Performance marketing 101 - Hiểu đúng để thực chiến!

Đúng như cái tên performance marketing 101 - mọi kiến thức tại đây đều ở mức vỡ lòng, rất đơn giản và dễ hiểu. Chúng ta sẽ đi qua tường tận từ định nghĩa, những chỉ số quan trọng và cả template mẫu cho bạn dễ hiểu nhé. Bắt đầu thôi!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Đúng như cái tên performance marketing 101 – mọi kiến thức tại đây đều ở mức vỡ lòng, rất đơn giản và dễ hiểu. Chúng ta sẽ đi qua tường tận từ định nghĩa, những chỉ số quan trọng và cả template mẫu cho bạn dễ hiểu nhé. Bắt đầu thôi! 

I. Performance marketing là gì?

Theo định nghĩa phổ thông, performance marketing là một nhánh của digital marketing. Cốt lõi của hình thức này là dựa vào cách mà bạn sẽ trả tiền cho nhà bán quảng cáo (nhưng không phải hoàn toàn trong trường hợp nào cũng vậy). Chẳng hạn như mục tiêu của bạn là click thì số tiền bạn sẽ trả dựa vào công thức CPC (Cost per click), mục tiêu là lead thì sẽ trả tiền theo CPL (Cost per lead). 

II. Lead trong performance marketing quan trọng như thế nào?

Lead trong marketing là một loạt các đối tượng khách hàng quan tâm, phản hồi đến sản phẩm của doanh nghiệp sau khi nhìn thấy các quảng cáo. 

Lead được xem như một trong những đỉnh cao của performance marketing. Vì khi có được lead thì đồng nghĩa khách hàng đã chia sẻ những thông tin cá nhân cho công ty bạn. Đây là một kho tàng khách hàng tiềm năng, có khả năng chuyển qua sale. 

Thông thường, marketing sau khi chạy được lead thì sẽ đổ về cho sale để “chốt đơn”. Có 2 cách để có được lead của khách hàng: 

  • Organic lead: lead tự nhiên, nghĩa là thông qua các hoạt động sản xuất nội dung trên Facebook, YouTube, webinar, event và khách hàng sẽ đăng ký
  • Paid lead: là những lead có được do trả tiền. Chúng ta có thể thấy những quảng cáo khi nhấp vào thì sẽ điền lead form. Lead sẽ nằm ở tần mua hàng trên phễu marketing. Để hiểu hơn về các chỉ số cần có trên phễu này, mời bạn theo dõi….
Định nghĩa, tầm quan trọng của lead trong performance marketing và cách để có được lead từ khách hàng
nguồn: viecmarketing

III. Cách mapping các chỉ số performance marketing theo phễu marketing

Dựa theo các chỉ số này, bạn có thể lựa chọn objective media (mục tiêu media) cho phù hợp với từng giai đoạn bán hàng: 

  • Awareness: impression, frequency, reach
  • Engagement/Consideration: view, click, engagement, interaction.
  • Purchase: lead, qualified leads 
  • Loyalty/advocacy: lượng thể hiện tình cảm yêu thích trên các nền tảng khác nhau (positive social buzz) 

Ngoài ra, để hiểu rõ performance marketing hoạt động như thế nào, mời bạn tham khảo Performance Marketing Là Gì? Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết để hiểu thêm nhé! 

IV. Các chỉ số performance marketing trên các nền tảng chính 

1. Display

  • Impression: số lần quảng cáo hiển thị 
  • Unique impression: số lần hiển thị với các cookie độc nhất (sau khi loại bỏ trùng lặp các cookie giống nhau)
  • Frequency: tần suất quảng cáo được xem bởi một người. 
  • Click: Số lần người dùng nhấp vào quảng cáo 
  • %CTR (tỷ lệ nhấp) = số lần nhấp / số lượt hiển thị 
  • Conversion (chuyển đổi): số lần người dùng thực hiện hành động sau khi xem hoặc nhấp vào quảng cáo.
  • % Tỷ lệ chuyển đổi = (số lượng chuyển đổi / số lần nhấp chuột)

2. Video

  • View: thời gian xem video 
  • Completed view: thời gian xem hết video 
  • %VTR (tỷ lệ xem) = xem xong/số lần hiển thị 

3. Social 

  • Reach: số lượng khán giả thấy được nội dung 
  • Interaction: lượng tương tác của khán giả đối với nội dung: reaction (thể hiện cảm xúc), share, comment. 
  • Post engagement: bao gồm các reaction, click vào xem ảnh, video hoặc link 
  • Engagement rate: tỷ lệ tương tác sẽ được tính là (lượng engagement / impression) 

4. Search

  • Impression: lượng thời gian quảng cáo được hiển thị trên kết quả tìm kiếm sau khi người dùng dùng search các từ khoá 
  • Click: số lần mà người dùng đã nhấp vào. 
  • % CTR (Nhấp qua tỷ lệ) = (Số lần nhấp / Số lần hiển thị)

V. Làm sao để đo lường và tối ưu performance marketing

tối ưu tốt performance marketing là làm sao kết nối được số liệu chạy ads và dữ liệu thực của công ty.

Đo lường hiệu quả performance marketing là một trong những câu hỏi “nhức nhối” đối với các marketer. Một rào cản lớn ở đây là làm sao kết nối dữ liệu được mang về từ Google ads, Facebook ads với dữ liệu kinh doanh của công ty qua hệ thống CRM (Customer Relationship Management – hệ thống quản trị quan hệ khách hàng) để biết được hiệu suất tốt hơn. 

Chẳng hạn như bạn chạy quảng cáo, mang về 100 đơn mới, nhưng lại không biết đâu là đơn từ các khách hàng mới khiến bạn không tính toán tối ưu được số tiền đã chi cho 1 order là bao nhiêu để điều chỉnh cho lần sau. 

Vì thế, cách đo lường, đồng thời tối ưu tốt performance marketing là làm sao kết nối được số liệu chạy ads và dữ liệu thực của công ty.

Ngoài ra, tối ưu performance marketing là câu chuyện “tình trường dài hơi”, bạn phải “kinh” qua nhiều chiến dịch, lăn lộn nhiều năm hơn mới có được. Nhưng có một cách giúp bạn có thể rút ngắn con đường đo lường và tối ưu hiệu quả performance marketing là tham gia khoá học PERFORMANCE DIGITAL MARKETING tại AIM Academy, được hướng dẫn bởi các chuyên gia đến từ các đơn vị thực chiến xuất sắc performance marketing hàng đầu cả nước. 

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!