Ngoài đưa sản phẩm ra chào bán ở các trung tâm thương mại, cửa hàng hay các siêu thị lớn, thì các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng là thương trường lớn cho các nhà bán hàng và marketers. Nhưng giữa những gương mặt khả ái như Shopee, Tiki, Lazada,… bạn biết giao sản phẩm hay truyền thông mạnh nhất cho sàn thương mại nào? Hãy để AIM đề xuất cho bạn cách lựa chọn nhé!
Hình dưới đây thể hiện một vài chỉ số digital của các sàn thương mại điện tử mạnh nhất Việt Nam hiện nay (Nguồn: iprice.vn)
Để biết thêm ưu điểm nổi bật cũng như nhược điểm của từng sàn, hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé. Cũng đừng bỏ qua 12 chiến thuật thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
I. Shopee
Shopee là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn SEA. Ứng dụng này hiện đã tung hoành ở 7 quốc gia châu Á, định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển trên thiết bị di động. Tuy tuổi đời còn trẻ (ra mắt năm 2015) nhưng Shopee đã khiến cho mọi đối thủ phải dè chừng.
Nếu như thời gian trước đây, người ta thường nghĩ đến Shopee như một “khu chợ bình dân” với vô vàn kẻ bán người mua và khó kiểm soát chất lượng hàng hóa, thì trong những năm gần đây, sàn TMĐT này đang thực hiện ngày càng nhiều các biện pháp bảo vệ người mua hàng, cũng như tạo dựng thương hiệu “Shopee Mall” với những sản phẩm chính hãng và chất lượng.
1. Ngành hàng thế mạnh
Thời trang, nhà cửa đời sống, sức khỏe sắc đẹp,…
2. Ưu điểm
- Quy trình bán hàng đơn giản, thủ tục đăng ký nhanh chóng.
- Quá trình kiểm duyệt sản phẩm diễn ra dễ dàng.
- FREESHIP hằng tháng cho user khi shopee khuyến khích user mua sắm mà không phải tốn thêm chi phí vận chuyển.
- Giao diện thân thiện khi User có thể so sánh giá khi mua sắm và kết nối với nhà bán dễ dàng thông qua tính năng Chat.
- Kế hoạch marketing rõ ràng khi các campaign trong năm được lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết.
3. Nhược điểm
- Cạnh tranh khốc liệt vì số lượng gian hàng trên Shopee siêu đông, đặc biệt là cạnh tranh về giá vì Shopee không quản lý về tình trạng bán phá giá.
- Ngoại trừ những gian hàng Shopee Mall, độ tin cậy của khách hàng không cao vì Shopee không đứng ra kiểm tra và bảo đảm chất lượng hàng hóa, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không hề hiếm gặp.
- Nền tảng tối ưu cho retail hơn so với các sàn khác.
- Trang cửa hàng không chứa nhiều nội dung sáng tạo như Lazada.
II. Lazada
Lazada là sàn thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba đình đám, lắm tiền nhiều của, nên được xem là một ứng viên có “máu mặt”. Lazada có mạng lưới rộng khắp Đông Nam Á và bước chân vào Việt Nam từ năm 2013.
1. Ngành hàng thế mạnh
Điện tử, thời trang, sức khỏe làm đẹp, hàng gia dụng, thực phẩm, thể thao, du lịch…
2. Ưu điểm
- Rất nhiều campaign được tổ chức trên Lazada và đa dạng định dạng quảng cáo cho campaign
- Voucher hấp dẫn với user khi cho sản phẩm vào giỏ hàng.
- Tạo được niềm tin cho khách hàng bởi chính sách đổi trả dễ dàng, thân thiện với người mua.
- Các chương trình tương tác thu hút khách hàng như trò chơi trên app để người dùng thu thập voucher.
- Tính năng livestream được đẩy mạnh, tích hợp nhiều tiện ích để người dùng dễ dàng mua hàng, giúp người bán tăng tỉ lệ chốt đơn.
3. Nhược điểm
- Seller khá thụ động và thiệt thòi khi các ưu đãi tập trung nhiều cho người mua.
- Không còn FREESHIP, nhà bán phải tự cung cấp điều đó cho khách hàng.
- Voucher ít hơn so với các sàn khác, và nhà bán phải tự cung cấp voucher cho user.
- CTKM cộng dồn nhiều dẫn đến lợi ích nhà bán giảm.
- Khi thực hiện marketing diện rộng khó tùy chỉnh cho từng đối tượng.
III. Tiki
Khác với 2 người bạn trên, Tiki là một thương hiệu do một người Việt Nam sáng lập và điều hành – ông Trần Ngọc Thái Sơn. Xuất thân là một trang bán sách online ra mắt năm 2010, Tiki đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay và đang gần chạm ngưỡng “kì lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam.
Đọc thêm: Tiki – Làm Sao Chiếm Lĩnh Thị Trường Với Chiến Lược Truyền Thông Dài Hạn?
1. Ngành hàng thế mạnh
Sách, điện tử, nhà cửa đời sống, làm đẹp & sức khỏe, thiết bị văn phòng phẩm…
2. Ưu điểm
- Độ tin cậy của người tiêu dùng cao, cứ muốn mua hàng đảm bảo, hàng chính hãng thì người ta nghĩ đến Tiki. Sản phẩm muốn đăng bán trên Tiki cần trải qua kiểm duyệt khắt khe, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và nằm trong danh mục hàng được lưu thông trên thị trường.
- Các chính sách đổi trả dễ dàng cũng giúp tăng độ tin cậy của người dùng khi mua hàng.
- Giao hàng nhanh chóng: Tiki được biết đến là sàn thương mại vận chuyển hàng nhanh chóng và tin cậy hơn các sàn thương mại điện tử khác.
3. Nhược điểm
- Lượng user trên Tiki hiện có phần “lép vế” hơn so với hai tay chơi kể trên.
- Tiki tập trung vào dịch vụ nhiều hơn promotion, nên sẽ ít có những ngày hội săn sale rầm rộ.
- Chính sách của Tiki là phát triển bền vững nhưng thiếu đi sự thúc đẩy quảng cáo để cạnh tranh với Lazada & Shopee. Vì thế, các nhà bán sẽ Khó để thắng NHANH & LỚN.
Sau khi đặt các đối thủ lên bàn cân thì đúng là mỗi sàn một vẻ mười phân vẹn mười. Quan trọng là biết sàn nào phù hợp với sản phẩm của bạn. Chẳng hạn như nếu muốn chen chân vào Tiki, doanh nghiệp của bạn cần đảm bảo về mặt giấy tờ, thủ tục, muốn không “chết chìm” trong hàng ngàn đối thủ ở Shopee, bạn phải có lợi thế về giá hoặc phải tạo được uy tín hơn những người bán khác…
Brands và sellers muốn tiếp cận sàn thương mại điện tử nhưng chưa biết đường đi nước bước ra sao? Hãy đến với khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE để nắm vững bản chất của thương mại điện tử, khởi đầu bán hàng và tối ưu hiệu quả, rút ra bài học từ những người từng kinh doanh thành công.
Đăng ký sớm để được nhận học phí ưu đãi!
Link bài nghiên cứu từ iprice.vn.