một hay nhiều hoạt động activation nhưng có thể chưa biết tên gọi của chúng.

Khi nào thì cần làm activation?

Khi thương hiệu của bạn mới ra đời và chưa được ai biết đến. Giống như một cỗ máy, nó phải được “kích hoạt” trước khi đi vào “sử dụng”.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là activation chỉ dành cho những thương hiệu mới.

Nếu một doanh nghiệp muốn tái xây dựng thương hiệu, làm mới hình ảnh, họ cũng cần một kế hoạch activation làm thay đổi nhận thức của người dùng, khiến họ chú ý đến những điểm mới.

khái niệm activation – kích hoạt thương hiệu

II. Những ưu điểm của hoạt động Activation

  • Thu thập được dữ liệu người tiêu dùng và opt-ins của họ
  • Thu thập được phản hồi của người tiêu dùng ngay vào lúc họ tương tác với thương hiệu
  • Tiếp cận đối tượng mới chưa tương tác với thương hiệu
  • Củng cố vị trí thương hiệu trên thị trường
  • Cắt giảm chi phí quảng cáo truyền thống (quảng cáo TV, Print Ads, Web Ads)

III. Phân biệt Activation và Brand marketing

Activation là một trong những hoạt động của brand marketing.

Điểm đặc biệt là activation tập trung vào quá trình đưa thương hiệu của bạn từ trạng thái này sang trạng thái khác (tốt hơn).

Giá trị của thương hiệu lúc này mới được kích hoạt, được nhận ra. Như đốt nóng một hòn than đang nguội ngắt. Trong khi đó, brand marketing là một quá trình liên tục và bao gồm nhiều hoạt động để duy trì thương hiệu.

IV. Phân biệt Activation và Event

event và activation là 2 loại hình có nhiều nét tương đồng nhưng mỗi loại hình đều có những thử thách riêng

Event – sự kiện là một khái niệm đã quá quen thuộc. Đó là các sự kiện có sự tham gia của nhiều người, bao gồm hội thảo, lễ khai trương, buổi ra mắt sản phẩm, đêm nhạc hội… Từ lâu event cũng là một công cụ đắc lực trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

Event và Activation là 2 loại hình có nhiều nét tương đồng. Điểm khác biệt là event chỉ diễn ra 1 lần duy nhất, còn activation là một chuỗi hoạt động lặp lại nhiều lần.

Ở event, nếu trong khâu tổ chức xảy ra sai xót thì không có cơ hội để sửa chữa. Nhưng trong activation, nếu những lần đầu còn trục trặc, bạn vẫn có thể rút kinh nghiệm để cải tiến hơn vào những lần sau.

Tuy vậy, mỗi loại hình đều có những thử thách riêng mà chỉ người trong nghề mới được trải nghiệm.

Đọc thêm: “Săm soi” chiếc CV của một Event Organizer – Người tổ chức sự kiện

V. Phân biệt Activation và Experiential marketing

phân biệt giữa  activation và experiential marketing, từ định nghĩa đến mục đích

Experiential marketing – tiếp thị trải nghiệm nhắm đến những trải nghiệm, tương tác, đánh giá của người tiêu dùng với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thực tế thì brand activation vẫn sử dụng experiential marketing như một hoạt động trọng điểm.

Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm trong activation mang mục đích cho người tiêu dùng thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn là tốt như quảng cáo, làm tăng độ tin cậy của thương hiệu.

Trong khi đó, các trải nghiệm trong experiential marketing không nhất thiết phải chứng minh chất lượng sản phẩm hay uy tín thương hiệu, mà đôi khi chỉ để thu hút, tạo hứng thú cho người dùng.

Ví dụ, hãng xe Volkswagen lập ra một trang web được thiết kế để người dùng trải nghiệm cảm giác lái xe ban đêm là như thế nào, từ đó giới thiệu hệ thống của Volkswagen giúp bạn lái xe an toàn hơn. Đây là một hoạt động experiential marketing, mục đích là mang đến sự hào hứng cho khách hàng.

VI. 6 hình thức Activation thường gặp

Nếu đọc xong những khái niệm trên mà vẫn thấy activation lạ lẫm, hãy xem 6 hình thức dưới đây, bạn sẽ nhận ra sự quen thuộc ngay thôi.

1. Experiential marketing

Như đã nói ở trên, experiential marketing là một thành phần quan trọng của activation để gắn kết và xây dựng niềm tin với khách hàng. Cách tốt nhất để “kích hoạt” thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng là cho họ trải nghiệm trực tiếp.

Tuy nhiên, bạn cần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vừa thú vị, vừa “khoe” được chất lượng của sản phẩm, chứ không phải là những buổi dùng thử đơn điệu. Bạn cũng nên tìm hiểu về hình thức marketing du kích để có thêm các ý tưởng về experiential marketing.

Hãng xe đẩy trẻ em Contours đã chế tạo những chiếc xe đẩy cỡ lớn để đích thân những bậc cha mẹ ngồi lên và trải nghiệm chất lượng.

hãng xe đẩy trẻ em contours đã chế tạo những chiếc xe đẩy cỡ lớn để các bậc cha mẹ ngồi lên và trải nghiệm chất lượng.

Hay thương hiệu máy xay sinh tố Philips đã sử dụng máy xay và nhiệt để tách phân tử, tạo ra một loại trái cây mashup mới. Họ mang ra chợ và cho mọi người dùng thử. Ai cũng hết sức ngạc nhiên không biết đó là loại trái gì. Cuối cùng, họ được tiết lộ đó là sản phẩm của máy xay sinh tố và gợi ý mua sản phẩm để tự làm loại trái đó ngay tại nhà.

2. Sampling campaigns

Phát các mẫu thử miễn phí có lẽ là “chiêu” quen thuộc nhất. Bạn có nhớ những chiếc booth dựng ở siêu thị, công viên, trường học, những nơi đông người, với những bạn PG duyên dáng mời mọi người dùng thử? Đó chính là hình thức sampling trong acivation.

Bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng về sample, nơi phát, thời điểm phát và cách phát. Nhiều công ty có cách sampling rất sáng tạo giúp tạo dấu ấn tốt hơn cho khách hàng.

Thay vì đứng trên đường phố, cố nhét mẫu thử vào tay những người đi làm bận rộn, hãng nước giải khát Mountain Dew có cách làm khác. Họ lái một chiếc xe tải khổng lồ có tên thương hiệu, đi vòng quanh đất nước và phân phát nước của mình tại các lễ hội hay sự kiện náo nhiệt – nơi gần như chắc chắn sản phẩm sẽ được chào đón nhiệt tình.

3. In-store brand activation – Activation tại cửa hàng

Hình thức này vẫn sử dụng những yếu tố trải nghiệm, biến điểm bán trở thành nơi khách hàng có thể chạm và tương tác với thương hiệu.

Thương hiệu kinh doanh bách hóa John Lewis đã tiếp cận khách hàng theo cách này, với chiến dịch Monty the Penguin năm 2014 để quảng bá đồ chơi thú nhồi bông Monty. Họ dựng những mô hình Monty’s Den ở 42 cửa hàng ở khắp cả nước, sử dụng công nghệ nhập vai để kể chuyện về các nhân vật trong quảng cáo.

Họ còn trang bị cả những chiếc máy Monty’s Magical Toy tại cửa hàng Oxford Street. Trẻ em sau khi mua các món đồ chơi tại cửa hàng sẽ đưa qua máy, máy sẽ scan món đồ chơi đó thành những nhân vật sống động di chuyển và nhảy múa trên màn hình.

4. Digital marketing campaigns

Activation trực tuyến thậm chí còn thu hút được nhiều khán giả tham gia hơn. Bạn dễ dàng nghiên cứu được hành vi khách hàng trên môi trường digital, sau đó cung cấp cho họ những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa. Ưu điểm của các chiến dịch digital là nhanh chóng, ít tốn kém và có thể đo lường được.

Năm 2013, hãng snack Snickers đã hợp tác với Google để tìm ra 500 từ khóa tìm kiếm thường bị sai chính tả nhất, đồng thời mua quảng cáo 25.000 cụm từ tìm kiếm hay bị viết sai. Vì sao? Vì bạn “không thể viết đúng chính tả khi bạn đang đói”.

Trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt, chiến dịch đã được xem bởi 500.000 người. Một cách tiếp hết sức sáng tạo và thông minh.

5. Promotional marketing

Tiếp thị khuyến mãi là một hình thức không còn xa lạ với bất kì ai. Khuyến mãi của bạn có thể nhắm vào doanh nghiệp, đại lí bán lẻ, bán buôn hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức khuyến mãi có thể là chương trình khách hàng thân thiết, các cuộc thi, rút thăm trúng thưởng, quà tặng, ưu đãi đặc biệt…

Xu hướng khuyến mãi hiện nay là sử dụng các tương tác trên digital, đặc biệt là mobile. Mobile marketing cũng là 1 trong 10 xu hướng digital marketing 2020 do các chuyên gia Google nhận định.

6. Social Media Engagement

Chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông xã hội. Nếu khách hàng của bạn không nói về bạn trên Facebook, Instagram hay Twitter thì nghĩa là bạn chưa kết nối tốt với họ. Vậy làm sao để khuyến khích họ lan tỏa thương hiệu của bạn trên mạng xã hội?

Chuỗi thức ăn nhanh Sonic vốn rất phổ biến tại Mỹ nhưng lại không được nhắc đến nhiều trên social bằng những cái tên như McDonald’s hay KFC. Họ thực hiện chiến dịch #SquareShakes dành riêng cho Instagram. Họ thiết kế sản phẩm với dạng hình vuông, rất phù hợp để chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội này.

Chiến dịch đã đạt hơn 26.000 lượt thích và gần 1.000 lượt bình luận, tăng 11.000 lượt theo dõi trang so với trước đó.

VII. Kết luận

Dù bạn sử dụng loại hình nào, hãy nhớ activation không chỉ được đo lường bằng mức độ tăng doanh số. Dù doanh thu luôn là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động marketing, nhưng mục đích của activation còn là tăng nhận thức về thương hiệu, mở ra một cuộc đối thoại hai chiều với khách hàng tiềm năng.

Điều quan trọng nhất là phải tạo ra một kết nối cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm trí và khiến người ta nhớ đến thương hiệu của bạn.

Tổ chức sự kiện và kích hoạt thương hiệu đang trở thành hoạt động thiết yếu của nhiều thương hiệu. Bạn có muốn thử sức trong một công ty tổ chức sự kiện với công việc năng động và đầy thử thách?

Đến với khóa học EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT để được học bài bản từ khâu lên kế hoạch tổng thể đến thực thi chi tiết. Kết thúc 11 buổi học, học viên đủ khả năng để ứng tuyển vào các agency sự kiện hoặc tự vận hành sự kiện của doanh nghiệp mình.

Điền form thông tin để AIM liên hệ tư vấn cho bạn ngay!