Seller E-Commerce nên làm gì trong 1 ngày?

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMDT) có thật sự nhàn rỗi? Có khác biệt gì so với bán hàng ở ngoài cửa hàng? Và đây là những điều mà một seller nên làm trong ngày để đảm bảo được sự duy trì và phát triển của gian hàng trên sàn TMDT .
Marketing Management

Nội dung bài viết

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMDT) có thật sự nhàn rỗi? Có khác biệt gì so với bán hàng ở ngoài cửa hàng? Và đây là những điều mà một seller nên làm trong ngày để đảm bảo được sự duy trì và phát triển của gian hàng trên sàn TMDT.

I. Kiểm tra thông tin chỉ số ngày hôm qua

Không nên kiểm tra số lượng đơn ngày hôm qua trước vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, nản chí nếu số lượng đơn thấp. Số lượng đơn không quan trọng bằng sức khỏe doanh nghiệp. Nên chúng ta cần kiểm tra thông tin của những chỉ số của ngày hôm qua trước.

Kiểm tra chỉ số có gì bất thường không?

Chỉ số ở đây bao gồm lượng traffic, tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate), nhưng chỉ số quan trọng cần được tập trung quan tâm là AOV (giá trị trung bình trên một đơn hàng). 

Seller nên đo chỉ số AOV hằng ngày để tìm ra thời gian thực khách hàng sẽ chi trả nhiều cho shop của mình cụ thể vào ngày thứ mấy trong tuần. Sau đó sẽ so sánh tuần này với tuần trước để xem tỷ lệ khớp giữa các thứ là bao nhiêu phần trăm. Từ đó sẽ biết được thời gian chính xác khách hàng tham quan gian hàng và chi trả nhiều tiền để tạo ra các chương trình khuyến mãi phù hợp. Đúng người đúng thời điểm hiệu quả mang lại sẽ cao.

Có một chỉ số khác mà nhiều người quên không để ý đó là mã giảm giá, công cụ tăng tương tác… còn hạn không, vì thời gian chiến dịch dài nên khó có thể nhớ rõ, hoặc chương trình khuyến mãi (CTKM) đã được duyệt hay chưa.

Vậy nên công việc đầu tiên mà mỗi seller nên làm là review tất tần tật các chỉ số của ngày hôm qua để phát hiện nguyên nhân giảm sút chỉ số rồi khắc phục kịp thời.

II. Xem diễn biến trang mua hàng trên sàn TMDT 

Xem diễn biến trang mua hàng trên sàn TMDT

Lí do để một seller nên xem các CTKM đang diễn ra trên sàn TMDT là vì chi phí để được popup lên sàn trong ngày Brand Day không hề rẻ, nên các brand sẽ đầu tư kĩ hơn gấp nhiều lần. Đây là cơ hội để seller quan sát và học hỏi cách “thiên hạ” setup chương trình, bán hàng, tung mã giảm giá, trang trí gian hàng, sắp xếp sản phẩm ra sao, cách tương tác và kiếm traffic như thế nào.

Chỉ nên theo dõi một gian hàng từ 3 đến 5 tháng sau đó nên đổi qua xem các gian hàng khác để học hỏi thêm về cách thức, bởi vì không có một gian hàng nào có thể độc chiếm cả thị trường trong thời gian dài. Ngoài ra seller có thể xem thêm về diễn biến của cổng Flash Sale để biết được mặt hàng bán đi có tốt hay không.

Để cho gian hàng ngày càng trở nên phát triển và mới mẻ thì mỗi ngày seller nên tìm hiểu thêm 1 module mới trên trang mua để có thể áp dụng và cập nhật kịp thời những tính năng, chương trình mới mà sàn TMDT tạo ra.

Ví dụ như Lazada tạo ra Lazcoin để đổi mã giảm giá từ Lazada hoặc từ gian hàng, mua sản phẩm giảm giá, đổi quà tặng từ thương hiệu hay trừ tiền trực tiếp khi thanh toán. Nếu cập nhật kịp thời thì gian hàng có thể áp dụng để trở nên linh hoạt và tiện dụng hơn.

Đọc thêm: 7 bí quyết bán hàng trên Shopee và các sàn thương mại điện tử giúp hái ra đơn

III. Lên ý tưởng content tương tác với khách hàng nhiều hơn

Lên ý tưởng content tương tác với khách hàng nhiều hơn

Để khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu hay sản phẩm thì cần phải tương tác với khách hàng sau khi mua để biến họ thành khách hàng trung thành. Muốn tương tác với khách hàng thì cần phải tạo content. Khách hàng sẽ không tự tương tác với gian hàng nếu không gặp vấn đề về đơn hàng, nhưng con số này chỉ chiếm khoảng 10%.

Vì vậy ta phải tạo content để biến 90% khách hàng còn lại trở thành khách hàng trung thành.

Ví dụ: Bạn có thể đăng những bài post quảng cáo sản phẩm với tagline hấp dẫn, livestream hoặc video hướng dẫn sử dụng sản phẩm. v.v…

IV. Lên to-do-list cho ngày mai

Không chỉ seller mà bất cứ vị trí hay ngành nghề nào cũng cần có to-do-list. Đó là điều mà ai cũng rõ. Ở thời đại công nghệ này thì to-do-list cũng cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ. Bạn có thể tham khảo vài ứng dụng sau đây:

  1. Any.Do
  2. Google Keep
  3. Google Tasks
  4. Habitica
  5. Microsoft To Do
  6. OmniFocus 3
  7. To Do List
  8. Notion
  9. TeuxDeux
  10. Due

Mỗi ứng dụng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nên tùy vào nhu cầu sử dụng để tìm ra một ứng dụng phù hợp với bản thân.

Để bức tranh kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trở nên rõ ràng và cụ thể hơn thì bản thân seller phải nỗ lực tìm hiểu và học hỏi rất nhiều. Nếu chúng ta có nhiều thời gian thì có thể tự tìm tòi học hỏi trên internet và tích lũy kinh nghiệm, dần dần kĩ năng trở nên hoàn thiện, kinh doanh sẽ gặp ít khó khăn hơn. 

Nhưng nếu muốn rút gọn thời gian, tiết kiệm công sức thì bạn phải “tầm sư học đạo” để có lộ trình cũng như được giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học và làm. Bạn có thể tham khảo khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy. 

Đăng ký sớm để nhận ưu đãi và tư vấn phù hợp theo từng nhu cầu từ AIM bạn nhé!