Brand Marketing Là Gì? Bí Kíp Xây Dựng Thương Hiệu Vững Mạnh

“Brand marketing là gì?” Brand marketing nói chung là một cách quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua việc quảng bá tổng thể cả thương hiệu. Tuy nhiên khái niệm này còn liên quan đến nhiều vấn đề lắt léo khác. Cùng tìm hiểu nào!
Marketing Management

Nội dung bài viết

“Brand marketing là gì?” Brand marketing nói chung là một cách quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua việc quảng bá tổng thể cả thương hiệu. Tuy nhiên khái niệm này còn liên quan đến nhiều vấn đề lắt léo khác.

Cùng tìm hiểu nào!

I. Tổng quan về Brand marketing

1. Brand marketing là gì?

Brand marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng, quản lý và tăng cường giá trị của một thương hiệu trong mắt khách hàng. 

Hơn cả việc nhấn mạnh vào chỉ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, Brand marketing nhắm đến mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy toàn bộ thương hiệu bằng cách tận dụng các sản phẩm/dịch vụ để chứng minh cho lời hứa của thương hiệu. 

2. Phân biệt Branding và Brand marketing 

Branding quá trình xây dựng và tạo dựng thương hiệu, tạo ra một hình ảnh, danh tiếng và ý thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
Nó bao gồm tất cả các yếu tố mà khách hàng liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó, bao gồm tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu, cảm giác, trải nghiệm và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Brand marketing là quá trình quảng bá, tiếp thị và xây dựng thương hiệu để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng. Nó là sự phát triển và thực hiện các chiến lược để tăng cường nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Nó bao gồm các hoạt động như quảng cáo, PR, phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, tương tác với khách hàng và các chiến lược khác để đạt được mục tiêu marketing của thương hiệu.

Giả sử Branding là một tích cách tốt đẹp, ưu điểm vượt trội mà một người cố gắng rèn luyện để củng cố nội tại, thì Brand marketing là những cách quảng bá, hành động cụ thể để cho người ngoài thấy được tính cách và ưu điểm đó.

phân biệt sự khác nhau giữa làm branding và làm marketing

3. Phân biệt Brand marketing và Trade marketing

AIM tạo bảng so sánh để cho bạn dễ đối chiếu.

Phân biệt đối tượng mục tiêu, mục đích, hạng mục công việc, tác động của Brand marketing và Trade marketing

II. Vai trò của brand marketing trong doanh nghiệp

1. Brand Plan 

Xây dựng thương hiệu là “chất keo” kết nối doanh nghiệp của bạn với giá trị vòng đời của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một công ty trường tồn với thời gian, hãy đảm bảo rằng yếu tố thương hiệu được tích hợp vào mọi ngóc ngách trong chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp. 

2. Brand Innovation 

Dù không thể thiếu những cải tiến trong quá trình kinh doanh, thương hiệu vẫn cần đảm bảo những yếu tố thuộc về bản chất của mình trong các phiên bản mới. Và hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thiết lập brand visuals, bởi những yếu tố này sẽ liên kết với doanh nghiệp trong suốt vòng đời của nó. 

3. Brand Communication

Brand marketing luôn hiện diện trong cách một thương hiệu “giao tiếp” với khách hàng của mình. Vậy sẽ thế nào nếu Brand marketing thiết lập bộ mặt cho thương hiệu? Việc lựa chọn một “giao diện” cho thương hiệu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tham gia giao tiếp với người tiêu dùng của mình. 

4. Brand Sales 

Brand marketing mạnh đồng nghĩa với ấn tượng từ phía người dùng tích cực, mang đến cơ hội phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng của lòng tin. Một khi giá trị thương hiệu được khẳng định, marketing truyền miệng sẽ trở thành phương pháp quảng cáo hiệu quả nhất của doanh nghiệp. Về lâu dài, xây dựng thương hiệu là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng tốt hơn so với các phương pháp phát triển tiếp thị lặp đi lặp lại. 

5. Brand Share

Chiến lược Brand marketing có thể giúp tăng cường thị phần của thương hiệu bằng cách tăng cường nhận thức về thương hiệu, cải thiện sự tương tác và quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu, tạo ra sự khác biệt và giá trị độc đáo của thương hiệu.

6. Brand Profit & Loss 

Nếu luôn coi thương hiệu là một khoản chi phí, doanh nghiệp của bạn sẽ không bao giờ đạt được sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững. Ngược lại, coi thương hiệu là một khoản đầu tư, doanh nghiệp bạn sẽ hưởng lợi từ khả năng tăng trưởng gấp bội. 

7. Brand Health

Một điều quan trọng nữa cần quan tâm là các số liệu chi tiết và cách công ty sẽ theo dõi và đo lường thành công thương hiệu cả về ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, hãy tập trung vào những yếu tố thể hiện được sức khỏe thương hiệu như sự hài lòng của khách hàng thông qua Net Promoter Score, đo lường lòng trung thành và sự nhiệt tình của khách hàng, khả năng nhận biết thương hiệu, mức độ phù hợp của thương hiệu, và khác biệt hóa.

Đọc thêm: 7 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và startup

 III. Brand marketing gồm những công việc gì?

1. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu bao gồm việc thu thập những dữ liệu quan trọng từ phân tích đối thủ cạnh tranh và từ đó sáng tạo một thông điệp ngắn gọn, trực quan, nhưng vẫn có sự khác biệt với đối thủ. 

Việc định vị thương hiệu được cấu thành từ 3 thành phần chính:

  • Audience: Khán giả hoặc đối tượng riêng mà thương hiệu muốn tiếp cận.
  • Value props: Giá trị mà thương hiệu đang mang đến cho khách hàng. 
  • Voice and persona: Cách mà thương hiệu “giao tiếp” với khách hàng.

Nếu phân tích cạnh tranh là một nhiệm vụ dựa trên dữ liệu nhiều hơn, thì đây là một nhiệm vụ sáng tạo, trong đó tính độc đáo là chìa khóa.

Biết thêm định nghĩa về Brand Identity

Định vị thương hiệu được cấu thành từ 3 thành phần chính: Audience, Value props,Voice and persona.

2. Định giá sản phẩm

5 chiến lược giá phổ biến nhất bao gồm: 

  • Cost-plus pricing: Tính toán chi phí của bạn và cộng thêm một thặng số (ví dụ 40%) nhằm bù đắp chi phí và đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý. 
  • Competitive pricing: Định giá dựa trên tình hình thị trường.
  • Price skimming: Đặt giá cao và hạ giá khi thị trường phát triển.
  • Penetration pricing: Đặt giá thấp để tham gia vào một thị trường cạnh tranh và tăng giá sau đó. 
  • Value-based pricing: Đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận. 

3. Xây dựng portfolio thương hiệu

Có hai loại mô hình danh mục thương hiệu phổ biến:

House of brands

Mô hình House of brands nghĩa là khi một công ty mẹ sở hữu nhiều thương hiệu hoạt động độc lập. Điều này có nghĩa là mỗi thương hiệu có một cái tên khác nhau và thường không đề cập đến chủ sở hữu chung của chúng.

Hầu hết các công ty sử dụng mô hình này bởi vì nếu một thương hiệu trong danh mục đầu tư thất bại thì vẫn chỉ có ít hoặc không ảnh hưởng đến những thương hiệu khác, vì tất cả chúng đều độc lập với nhau.

Xây dựng portfolio thương hiệu mô hình House of brands của P&G

Branded property

Mô hình Branded property nghĩa là khi một công ty sử dụng cùng một thương hiệu trong toàn bộ danh mục đầu tư của mình. Ví dụ, danh mục thương hiệu của Virgin bao gồm nhiều công ty trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và tất cả đều có tên Virgin.

4. Phát triển thị trường

Mặc dù mỗi doanh nghiệp có thể có một cách tiếp cận hơi khác để tạo chiến lược phát triển thị trường phù hợp với ngành, sản phẩm và mục tiêu của họ, nhưng bạn có thể ghi nhớ một số bước cơ bản để bắt đầu như sau: 

  • Nghiên cứu cơ hội phát triển 
  • Thiết lập các mục tiêu tăng trưởng 
  • Phân bổ nguồn lực
  • Xây dựng kế hoạch marketing
  • Ra mắt sản phẩm
  • Phân tích kết quả

IV. Các bước để triển khai brand marketing strategy chuẩn chỉnh

1. Nghiên cứu, research thị trường và khách hàng mục tiêu

Điều quan trọng mà thương hiệu nào cũng cần nhớ khi bước chân vào một thị trường: đừng để bản thân giống với bất kỳ ai khác.

Nếu bạn không phải là người đầu tiên hay là người duy nhất có thể giải quyết được vấn đề đó của khách hàng thì hãy cố gắng tìm ra một khía cạnh, một cách làm nào đó khác chứ đừng bắt chước cách các đối thủ khác đã làm.

Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi từ họ, để nhìn ra được những gì đã đem lại những thành công cũng như thất bại đó của họ, từ đó rút kinh nghiệm cho doanh nghiệp của riêng mình. 

Sau khi đã tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình, điều quan trọng tiếp theo là làm sao để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu bạn mà không phải là những thương hiệu khác trên thị trường.

Hoạt động marketing hiệu quả nhất sẽ kết nối với khách hàng tiềm năng ở mức độ tình cảm/cảm xúc chứ không đơn thuần về mặt chức năng/công dụng.

Đó là khi thương hiệu có thể nói lên nhu cầu và thách thức của khách hàng và cả cách mà sản phẩm của họ sẽ giải quyết được vấn đề này.

Hãy tập trung vào lợi thế cạnh tranh của bạn và hướng các hoạt động tiếp thị tập trung vào khách hàng của mình! 

2. Xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tiếp thị

Sau khi biết được mình sẽ mang lại những gì, chúng ta cần xác định mình sẽ bán cho ai, bán bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, và dự định sẽ đạt được mức doanh thu như thế nào? 

Thiết lập được mục tiêu kinh doanh rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp: 

  • Tăng doanh thu
  • Nâng cao sự hài lòng của khách hàng
  • Tuyển dụng và giữ chân những nhân viên có chất lượng cao
  • Thúc đẩy sự đổi mới
  • Cải thiện năng suất
  • Tăng chất lượng sản phẩm
  • Cải thiện văn hóa công ty

Bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau đây để phần nào phác họa ra các mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp mình: 

  • Doanh nghiệp cần kiếm được bao nhiêu lợi nhuận để tồn tại và phát triển?
  • Tỷ lệ tăng trưởng thị trường mong muốn của chúng ta là gì và làm thế nào để đạt được nó?
  • Tỷ lệ phần trăm quy mô thị trường (market size percentage) mong muốn của chúng ta là gì và chúng ta có thể đạt được nó như thế nào?
  • Làm thế nào để có thể tối đa hóa ngân sách hơn nữa trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm?

Mặt khác, mục tiêu tiếp thị lại là một lộ trình marketing chính xác và có thể đo lường được mà một doanh nghiệp cần thực hiện để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của mình. Mục tiêu tiếp thị thường phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh.

Mục tiêu marketing sẽ đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp: 

  • Tăng nhận thức về thương hiệu 
  • Tăng thị phần
  • Cải thiện ROI
  • Tăng lợi nhuận của công ty
  • Thu hút khách hàng mới & giữ chân khách hàng hiện tại
  • Tăng doanh số bán hàng

Một số câu hỏi tiêu biểu để bạn dễ dàng thiết lập mục tiêu marketing hơn: 

  • Làm sao để nâng cao và cải thiện cơ sở khách hàng của doanh nghiệp?
  • Chúng ta cần sử dụng những chiến lược nào để làm cho sản phẩm của mình trở nên phổ biến?
  • Chúng ta có thể sử dụng những chiến lược nào để thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng?
  • Làm thế nào để chúng ta thể hiện mình là lựa chọn tốt nhất trong lĩnh vực này?

3. Thiết kế chiến lược Brand marketing

Chiến lược xây dựng thương hiệu (còn gọi là chiến lược phát triển thương hiệu) là kế hoạch dài hạn mà cuối cùng dẫn đến việc người tiêu dùng có thể nhận dạng và yêu thích thương hiệu.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu thành công bao gồm sứ mệnh của thương hiệu, lời hứa với khách hàng và cách truyền đạt những điều này. Chiến lược xây dựng thương hiệu xoay quanh tất cả các yếu tố thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness), tài sản thương hiệu (brand equity) và tình cảm thương hiệu (brand sentiment). 

Một số bước mà marketer cần phải làm để thiết kế một chiến lược xây dựng thương hiệu: 

  • Mục tiêu của thương hiệu của bạn là gì và bạn truyền đạt chúng như thế nào?
  • Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? 
  • Đâu là các đối thủ cạnh tranh của bạn?
  • Bạn thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách nào?

4. Thực thi – Đo lường hiệu quả – Tối ưu hoá

Mặc dù hoạt động tiếp thị yêu cầu sự can thiệp của con người, nhưng các quy trình tự động có thể giúp bạn tập trung vào các chiến lược và quyết định cấp cao hơn. Đó có thể là các phân tích từ website, performance của các inbound links, hoặc phân tích từ các kênh social media,… 

V. Cơ hội nghề nghiệp với Brand marketing

Ở cấp chuyên viên, người làm Brand marketing sẽ tập trung vào các công việc cụ thể liên quan đến giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu như:

  • Đề xuất phương án phát triển thương hiệu đến cấp trên thông qua việc nghiên cứu, phân tích các con số liên quan đến thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
  • Theo sát và báo cáo về ngân sách sử dụng cho chiến lược thương hiệu trong các giai đoạn như tháng, quý hoặc năm.
  • Xây dựng các đầu mục chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu như slogan, logo, màu sắc, hình ảnh,… cho các sản phẩm/ dịch vụ mới của doanh nghiệp.
  • Quản trị các kênh truyền thông của thương hiệu (Facebook, TikTok, Instagram,…), và website
  • Thực thi các hoạt động Brand marketing kết hợp liên hệ và làm việc với các đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí,…

Ở cấp bậc Brand Manager, người làm Brand marketing sẽ tập trung vào việc định hướng phát triển thương hiệu cho thương hiệu “mẹ” trong dài hạn và quản trị cấp dưới của mình, cụ thể như:

  • Nghiên cứu thị trường, lên các hoạt động cụ thể và chi tiết cho doanh nghiệp & báo cáo cấp trên để có thể triển khai và thực thi kế hoạch. 
  • Hoạch định các mục tiêu và định hướng cho thương hiệu trên đường dài. 
  • Quản trị nguồn ngân sách cho hoạt động thương hiệu trong dài hạn.
  • Quản trị nguồn nhân lực của phòng ban.
  • Trao đổi, báo cáo trực tiếp các kế hoạch và kết quả liên quan đến thương hiệu với cấp trên và đối tác. 
  • Đảm bảo tiến độ thực thi các hoạt động phát triển thương hiệu được diễn ra đúng tiến độ.

VI. Tạm kết

Nếu bạn cũng quan tâm và muốn thử sức với lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu, học ngay bí quyết quản trị thương hiệu từ các tập đoàn toàn cầu với khóa học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE tại AIM Academy cùng đội ngũ giảng viên là những chuyên gia marketing người Việt dày dặn kinh nghiệm và hiện đang làm việc tại những tập đoàn tên tuổi! 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!