Những Vấn Đề Cần Chú Ý Khi Phân Tích Website Và Công Cụ Trợ Giúp (Phần 1)

Website hiện nay đã trở thành “bộ mặt” của rất nhiều doanh nghiệp. Làm sao để biết website của bạn đã đạt chuẩn, đã vận hành hiệu quả hay chưa? Làm sao để thu thập được những thông tin để giúp bạn hiểu được sâu sắc hơn về khách truy cập của mình? Những công cụ phân tích này sẽ giúp bạn làm điều đó.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Website hiện nay đã trở thành “bộ mặt” của rất nhiều doanh nghiệp. Làm sao để biết website của bạn đã đạt chuẩn, đã vận hành hiệu quả hay chưa? Làm sao để thu thập được những thông tin để giúp bạn hiểu được sâu sắc hơn về khách truy cập của mình? Những công cụ phân tích này sẽ giúp bạn làm điều đó.

I. Vì sao cần phân tích website?

Trong thời đại digital, website gần như là một “ngôi nhà” online của doanh nghiệp. Mỗi “ngôi nhà” sẽ có một mục tiêu khác nhau: Mời khách đến chơi thật nhiều, giúp khách nhớ đến chủ nhà hay “dụ” khách mua hàng…

Việc phân tích website sẽ giúp bạn hiểu vì sao những vị khách thích đến “nhà” của bạn, hay vì sao “nhà” bạn chẳng có ai ghé đến, hiểu được những gì khách làm gì ở trong nhà bạn, họ xem thứ gì, họ đến từ đâu… Từ đó bạn sẽ biết cách cải thiện nhà mình, biết cách đối đãi với những vị khách ra sao để đạt được mục đích của mình.

II. Những vấn đề cần phân tích của một website

Nghe phân tích thì có vẻ cao siêu và rộng quá, và bạn chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Dùng công cụ tìm ra một đống số liệu và bạn không biết dùng chúng để làm gì. Đâu là những vấn đề bạn cần hiểu khi vận hành một website?

1. Mục đích của website

mỗi website sẽ có một mục đích khác nhau tùy theo định hướng của doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, mỗi website sẽ có một mục đích khác nhau tùy theo định hướng của doanh nghiệp. Website của bạn được lập ra là để làm gì?

  • Bán hàng
  • Làm thương hiệu
  • Thu hút traffic về website khác

Tùy vào mục đích mà cách xây dựng sẽ khác nhau.

Việc định hướng này chắc chắn tùy thuộc vào quyết định của bạn chứ không có công cụ nào làm hộ cho cả.

2. UX – User Experience

UX – User Experience là trải nghiệm người dùng khi họ đang tương tác hay sử dụng trên trang web

User Experience là trải nghiệm người dùng khi họ đang tương tác hay sử dụng cái gì đó, cụ thể ở đây là trang web của bạn. Nghĩa là bạn hiểu những vị khách của mình đang trải nghiệm những gì và cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó khi đến chơi nhà.

Sau khi phân tích được vấn đề này thì nhiệm vụ tiếp theo thuộc về bộ phận thiết kế web, họ sẽ cải thiện để đáp ứng 3 yếu tố:

  • Giúp người dùng đạt được mục đích khi vào trang web
  • Đạt được mục đích đó một cách dễ dàng
  • Cảm thấy hài lòng, thích thú.

3. UI – User Interface

User Interface là những gì người dùng nhìn thấy trên website, tức là thiết kế, bố cục giao diện của website, từ hình ảnh, nội dung đến điểm nhận diện thương hiệu…

Dựa trên UX và UI, bạn sẽ biết phải trang trí, sắp xếp “nhà cửa” như thế nào để người bước vào có cảm giác dễ chịu, bị thu hút và muốn quay lại vào những lần sau.

4. Content

xác định website mới hay website chuyển nhà mới và lên plan đánh giá lại content cũ, lên plan content mới

Nếu có một ngôi nhà mới tinh hoàn toàn chưa có gì trong đó, bạn chỉ cần lên kế hoạch sắm sửa nội thất, vật dụng ngay từ đầu. Nhưng đối với một ngôi nhà đã có vô số thứ đồ đạc bên trong, bạn sẽ phải làm một nhiệm vụ khó khăn là xem xét lại tất cả, cái nào tốt, cần giữ lại, cái nào không tốt, cần bỏ đi, cái nào đã lỗi thời, cái nào cần sửa chữa…

Content trên trang web cũng như đồ đạc vậy. Nếu web mới hoàn toàn thì bạn chỉ cần bắt đầu lên kế hoạch nội dung từ đầu. Nhưng nếu trang web đó đã có một lượng content nhất định, phải cần phải xác định những vấn đề sau để cải thiện:

  • Chất lượng content trên website hiện tại?
  • Content có bị copy, trùng lặp không?
  • Những lỗi thường gặp?
  • Những content thu được nhiều traffic?
  • Những content tạo ra chuyển đổi?

5. Traffic

Traffic hiểu đơn giản là lượng người ghé thăm website, nghiên cứu traffic để tìm ra nhiều touch point giữa website và user

Traffic hiểu đơn giản là lượng người ghé thăm website. Đối với các doanh nghiệp thì traffic cũng là một mục tiêu quan trọng. Vì khách có chịu ghé đến nhà bạn thì mới có khả năng mua hàng hay đáp ứng được những mục đích của bạn chứ đúng không?

Những yếu tố về traffic bạn cần nắm:

  • Lượng traffic hàng ngày, hàng tháng
  • Số lần xem trang
  • Số trang mỗi phiên
  • Thời gian trung bình của mỗi phiên
  • Tỉ lệ thoát trang
  • Tỉ lệ % phiên mới
  • Tỉ lệ % traffic đến từ nguồn organic search
  • Các vấn đề về nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi người dùng
  • Đo điểm chuẩn

Nói tóm lại, nghiên cứu traffic giúp bạn biết những vị khách đến nhà mình là ai, “hành tung” như thế nào, muốn gì thích gì. Từ đó làm mọi cách để tiếp tục thu hút thêm được nhiều khách hơn.

6. Tình hình onpage, offpage

SEO onpage và SEO offpage để google nhận diện đẩy website lên top10 trên trang tìm kiếm đầu tiên

Để tăng khả năng có khách ghé thăm thì bạn cần đưa nhà mình ra ngoài mặt tiền để mọi người dễ thấy, dễ vào. Việc này giống như bạn làm SEO để đẩy web của mình lên thứ hạng cao trên Google. Nó bao gồm SEO onpage và SEO offpage.

Onpage là những thao tác bạn thực hiện ngay trên website để giúp nó thăng hạng, gồm có 2 phần là onpage content và onpage code. Đi backlinks “điên cuồng” mà bài vẫn không lên top, đó là do bạn đang mắc lỗi về onpage. Một số công cụ sẽ giúp bạn kiểm tra những lỗi này để khắc phục.

Offpage là những thao tác bên ngoài trang web để đẩy trang lên top, có thể là backlinks, links liên quan, tương tác trên mạng xã hội… Việc của bạn là kiểm tra những yếu tố này.

Dưới đây sẽ là 14 công cụ hỗ trợ cho bạn phân tích website để nhìn ra những vấn đề cần khắc phục.

14 công cụ hỗ trợ cho bạn phân tích website để nhìn ra những vấn đề cần khắc phục

Cụ thể tính năng của từng công cụ ra sao, phân tích được những yếu tố gì, giá cả như thế nào thì bạn đọc tiếp phần 2 của bài viết tại Những Vấn Đề Cần Chú Ý Khi Phân Tích Website Và Công Cụ Trợ Giúp (Phần 2) nhé. 

Để nhận những tin tức mới nhất từ AIM, bạn hãy để lại thông tin tại mục Nhận bản tin ở cuối trang AIM Academy nhé