Nếu quảng cáo trên môi trường digital không bắt nguồn từ việc thấu hiểu sản phẩm và người dùng, bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những mục tiêu nhỏ hằng ngày, chạy theo những KPI vô nghĩa để rồi cuối cùng nhận ra chúng thực ra không hề đóng góp vào việc giúp khách hàng hiểu và tin bạn…
Performance marketing – truyền thông dựa trên tính hiệu quả là hình thức marketing mà doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những kết quả mình mong muốn và có thể đo lường được.
Thông qua các công cụ và kỹ thuật đo lường, các marketer giờ đây có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời để tối ưu chi phí marketing trên môi trường digital. Về mặt lý tưởng, đây sẽ là một ‘thứ vũ khí lợi hại’ khi bản thân doanh nghiệp có một chiến lược quảng cáo online rõ ràng dựa trên sự thấu hiểu sản phẩm và khách hàng của mình.
Tuy nhiên, thực tế thì thường khác với lý tưởng. Hầu hết nhân lực tại các công ty digital nhỏ đều rất giỏi về công nghệ, công cụ và chiến thuật. Và chính vì mạnh về ‘chiêu’ trong khi thiếu đi sự hiểu biết gốc rễ về marketing mà không ít marketer bị cuốn vào ‘vòng xoáy’ của tương tác, lượng truy cập.
Điều này lý giải vì sao bất chấp nỗ lực thay đổi nội dụng chạy quảng cáo, A/B testing liên tục mà kết quả cuối cùng vẫn không khả quan trong khi chi phí thì ngày một tăng cao.
Khi thị trường ai ai cũng có thể bỏ tiền chạy quảng cáo, điều gì giúp chiến lược quảng cáo online của bạn ‘ăn’ được đối thủ?
Bài viết Performance marketing – back to basics này sẽ giúp bạn quay về những lưu ý cơ bản, những ‘nguyên liệu’ đầu vào cực giá trị cho chiến lược quảng cáo trên môi trường digital sắp tới. Đừng quên để lại email tại AIM Academy để nhận email hữu ích hàng tuần nhé!
Đọc thêm: Performance marketing là gì? Tất cả những điều bạn cần biết
I. Bạn đã hiểu sản phẩm của mình đủ sâu chưa?
Nghe có vẻ quá đơn giản nhưng lại có rất nhiều digital marketer ‘lơ mơ’ về chính sản phẩm của mình. Và điều đó là lý do dẫn tới những mối băn khoăn như: “quảng cáo không ra đơn”, “chạy ad hoài, có like có share mà không có tăng doanh số”…
Để thuyết phục ai đó mua hàng của bạn, người đầu tiên bạn cần thuyết phục chính là bản thân mình. Điều này đặc biệt quan trọng với những ngành hàng đòi hỏi mức độ tham gia cao – khách hàng phải nghiên cứu, tìm kiếm thông tin trước khi ‘rút hầu bao’ ví dụ như xe hơi, bất động sản, giáo dục….
Bạn bán một món hàng A, món hàng có tính năng B và việc sử dụng tính năng B giúp khách hàng giải quyết được vấn đề C. Khi lợi ích sản phẩm còn chung chung, khi những vấn đề của khách hàng được giải quyết bởi sản phẩm/dịch vụ của bạn còn chưa rõ ràng, bạn sẽ rất khó để:
#1 Cho ra đời những nội dụng thu hút sự chú ý
#2 Phân loại và tìm kiếm khách hàng trên môi trường online
Giảm cân là tính năng. Khi người phụ nữ giảm cân, họ tự tin hơn khi nhìn mình trong gương. Tự tin chính là lợi ích mà sản phẩm thuốc giảm cân. Lợi ích (chứ không phải tính năng) của sản phẩm là thứ giúp marketer cho ra những tiêu đề thu hút, ‘nhắm bắn’ hiệu quả trên môi trường online.
Back to basics số 1 – bán hàng mà không hiểu sản phẩm chẳng khác nào bạn đi câu mà không có mồi.
II. Bạn hiểu gì về hành vi của ‘thượng đế’?
Hãy nhìn lại những gì bạn like và share trong tài khoản facebook cá nhân của bạn.
Sau đó nhìn lại những gì bạn đã đăng trên fanpage của mình.
Có phải bạn sẽ thấy sự khác nhau?
Có phải bạn luôn thích những gì thú vị? Vậy tại sao bạn lại ‘feed’ cho khách hàng với những thông tin buồn chán và nhan nhản trên mạng?
Trước khi nói tới performance, đo lường, tối ưu này nọ, điều đầu tiên bạn cần hỏi mình ‘bạn đã thực sự hiểu khách hàng của mình chưa?”
Một bạn nữ nhân viên văn phòng, sáng ngủ dậy sẽ ‘rửa mắt’ với facebook. Khi ăn trưa, cô ấy sẽ lên Lazada tìm hàng khuyến mại hoặc xem video hài. Đến bữa xế chiều, những mẫu quảng cáo đồ ăn vặt chắc chắn là thứ cô ấy không thể ngó lơ. Với sự tò mò vốn có, cô luôn yêu thích những sản phẩm có hình ảnh đẹp và đặc biệt là thể loại phía sau hậu trường (behind the scenes).
Bên cạnh đó, cô cũng thích xem các video làm đẹp thay vì phải đọc ‘cả rổ’ chữ cực kỳ mỏi mắt. Động lực khiến cô mua sản phẩm giảm cân và mua một chiếc đầm là hoàn toàn khác nhau. Và với cô, việc đăng ký một khoá học tiếng anh sẽ hoàn toàn khác với việc đăng ký khoá học nấu ăn…
Đây là những hành vi tiêu biểu của một cô bạn văn phòng và bạn sẽ chẳng thể target chính xác vào họ nếu tất cả bạn biết về họ đơn giản là: “Nữ, 24 – 34 tuổi, ở Sài Gòn, thích âm nhạc, phim ảnh và say sưa lướt báo ngôi sao”.
Back to basics số 2 – vẫn là thấu hiểu ‘thượng đế’.
III. Bạn đã thực sự thấu hiểu công cụ quảng cáo?
Bạn có biết Facebook cho bạn khả năng retargeting những ai đã vào xem video trên facebook của bạn? Thậm chí nền tảng quảng cáo này còn cho phép bạn tiếp cận những ai có mặt trong một phạm vi bán kính nhất định?… Tương tự như vậy với Google. Cùng với Google Adwords, bạn còn có Google Alert, Google News và đặc biệt, Google Trends theo thời gian thực.
Bất chấp sự ra đời của các nền tảng quảng cáo mới với nhiều tính năng ưu việt dành riêng cho một nhóm người dùng nhất định, Google và Facebook vẫn là 2 cái tên số 1 khi nói tới digital và performance marketing.
Khác với Google dành riêng cho những khách hàng đã hình thành nhu cầu, Facebook lại ‘thánh địa’ của sở thích và sự thể hiện của bản thân.
Một nhân viên văn phòng bình thường có thể dễ dàng là ‘fan cuồng’ của IphoneX, nhưng chưa chắc đã đủ tiền chi trả cho việc sở hữu siêu phẩm đắt giá này. Và nếu bạn chọn Facebook là nền tảng để tiếp cận đối tượng thích món hàng ‘sang chảnh’ này, reach 100 người lại chưa hẳn hiệu quả bằng 1 người trên Google.
Điều này muốn nói tới vai trò của việc thấu hiểu công cụ quảng cáo (cùng với sản phẩm và đối tượng mua hàng) là rất quan trọng.
Performance marketing giúp các marketer thấu hiểu được cách thức vận hành của sự tối ưu (optimization), để từ đó, marketer có những điều chỉnh kịp thời giúp doanh nghiệp chi tiêu hiệu quả tới-từng-đồng.
Nhưng trước khi bàn tới chuyện tối ưu những gì đã làm, bạn cần hiểu cách để thực hiện những gì mình muốn làm. Khi bạn chưa hiểu rõ về Google và Facebook, làm sao bạn có thể lên KPI đúng (ở bước planning) và triển khai hiệu quả (bước execution)?!
Back to basic số 3 – muốn tối ưu, phải hiểu tường tận công cụ quảng cáo của mình.
Luôn hướng vào người dùng của mình, 2 nền tảng quảng cáo chính của performance marketing – Google và Faceook đã và đang tạo điều kiện giúp cho những marketer ‘gà mờ’ về kỹ thuật cũng có thể chạy quảng cáo.
Vì vậy, cách chạy quảng cáo sẽ không còn quá khó nếu bạn bỏ thời gian tự đọc. Quan trọng nhất vẫn là bạn hiểu sản phẩm (lợi ích cảm tính và lý tính), hiểu khách hàng (sở thích, hành vi) để mỗi ‘đòn đánh’ (chiến dịch) đều là một ‘cú đấm’ có sức mạnh (đạt được mục tiêu) chứ chẳng phải chỉ là ‘cái chạm’ (like, share, comment) nhẹ nhàng trong ‘trận đấu’ mà ai ai cũng có thể bỏ tiền chạy quảng cáo.
Digital đã làm thay đổi mọi thứ. Từ cách chúng ta tiêu dùng tới cách marketer làm marketing. Nhưng thay đổi và xu thế gì đi chăng nữa cũng có những giá trị cơ bản không bao giờ cũ. Làm cho tốt, cho đến nơi đến chốn những giá trị cơ bản này cũng là một sự thích nghi quan trọng.
Bắt đầu cơ bản và vững chắc là tinh thần mà khoá PERFORMANCE DIGITAL MARKETING tại AIM luôn hướng tới.
Chỉ trong 12 buổi, bạn sẽ thấu hiểu cách thức tối ưu chi phí quảng cáo trên digital dựa trên cách tiếp cận ‘back to basics’ với các chuyên gia đến từ PMAX, GroupM Việt Nam, Havas Media Vietnam.
Điền form đăng ký ngay để bạn được tư vấn chi tiết hơn!