Tận dụng Facebook CPAS để tăng đơn hàng

Ngoài chạy quảng cáo, livestream bán hàng…, thì một trong những cách bạn không được bỏ qua để tăng đơn hàng nhanh chóng, đó chính là tận dụng Facebook CPAS. Vậy sức mạnh của chúng là gì mà có thể gia tăng tỉ chuyển đổi đơn hàng cao đến như vậy? Hãy cùng AIM tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Ngoài chạy quảng cáo, livestream bán hàng…, thì một trong những cách bạn không được bỏ qua để tăng đơn hàng nhanh chóng, đó chính là tận dụng Facebook CPAS. Vậy sức mạnh của chúng là gì mà có thể gia tăng tỉ chuyển đổi đơn hàng cao đến như vậy? Hãy cùng AIM tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé!

I. Facebook CPAS là gì?

Facebook CPAS đang là một trong những lựa chọn các thương hiệu sử dụng nhiều trong quá trình làm performance marketing

Facebook CPAS (Quảng cáo cộng tác) là một giải pháp quảng cáo được tạo bởi Facebook, giúp tăng cường sự hợp tác giữa thương hiệu và các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,..).

Với mục đích đẩy mạnh doanh số, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng thành công và tiếp cận lượng lớn người dùng, Facebook CPAS là một trong những lựa chọn đang được các thương hiệu sử dụng rất nhiều trong quá trình làm performance marketing.

II. Facebook CPAS khác gì so với Facebook Ads?

So sánh sự khác nhau giữa Facebook Ads và Facebook CPAS

Facebook Ads là hình thức trả phí do Facebook cung cấp và có thuật toán giúp tìm kiếm những khách tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, thông những hoạt động của họ trên facebook. Từ đó, đẩy các quảng cáo phù hợp đến với người dùng để tiếp cận họ, cũng như đánh đúng đối tượng khách hàng. 

Ví dụ: Gần đây bạn đang quan tâm đến việc mua quần áo mùa hè và tìm kiếm nó trên Facebook. Ngay sau khi tìm kiếm, Facebook sẽ thu thập dữ liệu và xác định rằng bạn đang quan tâm đến những mặt hàng quần áo thoáng mát, dễ di chuyển. Ngay lập tức, các quảng cáo liên quan đến các sản phẩm ấy sẽ được hiển thị trên newfeed của bạn.

Đọc thêm: Cách phân tích dữ liệu Facebook ads hiệu quả

Facebook CPAS là một tính năng từ quảng cáo Facebook cho phép các thương hiệu toàn quyền kiểm soát nội dung quảng cáo và dẫn khách hàng mục tiêu đến thẳng trang web hoặc trang đích của nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử. 

III. Facebook CPAS hoạt động như thế nào?

Dựa trên hành trình tìm kiếm, mua hàng của khách hàng trên nền tảng website hoặc các sàn thương mại điện tử, tính năng này cho phép khách hàng tiềm năng nhìn thấy các sản phẩm của bạn một lần nữa trên các ứng dụng thuộc sở hữu của Meta như Facebook, Instagram,… thông qua quảng cáo động. Điều này sẽ giúp thương hiệu remarketing, kích thích người mua quay trở lại web để hoàn thành việc mua hàng của mình.

Ví dụ: Khi bạn xem một sản phẩm tại một trang web bán hàng trên shopee nhưng vẫn chần chừ không mua, thì sau đó bạn sẽ bắt gặp sản phẩm ấy trên newfeed facebook của mình kèm theo những ưu đãi và quà tặng hấp dẫn. Khi click vào đường link, quảng cáo đó sẽ dẫn bạn về lại trang web một lần nữa để mua hàng.

IV. Lợi ích khi tận dụng Facebook CPAS?

Facebook CPAS hiện đóng vai trò trung gian và dần trở thành một công cụ cần thiết đối với ngành thương mại điện tử. Ngoài ra, các yếu tố làm cho Facebook CPAS rất có lợi cho các nhà cung cấp thị trường bao gồm:

1. Liên kết trực tiếp khách hàng đến trang mua hàng

Khi bạn tạo quảng cáo CPAS Facebook, bạn sẽ tạo một đường liên kết trực tiếp đến nền tảng thương mại điện tử của mình. Điều này giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Họ có thể tiếp cận trang bán lẻ của bạn chỉ trong một lần nhấp và điều này sẽ khuyến khích người dùng thực hiện mua hàng mà không phải đi qua các trang chuyển hướng khác. 

2. Gia tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng

Với sự trợ giúp của tính năng CPAS, các sản phẩm của bạn sẽ được quảng cáo và giới thiệu lần nữa trên Facebook. Điều đó giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm đó một lần nữa và gia tăng mức độ tin tưởng.

3. Nhắm vào đối tượng mục tiêu có sẵn của Facebook

Với lượng người dùng Facebook vô cùng lớn, quảng cáo cộng tác sẽ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với những người có nhu cầu sử dụng và mua hàng dựa trên phân khúc thị trường. Không những vậy, việc sử dụng tính CPAS sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với nhiều khách hàng mục tiêu cũng như nâng cao nhận thức về thương hiệu.

4. Đo lường/Báo cáo ROAS của doanh số bán hàng thực tế

Quảng cáo cộng tác giúp cho các nhãn hàng có thể đo lường những dữ liệu từ sàn thương mại điện tử theo thời gian thực. Từ đó tái tiếp cận khách hàng tiềm năng đã ghé vào gian hàng để thúc đẩy họ hoàn thành hành trình mua hàng của mình.

Để biết cách phân tích dữ liệu chính xác tham khảo thêm Checklist 7 bước phân tích data

5. Target đúng tệp khách hàng doanh nghiệp cần và đúng người muốn mua

Retarget lại những người đã xem trên trang sản phẩm hoặc là những người đã từng thêm sản phẩm của vào giỏ hàng nhưng chưa tiến hành đặt mua. Ngoài ra, Facebook CPAS sẽ thu hút lại những tệp khách hàng đã từng mua sản phẩm để bán thêm (Upsell) hoặc là có thể bán chéo (Cross Sell) một lần nữa.

V. Khi nào thì sử dụng Facebook CPAS

  • Chạy chiến dịch quảng cáo, chẳng hạn như quảng cáo danh mục Advantage, thúc đẩy doanh số sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng của nhà bán lẻ đang cộng tác.
  • Thúc đẩy lưu lượng truy cập dành riêng cho trang web hoặc ứng dụng của đối tác.
  • Đo lường doanh số của bạn và các chuyển đổi khác xảy ra trên trang web hoặc ứng dụng của đối tác bán lẻ
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm thông qua facebook
  • Giới thiệu đến khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm và làm tăng tỉ lệ mua hàng

VI. Các tips để tối ưu chiến dịch quảng cáo từ Facebook CPAS?

Để việc nhắm chọn mục tiêu khách hàng ở diện rộng và retarget hiệu quả nhất, thì các nhà bán hàng cần xây dựng một chiến dịch quảng cáo dài hạn.

Các tips để tối ưu chiến dịch quảng cáo từ facebook cpas

1. Điều chỉnh mục tiêu

Việc nhắm đối tượng mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn thu hẹp tệp khách hàng, giảm số lượng quảng cáo khác cạnh tranh cũng như chi phí. 

2. Ngân sách và thời gian chiến dịch

  • Thời lượng chiến dịch được đề xuất là 3-4 tuần với ngân sách khoảng 40$/ngày.
  • Tối ưu: CPO * 100 làm ngân sách hàng tuần hoặc theo ngưỡng tối thiểu của từng thị trường.
  • Tránh chiến dịch ngắn (<1 tuần) hoặc ngân sách eo hẹp vì nó tác động tiêu cực đến việc học máy của Facebook.

3. Yếu tố đấu thầu

Tại chiến lược giá thầu chiến dịch, đặt giá thầu chi phí thấp nhất để tăng độ cạnh tranh cho quảng cáo. Điều này đảm bảo quảng cáo sẽ tiếp cận được những khách hàng tiềm năng nhất.

4. Yếu tố nội dung quảng cáo

  • Nội dung quảng cáo: Nhấn mạnh vào các lợi điểm bán hàng của chương trình khuyến mãi/sản phẩm (giảm giá/giao hàng miễn phí/hàng có hạn/cơ hội cuối cùng).
  • Lời kêu gọi khách hàng mạnh mẽ (VD: Mua ngay/Săn deal ngay).
  • Nội dung ngắn gọn, thu hút.

5. Sử dụng các loại định dạng quảng cáo phù hợp

Một số loại định dạng quảng cáo phổ biến bạn có thể áp dụng vào Facebook CPAS

Dưới đây là một số loại phổ biến bạn có thể áp dụng vào Facebook CPAS:

  • Quảng cáo ảnh đơn: Nên sử dụng khi bạn đang chạy Always-on ads. Điều này cho phép thương hiệu bạn cô đọng nội dung vào một ảnh và truyền tải thông điệp đến người xem một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Quảng cáo băng chuyền: Quảng cáo băng chuyền được khuyến khích thực hiện để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Quảng cáo bộ sưu tập: Bộ sưu tập là định dạng quảng cáo mà qua đó, mọi người có thể chuyển từ giai đoạn khám phá sang giai đoạn mua hàng một cách liền mạch và trực quan, sinh động. Mỗi quảng cáo bộ sưu tập có một video hoặc hình ảnh chính, kèm theo ba hình ảnh nhỏ hơn ở phía dưới theo bố cục dạng lưới. 

Gia tăng đơn hàng và dễ dàng tiếp cận khách hàng ở mọi lúc mọi nơi là một trong những tính năng hấp dẫn mà Facebook mang lại.

Để nắm trọn các công cụ đột phá lợi nhuận và nâng cao kỹ năng chạy quảng cáo cho doanh nghiệp, tham gia ngay khóa học FACEBOOK MARKETING với những bài học từ căn bản đến nâng cao, giúp người học hiểu thấu đáo và sử dụng nhuần nhuyễn nền tảng này!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!