07 Công Việc Của Strategic Planner

Vị trí hoạch định truyền thông hay còn gọi là Strategic Planner có thể được xem là một “dream job" của nhiều bạn trẻ. Nhưng thật sự vị trí này đòi hỏi gì và kinh nghiệm làm Strategic Planner cần được xây dựng thông qua đâu? Hãy cùng AIM Academy tìm hiểu nhé.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Vị trí hoạch định truyền thông hay còn gọi là Strategic Planner có thể được xem là một “dream job” của nhiều bạn trẻ. Nhưng thật sự vị trí này đòi hỏi gì và kinh nghiệm làm Strategic Planner cần được xây dựng thông qua đâu? Hãy cùng AIM Academy tìm hiểu nhé.

I. Vị trí Strategic Planner là gì?

Đây được xem là vị trí “đầu não” của bất kì một chiến lược truyền thông nào, đặc biệt là trong agency. Nói một cách dễ hiểu như sau, khi Account nhận brief gồm các mục tiêu kinh doanh hoặc mục tiêu marketing, công việc của một người hoạch định truyền thông là biến tất cả những thứ “khô khan” này thành các mục tiêu truyền thông và lên chiến lược thực thi.

II. 7 công việc của Strategic Planner

1. Nghiên cứu

Sau khi nhận brief từ client, người làm hoạch định truyền thông phải bắt đầu research các chiến lược truyền thông mà khách hàng hoặc đối thủ của họ đã từng thực hiện. Nhiều Planner cao tay hơn sẽ có thể dự đoán sắp tới đối thủ của họ sẽ làm gì. Tất cả điều này nhằm tránh “đụng hàng”.

Giai đoạn này cũng đòi hỏi người Strategic Planner phải có kỹ năng thấu hiểu người tiêu dùng và kỹ năng thấu hiểu sản phẩm để “điều hướng” chiến lược cho phù hợp. Vì thực tế, tất cả nỗ lực của agency và client là tìm ra cách “nói chuyện” tốt nhất với khách hàng, giải quyết được vấn đề mang tính “emotional” – về mặt cảm xúc, và cuối cùng là thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.

Để thấu hiểu người tiêu dùng hơn nữa, mời bạn tham khảo ebook Giải mã Insight – “Tri kỷ” của marketer nhé.

2. Lên creative brief và truyền cảm hứng cho phòng Creative

Như đã đề cập, một trong những công việc của người làm hoạch định truyền thông là biến các mục tiêu kinh doanh thành mục tiêu truyền thông cùng một số thông tin khác, tạo thành một brief mới gọi là creative brief cho Creative team. Hãy thử tưởng tượng, nếu Account đưa thẳng cho Creative team một brief “thô” về tham vọng giành được thị trường, thị phần,… của khách hàng thì họ sẽ phải bắt đầu sáng tạo từ đâu và như thế nào?

Quá trình lên creative brief sẽ giúp rèn luyện kỹ năng tìm ra vấn đề của Planner. Vì khi tìm ra được vấn đề chính xác thì cả chiến dịch mới đi đúng hướng, tập trung giải quyết vấn đề.

3. “Thẩm định” ý tưởng

Sau khi phòng creative cho ra được những ý tưởng mà theo họ là “không thể hay hơn được nữa” thì bộ ba “Account – Planning – Creative” sẽ ngồi xuống và “thẩm định” xem đâu là ý tưởng triển vọng để thực thi.

Giữa “khẩu vị” của client mà Account đã khám phá được, và những idea như những đứa con của team Creative, công việc của Strategic Planner là phải thật sự “cứng rắn” để các ý tưởng không bị sai đường hay còn gọi là “off-brief”.

4. Lên chiến lược

Từ kế hoạch về ý tưởng và thực thi (liên quan đến ý tưởng chứ không phải thực thi cả một campaign) của phòng Creative, công việc tiếp theo của người hoạch định truyền thông là phối hợp cùng các phòng khác như Media, Production để chi tiết hoá chiến lược, đặc biệt là về kinh phí – một trong những yếu tố mà client rất quan tâm. Giai đoạn này thực sự hữu ích để giúp tôi rèn thêm kỹ năng làm kế hoạch của Planner.

5. Pitching

Trong một số trường hợp, Planner sẽ là người thuyết trình thay vì Account. Kỹ năng thấu hiểu truyền thông sâu và chi tiết nhất sẽ giúp họ tự tin “bán idea” với khách hàng hơn.

6. Giám sát thực thi

Khi mọi thứ đã “an bài”, campaign được thực thi thì công việc của Planner vẫn chưa “ngơi tay”. Họ cũng chính là người giám sát xem mọi thứ có diễn ra đúng hay không, hoặc có cần phải chuyển sang plan B hay không. Đặc biệt họ cũng chính là người giám sát xem KPI có khả năng đạt được đến đâu. Trong quá trình này, Planner cũng làm việc trực tiếp và thường xuyên với Account để Account xử lý các vấn đề với khách hàng tốt hơn.

7. Báo cáo

Sau tất cả, Planner cũng là người làm báo cáo, đo lường kết quả thực tế so với kỳ vọng như thế nào; đồng thời rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cải thiện trong những lần tiếp theo.

III. Vai trò của người làm Strategic Planner

Thông qua công việc và vị trí như trên, bạn có thể thấy vai trò của Planner quan trọng thế nào. Họ được ví như “đường ray” để xe lửa dù có phóng nhanh đến đâu cũng không chệch đường và dừng lại đúng trạm.

Bộ ba “Account – Creative – Planning” trong agency mỗi người đều đóng một vai trò quác nhau nhưng đâu đó, để những phòng ban kia phát huy hết tác dụng thì không thể thiếu Planner. “Âm thầm nhưng không lu mờ” là cụm từ khái quát hoá mà chúng ta có thể dành cho công việc của người hoạch định chiến lược truyền thông.

Đọc thêm: Strategic Planner trong chiến dịch quảng cáo đóng vai trò cụ thể gì?

IV. Các kỹ năng của Strategic Planner

Yeah. Từ đầu chia sẻ đến giờ thì bạn có thể thấy, người làm planner có vẻ như một người “hoàn hảo” từ trong ra ngoài đúng không? Vậy người “hoàn hảo” ấy cần có những tố chất nào để đáp ứng công việc của người làm hoạch định truyền thông. Để đọc thêm những kỹ năng này một cách chi tiết và khám phá chân dung thực tế của người làm công việc hoạch định truyền thông, mời bạn tham khảo bài viết Cách làm nổi bật CV của Strategic Planner

V. 7 tips nâng cấp kỹ năng hoạch định truyền thông

Để nâng cao kỹ năng hoạch định truyền thông, bạn có thể bỏ túi 7 tips sau.

1. Nhìn vào bức tranh lớn

Bức tranh lớn có thể đến từ thương hiệu, đối thủ của thương hiệu và đặc biệt là nhân lực của “nhà mình” để có thể triển khai chiến lược hợp lý. Chẳng hạn nếu bạn không có bộ phận media trong nhà, thì trong chiến lược, bạn sẽ phải làm việc với media agency. Như vậy, chi phí và quá trình làm việc cùng một bên thứ 3 sẽ như thế nào sẽ là điều đáng cân nhắc.

Để nâng cấp kỹ năng hoạch định truyền thông, planner cần nhìn vào bức tranh lớn của doanh nghiệp

2. Luôn nghĩ về thực thi

Tập trung vào bức tranh lớn nhưng bạn cũng đừng quên “để ý” đến khả năng thực thi chi tiết nhé. Kế hoạch thực thi càng chi tiết đến đâu thì chiến dịch sẽ được chạy trơn tru đến đó.

3. Xác định quy trình

Team “nhà mình”, client và có thể là bên thứ 3 sẽ tham gia chạy campaign, nếu không có một quy trình rõ ràng, mọi thứ sẽ khó tránh khỏi rối rắm. Quy trình làm việc sẽ giúp bạn:

  • Thuận tiện khi truyền đạt các mục tiêu chung
  • Nhanh chong khi lập và tinh chỉnh kế hoạch
  • Chứng tỏ được khả năng lãnh đạo của bạn.
Quy trình planning còn bao gồm cả việc lên idea, brainstorm và chiến lược

4. Xác định rõ thời gian

Dù là Account hay Planner thì thời gian luôn là yếu tố rất quan trọng. Thời gian đảm bảo tiến độ công việc của từng người, dù là việc nhỏ nhất. Trong khi set thời gian, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Set cụ thể deadline
  • Phân công người chịu trách nhiệm trên từng đầu việc
  • Hỗ trợ team để đảm bảo deadline
  • Luôn nâng cao tinh thần teamwork.

5. Chừa “đất” cho sự linh hoạt

Mọi thứ được cân chỉnh rõ ràng là điều hợp lý nhưng đồng thời bạn cũng cần có không gian để linh hoạt. Vì trong quá trình thực thi sẽ có những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Nhưng bạn chỉ có thể dự đoán chứ không bao giờ ngăn chặn được các rủi ro.

6. Phần thưởng

Bạn có thể thông báo phần thưởng cho team nếu team đạt được KPI. Điều này sẽ làm gia tăng thêm độ hào hứng và quyết liệt cho các cộng sự. Bên cạnh phần thưởng, bạn cũng nên bày tỏ sự đánh giá tốt với team hoặc nhân sự có thành tích nổi bật trong chiến dịch.

7. Đánh giá và rút ra bài học

Mỗi chiến lược cũng giống như sự “kiểm định” thực tế xem các chiến lược, giả thiết của Planner sẽ như thế nào! Vì thế cuối cùng nhưng không thể bỏ qua đó là việc đánh giá lại và rút ra bài học cho không riêng gì bạn, mà còn là các thành viên khác. Quá trình này sẽ giúp bạn dày dặn kinh nghiệm và đoàn kết team hơn nữa.

Một trong những điều mà AIM muốn nhấn mạnh đến bạn là kỹ năng thấu hiểu ngọn nguồn của truyền thông. Bởi đây, chính là yếu tố được xem như “sống còn” để bạn làm việc và tỏa sáng với nghề khi chính là người tính toán cân đo trong tất cả mọi việc.

Hiểu được tầm quan trọng này, AIM Academy mời bạn tham khảo khóa học STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING, được hướng dẫn bởi các chiến lược gia “thiện chiến” đến từ các agency quảng cáo hàng đầu Việt Nam, trong đó có Publicis, MullenLowe Mishra, DSquare, Saatchi & Saatchi.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!