Làm Cách Nào Để Xác Định, Phân Bổ và Tối Ưu Ngân Sách Marketing

Năm 2023 được dự báo là một năm vô cùng khó khăn của của các doanh nghiệp trước tình hình kinh tế thế giới. Các chi phí marketing lúc này đã giảm xuống mức thấp nhất. Vì thế việc phân bổ, và tối ưu ngân sách marketing là vô cùng cần thiết. Cùng AIM Academy tìm hiểu những cách xác định, phân bổ và tối ưu ngân sách marketing để thích ứng kịp thời trước thời điểm khó khăn này nhé!!
Featured

Nội dung bài viết

Năm 2023 được dự báo là một năm vô cùng khó khăn của của các doanh nghiệp trước tình hình kinh tế thế giới. Các chi phí marketing lúc này đã giảm xuống mức thấp nhất. Vì thế việc phân bổ, và tối ưu ngân sách marketing là vô cùng cần thiết.

Cùng AIM Academy tìm hiểu những cách xác định, phân bổ và tối ưu ngân sách marketing để thích ứng kịp thời trước thời điểm khó khăn này nhé!

I. Ngân sách marketing là gì?

Ngân sách marketing là tổng chi phí được phân bổ cho các hoạt động marketing nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Đây được coi là một bộ khung sườn hoàn hảo đảm bảo doanh nghiệp không vượt quá chi tiêu cho các hoạt động tiếp thị, và nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu để đạt được kết quả mong muốn.

Ngân sách marketing có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chiến dịch truyền thông, quảng cáo trực tuyến, sự kiện, hỗ trợ bán hàng, phân tích cạnh tranh, chiến lược giá cả, PR (quan hệ công chúng) và nhiều hoạt động liên quan đến tiếp thị và quảng bá sản phẩm khác. 

Để đặt ngân sách tiếp thị, các marketers cần phải xem xét tổng quan trên các khía cạnh:

  • Thị trường
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Tình hình nội bộ và khả năng đạt được
  • Hiệu suất nội bộ
  • Kiểm toán tiếp thị (marketing audit)

Trong quá trình xây dựng ngân sách marketing, các nhà tiếp thị sẽ chịu trách nhiệm tính toán chi phí cho các hoạt động promotion và báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao phê duyệt. Cuối cùng, không phải các marketers mà chính các nhân vật cấp cao C-level như CMO, CEO, CFO mới chính là người ra quyết định cuối cùng với ngân sách tiếp thị.

II. Cách phân bổ nguồn ngân sách marketing

Có thể nói, sự thành công và mức độ hiệu quả của một marketing plan phụ thuộc rất nhiều vào một ngân sách marketing hợp lý. Để phân bổ nguồn ngân sách cho các hoạt động marketing, chúng ta cần:

1. Xác định objectives và các mục tiêu ưu tiên trong chiến dịch marketing 

Từ đây, các marketers hãy căn chỉnh các ưu tiên khác nhau với digital marketing. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng về cách cân bằng hoạt động lập ngân sách dựa trên các hoạt động digital chạy một lần hoặc những campaign nối tiếp. 

Giả sử bạn đang lập kế hoạch phân bổ ngân sách digital marketing cho một công ty B2B. Khi bạn liên kết với các dữ liệu liên quan khác nhau, bạn sẽ tìm ra những điều sau: 

  • Chiến lược marketing xoay quanh việc củng cố thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ ra mắt sản phẩm mới vào cuối quý. Vì vậy, mục tiêu marketing lúc này sẽ tăng brand-awareness và thu hút lượt khách hàng tiềm năng. 

Vì vậy, khi bạn phân bổ ngân sách tiếp thị cho kỹ thuật số, bạn cần tính đến tất cả các mục tiêu này một cách hiệu quả. Bạn nên phân chia chi phí giữa các hoạt động cụ thể một lần, nhiều lần hay triển khai các hoạt động như email marketing, SEO.

Điều này có thể giúp bạn xác định trung bình mỗi tháng bạn có bao nhiêu ngân sách cho các hoạt động đang diễn ra. Tuy nhiên, khi làm như vậy, hãy chừa lại một khoảng chi phí phát sinh phòng những trường hợp không lường trước.

Xác định objectives và các mục tiêu ưu tiên trong chiến dịch marketing để phân bổ hiệu quả

Những kiến thức về việc xác định các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing và nguồn tăng trưởng có mặt trong khoá học HAND-ONS MARKETING của AIM Academy. 

2. Xem xét các chiến lược sẽ giúp đáp ứng các mục tiêu kinh doanh

Thông thường, hầu hết các chi phí digital marketing yếu tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, tạo nguồn khách hàng tiềm năng và điều hướng doanh số bán hàng. Đối với từng mục tiêu này, các metrics khác nhau sẽ đo lường performance khác nhau

Ví dụ: 

  • Branding performance có thể được đo lường bằng chỉ số engagement và số follower trên mạng xã hội
  • Hoặc dài hạn hơn, ta có thể đo lường bằng promoter score. 
  • Các lượng lead tiềm năng có thể đo lường thông qua lượt đăng ký tài khoản hoặc những người đăng ký nhận bản tin email. 
  • Doanh số bán hàng có thể được nắm bắt bằng tổng số lần mua (total purchases), giá trị đơn hàng trung bình (AOV),…
Xem xét các chiến lược như branding và performance marketing, sẽ giúp đáp ứng các mục tiêu kinh doanh

Ba chiến lược đo lường này có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận mức chi tiêu lý tưởng cho các hoạt động tiếp thị thông thường. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đặt mục tiêu marketing giai đoạn này là tạo ra kết quả ngắn hạn, có thể đo lường ngay lập tức, thì bạn nên phân bổ nhiều ngân sách hơn cho các tactics tạo khách hàng tiềm năng và bán hàng.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường, và mục tiêu marketing là củng cố vị trí thương hiệu, thì bạn có thể phân bổ nhiều tiền hơn cho việc xây dựng thương hiệu.

Đọc thêm: Brand Marketing Là Gì? Bí Kíp Xây Dựng Thương Hiệu Vững Mạnh

3. Đánh giá lại toàn bộ hiệu suất của các chiến dịch trước đó

Sau khi hiểu bức tranh toàn cảnh về mục tiêu kinh doanh, bạn cần xem lại hiệu suất của các chiến dịch trước đó và sử dụng các dữ liệu này để định hướng ngân sách marketing của bạn.

Hãy khám phá và tìm hiểu thêm về những chiến lược digital marketing nào đã từng thử, những tactics nào đã không sử dụng và kết quả của cả chiến dịch. Điều này giúp bạn nhìn ra được mức độ hiệu quả, từ đó đầu tư ngân sách mang lại hiệu quả tối đa.

Sau khi bạn biết tất cả các mục tiêu và kỳ vọng, bước tiếp theo là theo dõi chặt chẽ hiệu suất các chiến dịch trước đó. Điều này giúp bạn có thể xác định các kênh, chiến dịch hoạt động kém hiệu quả, từ đó chạy thử nghiệm với những kênh và hướng đến mục tiêu khác, đồng thời theo dõi hiệu suất và đảm bảo rằng tiến trình phải tăng trưởng đều.

4. Phân bổ ngân sách cho các kênh, nền tảng và chiến dịch

Tiếp đến, bạn có thể phân phối ngân sách cho các kênh truyền thông của mình theo quy tắc phân phối 70-20-10 với: 

  • 70% ngân sách dành cho các kênh đã được chứng minh mà bạn tự tin sẽ hoạt động. Thông tin này sẽ đến từ các nghiên cứu hiệu suất trong quá khứ.
  • 20% ngân sách dành cho các kênh mà bạn muốn thực hiện nhưng vẫn đang tìm hiểu. Bạn có thể rút ra những manh mối này từ nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình.
  • 10% ngân sách dành cho những ý tưởng mới mà bạn muốn thử nghiệm hoặc kiểm tra mức độ độ hiệu quả, kể cả những lĩnh vực mà bạn chưa từng thực hiện. Hỗn hợp tiếp thị này có thể được bao gồm việc nghiên cứu, trực giác hoặc cả hai.
Phân bổ ngân sách cho các kênh, nền tảng và chiến dịch theo quy tắc phân phối 70-20-10

5. Theo dõi tiến độ

Khi ngân sách của bạn được thiết lập, hãy thường xuyên theo dõi các số liệu và chi tiêu thực tế của bạn — mỗi tháng một lần hoặc ít nhất là hàng quý — và thực hiện mọi điều chỉnh cần thiết dựa trên hiệu quả của các hoạt động khác nhau.

Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên với team marketing. Kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu nếu bạn không cung cấp cho cả team một bảng định hướng rõ ràng, hoàn chỉnh.

Cả team marketing cần phải biết về chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, lịch xúc tiến bán hàng, ra mắt sản phẩm, khách hàng mục tiêu và danh sách các sự kiện cần chi ngân sách.

III. Cách tối ưu và kiểm soát nguồn ngân sách marketing

1. Tái sử dụng các nội dung trên digital

Trong không gian digital ngày nay, “content is king” – đó là yếu tố kích hoạt tương tác của khách hàng. Nếu bạn đã tạo một phần nội dung cho Facebook, thì bạn nên sử dụng lại nội dung đó cho Instagram, Twitter, LinkedIn, Snapchat và thậm chí cả TikTok theo nhiều cách. Làm như vậy có thể tạo ra sự khác biệt giữa tụt lại phía sau hoặc vượt lên trước đối thủ cạnh tranh của bạn trên mạng xã hội.

2. Cách tối đa hóa sự hiện diện của bạn trên mạng xã hội

Trước sự xuất hiện của các nền tảng social media như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, Snapchat,…, bạn cần chọn các kênh phù hợp để giao tiếp với đối tượng mục tiêu và thu hút khách hàng mới. 

Bạn có thể chỉ cần hai đến ba kênh social media để thấy lợi tức đầu tư tốt nhất cho số tiền marketing của mình. 

3. Tăng cường lòng trung thành của khách hàng 

Năm 2023 sẽ là một năm các thương hiệu sẽ tập trung vào việc tối ưu ngân sách, giữ chân khách hàng hiện tại thay vì thu hút khách hàng mới. 

Theo báo cáo của Forbes, khoảng 57% người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các thương hiệu mà họ có tình yêu trung thành.

Trong khi Harvard Business Review nhận thấy rằng các công ty xây dựng được tệp khách hàng trung thành sẽ tăng doanh thu nhanh hơn 2,5 lần so với các công ty khác cùng ngành. 

Tăng số lượng khách hàng quay trở lại bằng email marketing cá nhân hóa, giảm giá và nhắm mục tiêu chi tiết sẽ giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách chứng minh rằng bạn biết khách hàng của mình là ai, họ muốn gì và khi nào họ muốn.

4. Đo lường ROI (lợi tức đầu tư)

Mỗi đô la mà bộ phận marketing chi tiêu đều tạo ra một nguồn khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Các chiến dịch marketing đóng một vai trò quan trọng trong tăng độ nhận thức về thương hiệu.

Nhưng vì khuyến mãi, họ không thể tiêu ngân sách một cách cẩu thả. Người đứng đầu tiếp thị cần thận trọng trong khi tính toán ROI. Nếu một số chiến dịch nhất định không mang lại kết quả mong muốn, chúng có thể bị đóng để tiết kiệm ngân sách.

IV. Bảng ngân sách marketing mẫu

Thông thường, ngân sách marketing sẽ được định hình bởi nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu phân tích ngân sách tiếp thị mà bạn có thể sử dụng làm hướng dẫn:

1. Content Marketing: Nên chiếm 30-40% tổng ngân sách

Chi phí content marketing sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tạo và xuất bản nội dung như ebooks, case study, guibạn cần phải đầu tư thời gian, sự nghiên cứu và nỗ lực không ngừng của đội ngũ content marketing. des, videos, graphics, marketing automation, webinars, công cụ trên social media,… Để tạo và phân phối nội dung chất lượng giúp thúc đẩy thương hiệu phát triển đòi hỏi 

Ngân sách dành cho digital marketing sẽ mang lại số lượng khách hàng tiềm năng gấp 3 lần so với hình thức tiếp thị truyền thống, vì vậy, khi lập ngân sách cho hoạt động content marketing, hãy xem xét số lượng nội dung xuất bản mỗi tháng, các format và tần suất quảng cáo cho mỗi nội dung. Từ đó điều chỉnh ngân sách phù hợp dựa trên ROI dự kiến.

bảng ngân sách marketing mẫu của content marketing: nên chiếm 30-40% tổng ngân sách

AIM tặng bạn ebook Content Marketing miễn phí, tải về ngay!

2. Paid ads – Cần chiếm 20-30% ngân sách

Quảng cáo trả phí là một cách nhanh nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu và tăng lưu lượng truy cập vào trang web. Đặc biệt, đối với các thương hiệu muốn tăng brand-awareness hoặc tham gia vào một phân khúc thị trường mới, quảng cáo trả phí là cách tiếp cận rất tiềm năng.

Paid ads có thể là quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến hoặc là sự kết hợp cả hai. Các quảng cáo trả phí đáng xem xét trong ngân sách của bạn bao gồm:

  • Pay per click and quảng cáo social media
  • SEO and display ads
  • Báo và tạp chí
  • TV và podcast
  • Billboards và posters

Quảng cáo trả phí, đặc biệt trên kênh digital marketing sẽ cung cấp ROI (lợi tức đầu tư) ngay lập tức. Từ đây, bạn có thể biết quảng cáo nào mang lại lượt chuyển đổi hoặc doanh thu nhất định. Thay vì bỏ lỡ vô số lợi ích của việc tiếp thị ảo thành công, hãy nghiên cứu các kênh quảng cáo bạn muốn và dự trù số tiền bạn cần cho mỗi kênh.

bảng ngân sách marketing mẫu của paid ads: cần chiếm 20-30% ngân sách

3. Creative design và branding – chiếm khoản 5-10%

Chi phí marketing cho việc xây dựng thương hiệu và các công việc sáng tạo bao gồm chi phí in ấn, vật tư, thiết bị CNTT, thuê freelancer, agency hoặc chuyên gia, công cụ,… Creative design là nền tảng cho chiếc lược content marketing và khiến chiến dịch marketing nổi bật trước ngàn đối thủ, vì vậy đây là ngân sách quan trọng không được bỏ qua.

bảng ngân sách marketing mẫu của creative design và branding: nên chiếm khoản 5-10%

4. PR và event – chiếm 5-10%

Nhiều người thường nghĩ rằng PR chỉ là cuộc chơi dành cho những doanh nghiệp lớn, tuy nhiên đây là một loạt các hoạt động cần thiết để xây dựng sự hiện diện và duy trì danh tiếng mà bất kỳ thương hiệu nào không thể bỏ qua. 

Các chi phí PR sẽ tùy thuộc vào các event như họp báo, cuộc thi, sự kiện ra mắt sản phẩm,… Ngay cả khi không tổ chức các sự kiện này, công ty vẫn có thể phát sinh chi phí từ phí đăng ký, chi phí đi lại hoặc chi phí gian hàng và trưng bày. Quản trị thương hiệu cần rất nhiều nỗ lực, vì thế, các marketers, nhân viên PR cần phải thật sáng suốt khi đầu tư vào hoạt động PR thông qua các agency. 

bảng ngân sách marketing mẫu của PR và event: chiếm 5-10%

5. Phân tích dữ liệu – Chiếm 2-6% tổng ngân sách

Những quyết định kinh doanh sáng suốt đều xuất phát từ dữ liệu. Chính vì thế, để doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn, các nhà chiến lược cần phải chi một khoản đáng kể cho việc phân tích dữ liệu. Chi phí đầu tư vào phân tích thường phụ thuộc vào các công cụ, chi phí nhân sự hoặc dịch vụ thuê các agency. 

6. Công cụ và phần mềm – Chiếm 10%

Các công cụ và phần mềm giúp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên bằng cách hợp lý và tự động hóa các tác vụ thiết yếu. Chúng cũng giúp thương hiệu đánh giá hiệu suất chiến dịch và theo dõi các số liệu tiếp thị B2B SaaS chính để đo lường mức độ thành công của các hoạt động trong chiến dịch.

Các công ty công cụ hoặc phần mềm thường tính phí dịch vụ hàng tháng hoặc hàng năm. Dưới đây là một số ví dụ về các loại công cụ để phổ biến:

  • Nền tảng tự động hóa tiếp thị – marketing automation
  • Hệ thống quản lý nội dung – Content management system (CMS) 
  • Nền tảng email marketing
  • Công cụ quản lý quan hệ khách hàng
  • Nền tảng quản lý social media

7. Nhân sự – Chiếm 10%

Chi phí nhân viên đến từ tiền lương, chi phí đào tạo, tiền thưởng, lợi ích, sự kiện đặc biệt, phí gửi xe,… và ngân sách bao gồm máy tính, công nghệ và các nhu cầu tiếp thị khác. Mặc dù tốn kém, nhưng chúng đáng để đầu tư khi bạn trau dồi kiến ​​thức, nuôi dưỡng động lực và nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên của mình.

V. Tạm kết

Tuy nhiên, để xác định, xây dựng và phân bổ ngân sách marketing hợp lý, bạn cần phải nắm được các kiến thức về nguồn tăng trưởng (source of growth), truyền thông tích hợp IMC, từ đó xây dựng chiến lược ngân sách phù hợp.

Trong khoá học HANDS-ON MARKETING bạn sẽ được trau dồi khối kiến thức tổng quan về động thái chiến lược để khai thác nguồn tăng trưởng, cách phân tích 4Cs, từ đó xây dựng ngân sách phù hợp để thoả mãn mục tiêu marketing.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các marketers góp nhặt được những kiến thức bổ ích trên hành trình làm nghề tương lai. 

Nhanh tay để lại thông tin để AIM tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn!