Trăn Trở 'Nghiệp' Marketing? Hãy Hỏi Đúng Chỗ, Tìm Đúng Người!

Kết thúc buổi CAREER MENTORING, cả 3 bạn đều hiểu vấn đề và hình dung ra hướng đi rõ ràng hơn cho mình. Còn bạn thì sao? Đã đến lúc bạn ngừng để bản thân bơi trong ‘biển hoang mang’, bổ sung ngay kiến thức còn thiếu và tìm cho mình một phương pháp đúng đắn từ lời khuyên của chuyên gia trong chương trình Pack Well With AIM . Kết quả chỉ đến khi bạn thực sự nỗ lực và AIM tin nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Trong guồng quay hối hả của ngành marketing, có lúc bạn chợt thấy bế tắc trong công việc và sự nghiệp. Đừng loay hoay giải quyết một mình, điều bạn cần là một người tới nói với bạn “Anh ngày xưa cũng vậy”. Với con mắt tinh tường của người làm nghề lâu năm, chị Diệu Anh – Managing Director tại AIM Academy trong buổi CAREER MENTORING đã chia sẻ những lời khuyên quý giá tới các bạn marketer.

Thoát bẫy dậm chân tại chỗ với sự nghiệp marketing

I. Chỉ cần làm tốt công việc là được thăng chức?

Mở đầu buổi mentoring, bạn Nguyễn Hải Châu – Marketing Executive tại Galaxy Cinema thắc mắc có phải có cứ làm tốt công việc của mình thì sẽ được thăng tiến hay không và để lên được Assistant Brand Manager (ABM) thì cần những gì? Trả lời thắc mắc của bạn Châu, chị Diệu Anh có chia sẻ:

Hoàn thành tốt công việc chỉ là 1 trong những yếu tố để xem xét việc promote của một nhân viên. Để được xem xét việc tiến thêm 1 bước trong nấc thang sự nghiệp, bạn cần:

  • Thời gian: Không phải ngẫu nhiên mà bạn phải đi làm một vài năm mới được xem xét thăng tiến. Thời gian là thước đo xem bạn đã đủ kinh nghiệm làm tốt mọi đầu việc và giải quyết mọi vấn đề hay chưa?

  • Năng lực: Kỹ năng giải quyết công việc và kỹ năng quản lý con người là những yếu tố không thể thiếu khi sếp xem xét tiềm năng của bạn ở vị trí cao hơn.

  • KPI: Hiệu quả công việc và thành tích của bạn trong thời gian làm việc có tốt thì cấp trên mới có cơ sở giao cho bạn công việc phức tạp hơn.

Marketing sinh ra để tạo ra khác biệt – cụ thể là giúp công ty nổi bật giữa hàng ngàn sa số những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với ngành dịch vụ và đặc biệt là rạp chiếu phim, sự khác biệt về trải nghiệm khách hàng là điều tiên quyết giúp thương hiệu cạnh tranh.

Trong đó, với vai trò là một marketer, bên cạnh khả năng follow up, thực thi các hoạt động marketing được giao phó, Châu cần nắm rõ lý do vì sao đằng sau mỗi quyết định của brand manager. Một vài keyword quan trọng mà bạn có thể tham khảo trong khoá Brand Management Excellence như: Brand Growth Driver, Brand key, Brand Positioning/Repositioning…

II. Để không chết đuối trong cuộc chơi digital

Cũng có những thắc mắc nhưng chuyên sâu hơn về công việc, bạn Vũ Nam Hưng – Digital Marketing Manager của một cộng đồng về kỹ năng mềm nhận thấy cơ hội phát triển học viên từ hội thảo đang giảm dần. Xu thế đang dịch chuyển về digital, nếu bản thân mình không thay đổi sẽ bị quên lãng trong tâm trí khách hàng. Điều Hưng băn khoăn là làm digital như thế nào?

Chị Diệu Anh tư vấn cho Hưng, để đánh sang mảng digital cần làm thật tốt content và hiểu quy luật để tối ưu chi phí trên các platform khác nhau. Bên cạnh việc outsource những phần đòi hỏi kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao, Hưng bày tỏ mong muốn tự mình làm digital để kiểm soát chặt chẽ công việc hơn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Với quy mô công ty không lớn và ngân sách thấp, việc tự xây dựng chỉ số đo lường KPI, phân bổ ngân sách và hoạch định media sao cho hiệu quả trở thành yếu tố ‘sống còn’ khi làm digital.

Để thương hiệu không bị bỏ lại trong ‘cuộc đua’ digital, chị Diệu Anh có gợi ý cho Hưng khóa Performance Digital Marketing, giải pháp tối ưu hóa quảng cáo và triển khai nội dung hấp dẫn trên digital cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ như cộng đồng của Hưng.

III. Thoát bẫy ‘dậm chân tại chỗ’ với sự nghiệp

Khác với Châu và Hưng, bạn Võ Thị Năm với 9 năm kinh nghiệm làm trade marketing tại ngành hàng sữa lại có những mối bận tâm riêng. Năm cảm thấy công việc của mình thực chất không được như kỳ vọng. Cô không được làm trade chuyên sâu và không được giao quyền nhiều ngoài vai trò admin và reporting. Năm cũng chia sẻ thêm, khi đi phỏng vấn cô đều nhận được cái lắc đầu. Những vị trí Năm mong muốn đều đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu về trade marketing.

Sự thật thì, qua tâm sự với Năm, chị Diệu Anh nghĩ cô không hề thiếu kỹ năng để apply vào những vị trí yêu thích, chỉ là bạn không biết làm sao để show chúng ra trước nhà tuyển dụng.

Để không ‘mắc kẹt’ mãi trong công việc hiện tại, Năm cần:

  • Highlight được kỹ năng liên quan tới vị trí ứng tuyển bạn có được từ công việc hàng ngày, được minh họa cụ thể qua con số trong CV

  • Thể hiện được mình là một người tích cực, có tư duy đào sâu phân tích và chủ động trong công việc khi phỏng vấn

  • Mạnh dạn và tự tin hơn. Năm là một cô gái khá hiền và hòa nhã, điều này dễ gây lầm tưởng cho nhà tuyển dụng rằng bạn không có ý kiến cá nhân. Mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn một chút sẽ giúp bạn tiến gần với công việc mơ ước.

Ngọc không mài khó sáng. Nếu bạn không tự mài giũa bản thân với soft skills, mọi người sẽ mãi chỉ xem bạn là một viên đá mà thôi. Soft skills không chỉ cho bạn thêm cơ hội có được công việc trong mơ mà còn giúp bạn tìm ra thế mạnh bản thân và áp dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả để ‘tỏa sáng’ trong công việc và cuộc sống. AIM vinh dự được đồng hành và hỗ trợ các bạn trẻ hoàn thiện kỹ năng mềm cùng khóa Soft Skills.

Kết thúc buổi CAREER MENTORING, cả 3 bạn đều hiểu vấn đề và hình dung ra hướng đi rõ ràng hơn cho mình. Còn bạn thì sao? Đã đến lúc bạn ngừng để bản thân bơi trong ‘biển hoang mang’, bổ sung ngay kiến thức còn thiếu và tìm cho mình một phương pháp đúng đắn từ lời khuyên của chuyên gia trong chương trình Pack Well With AIM. Kết quả chỉ đến khi bạn thực sự nỗ lực và AIM tin nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bạn chưa biết mình sẽ làm vị trí nào trong ngành marketing rộng lớn, bạn hãy Điền Form Đăng Ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!