9 Framework Marketing Phổ Biến

Bài viết 9 framework marketing phổ biến hiện nay giới thiệu cho bạn những khung chiến lược tiếp thị “xương sống” được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Từ outbound marketing đến inbound marketing trong nỗ lực làm tăng doanh số và đưa thương hiệu của bạn lên tầm cao mới. Chúng ta vào thẳng nội dung chính luôn nhé!
Featured

Nội dung bài viết

Bài viết 9 framework marketing phổ biến hiện nay giới thiệu cho bạn những khung chiến lược tiếp thị “xương sống” được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi, trong nỗ lực làm tăng doanh số và đưa thương hiệu của bạn lên tầm cao mới.

Cùng AIM vào thẳng nội dung chính luôn nhé!

I. Framework marketing là gì?

Framework marketing (khung chiến lược tiếp thị) là một bộ các nguyên tắc, phương pháp và công cụ được sử dụng để xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Các khung chiến lược này thường được thiết kế dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu của các chuyên gia tiếp thị và doanh nhân, giúp cho các doanh nghiệp có thể áp dụng chúng vào kế hoạch tiếp thị của mình để tăng cường hiệu quả kinh doanh.

lợi ích của khung chiến lược marketing đem lại cho doanh nghiệp

Lợi ích của framework marketing có thể đem lại kể đến như:

  • Định hình hướng phát triển của doanh nghiệp và các sản phẩm thuộc doanh nghiệp đó với từng giai đoạn cụ thể.
  • Giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về khách hàng, cách họ tương tác với dịch vụ/sản phẩm của công ty.
  • Làm trụ cột giúp các chiến lược đạt được hiệu suất tốt nhất, từ đó giúp cải thiện doanh số, tăng trưởng doanh thu và xây dựng hình ảnh của thương hiệu.
  • Cầu nối giao tiếp hiệu quả trong công việc giữa các nhân sự trong team, công việc từng người đảm nhận, cần thực thi đúng tiến độ, đi đúng hướng với mục đích chung và tối ưu hoá thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết các framework marketing nên được áp dụng đúng cách và điều chỉnh cho từng doanh nghiệp và ngành hàng cụ thể. Bởi vì nếu áp dụng một cách thiếu sáng suốt, chúng có thể phản tác dụng và không đem lại kết quả như mong đợi.

Hãy tham khảo khóa học HANDS-ON MARKETING để giúp bạn định hướng đúng đắn ngay từ đầu. Tiết lộ một chút là các học viên rất yêu thích khoá này luôn đấy. 

Ngoài ra, một điều rất hay ho đó là các framework marketing cũng có thể được kết hợp để tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện và hiệu quả hơn.

Bởi vì Marketing là thế giới chứa đầy rất nhiều sự sáng tạo và lai tạo mà bạn nhỉ.

II. Lợi thế khi xây dựng marketing strategic framework

Khi bạn xây dựng chiến lược framework marketing được hiệu chỉnh đúng đắn, nó sẽ đem về hầu hết tất cả mọi lợi thế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn được sở hữu, đó là:

  • Định hướng tường tận vào nhiệm vụ hiện tại: bao gồm mục tiêu, mục đích, cách xây dựng chiến lược, các hoạt động tiếp thị dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường hoặc lấy từ data analysis.
  • Hoạt động hiệu quả hơn: lựa chọn và đẩy mạnh đúng các hoạt động tiếp thị phù hợp với tệp khách hàng, đoán được hành vi của khách hàng trong tương lai nên đem lại hiệu quả cao hơn.
  • Tăng độ tin cậy: khi một chiến lược tiếp thị được triển khai hiệu quả sẽ giúp tăng độ tín nhiệm, sự trung thành, cảm xúc tích cực của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: giành được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ vì khách hàng có “cảm tình” hơn.

Khi đạt được những lợi ích trên thì kết quả thu về sẽ là gia tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết và tăng trưởng doanh thu. 

Việc hiệu chỉnh như thế nào mới là tốt và phù hợp thì chúng ta phải test một vài lần để có dữ liệu mang về rồi tiến hành so sánh kết quả. Bạn đừng vội nản nếu như không thành công ngay lần thử đầu nhé. 

Song song với đó, những lợi thế khi xây dựng Marketing Strategic Framework đem lại cho nội bộ doanh nghiệp như sau:

  • Mỗi thành viên trong team đều biết và nắm rõ chính xác công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của họ là gì và họ cần triển khai như thế nào.
  • Có một “không gian riêng” chứa đủ mọi hướng dẫn, biểu mẫu, công cụ, tài sản mà các marketer, Account có quyền thoải mái truy xuất dữ liệu bất kể thời gian nào giúp tiến độ công việc không bị đình trệ.
  • Cập nhật các thông báo phê duyệt kịp thời của tổ chức. Dễ dàng trong công tác bàn giao việc. Có đầy đủ dữ liệu giúp cho quá trình đối chiếu, so sánh các chiến lược để tìm ra lộ trình phù hợp và tối ưu. 

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng điểm qua trọn bộ 9 Framework phổ biến hiện nay ở cả mô hình Marketing truyền thống và mô hình Marketing hiện đại bạn nhé.

III. Các mô hình framework marketing phổ biến

Mô hình Marketing truyền thống

Ở hạng mục truyền thống có 3 ứng cử viên sáng giá bao gồm: The 7Ps Marketing Mix, STP và Porter’s Five Force.

Bạn đừng xem nhẹ các module truyền thống nhé vì nó là những nền tảng cực kỳ vững chắc để build thế giới Tiếp thị từ sơ khai. Các mô hình hiện đại thường dựa vào những ưu – hạn chế của các nền tảng đối chiếu với nhu cầu, sự thay đổi hành vi để tạo ra một mô hình có một vài yếu tố mới trong những yếu tố nền tảng.

1. The 7Ps Marketing Mix

Chắc hẳn mọi người đều biết hoặc nghe qua Marketing 4P kinh điển của nhà tiếp thị vĩ đại Philip Kotler. Chúng gồm có Product, Price, Place, Promotion được áp dụng rộng rãi trong B2BB2C,…

Sau này kinh tế mở rộng và phát triển theo nhiều hướng mới mẻ nên đã xuất hiện thêm 3P để đáp ứng được nhu cầu thị trường đó là People, Process, Physical Evidence. 

khung chiến lược marketing truyền thống 7P Mix - price, place, promotion, product, process, people, physical evidence

Sau đây là mô tả chi tiết và 7Ps Marketing Mix:

  • Product: Sản phẩm bạn kinh doanh đang có những đặc điểm gì khác biệt/ nổi bật để thu hút khách hàng so với các sản phẩm cùng loại. Trong từng giai đoạn thì line product sẽ có thay đổi gì để thích nghi với nhu cầu.
  • Place: Nơi bán hàng, kênh phân phối online/offline để đưa sản phẩm/dịch vụ tới tay của khách hàng, người sử dụng. Nếu bạn là kinh doanh nhỏ lẻ thì có thể tận dụng nơi ở để tiết kiệm tiền mặt bằng.
  • Promotion: Bao gồm các hoạt động chiêu thị như quảng cáo, mã giảm giá, quan hệ công chúng, truyền miệng khuyến mại cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho người bán, đại lý để khuyến khích mua, sử dụng sản phẩm và nâng cao doanh số bán hàng.

Ví dụ đặc biệt: đối với các thương hiệu cao cấp, có giá trị cao thì họ rất hạn chế giảm giá trực tiếp trên sản phẩm như là Chanel, Hermès chọn tiêu huỷ sản phẩm như một cách quảng cáo nâng tầm thương hiệu và giữ giá sản phẩm. 

  • People: hay còn biết đến là marketing H2H (human to human) chỉ về trải nghiệm khách hàng, hành vi của họ, giao tiếp với họ thông qua phương pháp nào. Sự cống hiến và mức độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức và các bên liên quan tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Bạn sẽ cảm nhận yếu tố People này rất rõ khi bước vào cửa hàng của Thế giới di động. 
  • Process: nói một cách dễ hiểu đó là quy trình cần phải thực thi khi bán hàng, cung cấp dịch vụ bao gồm quá trình vận chuyển, quy trình xử lý giải quyết vấn đề, quy trình phục vụ khách hàng tương ứng với hạng mức của họ.
  • Physical Evidence: bao gồm môi trường vật chất tức là địa điểm của cửa hàng, chẳng hạn như tâm trạng và quyết định của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng khi họ đang ở chợ truyền thống hay trung tâm thương mại. Các yếu tố hữu hình để khách hàng biết được chất lượng của sản phẩm/dịch vụ như cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, bao bì, túi xách, hoá đơn, thông tin nguồn gốc, xuất xứ, hình ảnh và giá trị thương hiệu.
  • Price: AIM để yếu tố giá cả ở cuối cùng vì nó là mức giá phải bao gồm hết tất cả những chi phí, công sức được tính toán theo công thức kỹ càng. Mức giá này và mức giá của các đối thủ cùng phân khúc đang có sự chênh lệch như thế nào? Trong kinh doanh “lấy công làm lời” là một mindset không nên có mặt quá lâu trong quá trình kiếm tiền. 

Cùng phân tích nhanh công ty Sulwhasoo ra đời năm 1932 áp dụng 7Ps Marketing Mix như thế nào.

  • Product: Đây là thương hiệu chăm sóc làn da với nhiều sản phẩm đáp ứng routine skincare từ bước làm sạch – nuôi dưỡng da – đặc trị – bảo vệ da. Điểm khác biệt của Sulwhasoo là họ có thành phần đã được đăng ký độc quyền là Ginsenomics™, thành phần cốt lõi “Active Beauty Ginsenoside” của họ chỉ có thể được tìm thấy trong Nhân sâm của đất nước Hàn Quốc mà thôi. 
  • Promotion: hãng chọn gương mặt diễn viên, ca sĩ hạng A nổi tiếng tại Hàn để làm gương mặt đại diện vi dụ như Rosé (BlackPink), quảng cáo cũng được đặt ở những nơi sầm uất. Hãng thường ưu tiên sử dụng chương trình quà tặng với tổng giá trị cao hơn giá mua sản phẩm hơn là giảm giá trực tiếp trên sản phẩm. 
  • Place: với tệp khách hàng kể trên và giá trị thương hiệu của hãng thì địa điểm bán hàng thường là những cửa hàng có mặt bằng đắc địa, được thiết kế sang trọng, những trung tâm thương mại chuyên bán những dòng sản phẩm cao cấp. Bên cạnh đó họ có hệ thống bán hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua sắm online.
  • People: những nhân viên đều có đồng phục riêng, chương trình đào tạo bài bản về sản phẩm để tư vấn với khách hàng, làm việc với những influencer để họ có kiến thức về sản phẩm trong khi kết hợp cho ra những deal độc quyền. 
  • Process: họ có quy chuẩn cho từng quy trình riêng biệt như quy trình sản xuất, chọn lựa thành phần, quy trình bán hàng, quy trình chăm sóc giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • Physical Evidence: Sulwhasoo rất chú trọng vào phần nhìn cho các bao bì sản phẩm của họ, phần đóng gói sản phẩm cũng rất chỉn chu với đầy đủ túi, hộp, quà tặng sample. Các khách hàng hay có sở thích sưu tầm chai tinh chất First Care của hãng được làm giới hạn theo từng mùa, lễ hội. 
  • Price: Sulwhasoo là thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp, được định giá ở mức cao để cover nhiều chi phí, phục vụ tệp khách hàng chịu chi, có khả năng tài chính, quan tâm đến vấn đề lão hoá da và nám. Bản thân chất lượng của sản phẩm cũng tương xứng với mức giá.

Đọc thêm: Case Study Marketing Mix – Phân Tích Mô Hình 4Ps Của Mixue

2. STP Marketing Module

Segmentation – Targeting – Positioning là tên viết đầy đủ của mô hình này. Trước khi sử dụng module này thì cấp quản lý cần xác định lại mục tiêu để nắm quy mô, sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được ngách thị trường, cơ hội và rủi ro thông qua các báo cáo và dữ liệu đã phân tích đang nhắm tới.

khung chiến lược marketing truyền thống STP - Segmentation,Targeting, Positioning

Cơ hội thành công để chiếm lĩnh được tối đa thị phần và tối ưu nguồn lực lên đến 80% khi hiểu và triển khai đúng đắn.

  • Segmentation: có thể hiểu là phân chia thị trường mục tiêu thành các tệp nhỏ để nhắm đúng người với thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm và tránh lãng phí ngân sách.

Thực hiện nghiên cứu thị trường bao gồm định tính và định lượng tuỳ theo ngân sách của doanh nghiệp. Phân tích các báo cáo thị trường về ngành hàng bạn đang kinh doanh, người tiêu dùng có hành vi gì dẫn đến sự thay đổi của các báo cáo giữ các quý.

Ví dụ: doanh số bán hàng của ngách máy lạnh trong mùa hè, nắng nóng sẽ cao hơn mùa lạnh dẫn đến báo cáo doanh thu của quý 2 khác với quý 4. 

Tiếp theo là “chụp cắt lớp” đặc điểm chi tiết (lối sống, nhân khẩu học, sở thích,…) của phân khúc đó để phân loại theo tiêu chí như là chung nhu cầu, có điểm nổi bật khác biệt với các tệp còn lại, sau đó là xác định được từng quy mô cho từng phân đoạn khách hàng.

Ví dụ: Trung Nguyên Legend chỉ nhắm đến tệp khách hàng ở thành phố Bắc Kinh trong việc mở cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc. 

  • Targeting: bạn cần quan tâm đến các yếu tố như độ lớn của quy mô thị trường mục tiêu để ước tính thị phần có thể đạt được.

Sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không và đáp ứng được ở mức độ nào, sự đón nhận của khách hàng. Tiềm năng phát triển sau này. Đánh giá lại mức độ cạnh tranh của từng phân khúc để điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Ví dụ: các khách hàng tại Trung Quốc đón nhận nồng nhiệt, có khơi gợi sự tò mò cà phê pha phin có vị như thế nào, có tạo cảm giác “wow” lên khi nhìn thấy cửa hàng và trải nghiệm dịch vụ. Trung Nguyên còn bán thêm thức ăn để góp phần đưa món Phở ra quốc tế rộng hơn nữa. 

  • Positioning: quay về bên trong, nội tại của công ty để định vị thương hiệu trên thị trường. DN cần tìm hoặc tạo ra chiến lược thiết thực nêu bật được điểm khác biệt của sản phẩm đang cung cấp, giải quyết được nhu cầu, insight khách hàng, mang đến trải nghiệm vượt trội hơn.

Ví dụ: Trung Nguyên Coffee hầu như không có sự thay đổi về hình ảnh cốt lõi mà họ xây dựng là “Thương hiệu Tỉnh Thức”. Doanh nghiệp kiên định với mục tiêu đặt ra là đưa cà phê thành nghệ thuật, lối sống, cà phê đạo. Họ chỉ có nâng cấp giá trị của cà phê lên theo từng giai đoạn phát triển. 

Nghiên cứu nội dung sâu hơn qua bài viết: Tận dụng STP Model vào xây dựng thương hiệu

3. Porter’s Five Force

Khuôn khổ mà mô hình Porter’s Five Force hướng đến là các tác động bên ngoài, mức độ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận chứ không tập trung và sản phẩm và khách hàng như hai framework marketing trên. Cụ thể là:

  • Quyền lực của nhà cung cấp (Supplier Power): có bao nhiêu nhà cung cấp khác đang kinh doanh, yếu tố gì khiến họ khác biệt và giá thành sản phẩm của họ là bao nhiêu. Nguyên liệu thay thế đang tồn tại của họ nhiều hay ít.
  • Quyền lực của người mua (Buyer Power): là khả năng của khách hàng ảnh hưởng đến các quyết định của công ty như mua với số lượng lớn, ngách có ít người mua, có nhiều sản phẩm thay thế, nhạy cảm về giá.
  • Mối đe dọa của các đơn vị mới gia nhập (Threat of New Entry): như là rào cản thâm nhập, sản phẩm cạnh tranh không có sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, vốn thấp vẫn tham gia vào thị trường được.
  • Mối đe dọa sản phẩm thay thế (Threat of Substitution): ví dụ tìm được sản phẩm thay thế với mức giá hấp dẫn.
  • Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại (Competitive Rivalry): là bất kỳ đơn vị bên ngoài nào khác ảnh hưởng đến cách sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Porter’s Five Force có thể được áp dụng cho hầu hết các ngành và doanh nghiệp, bao gồm cả các công ty sản xuất, dịch vụ, bán lẻ, bất động sản, tài chính, và nhiều ngành khác để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp. 

Ví dụ thực tiễn là vào những năm trở lại đây Digital Marketing trở thành xu hướng của thời đại. Khóa học Digital Platform Management được các chuyên gia Marketing thiết kế để bạn không bị “chới với” trong thời đại số này. 

Mô hình Marketing hiện đại

4. Mô hình AARRR

Pirate Metrics or “AARRR!” được phát triển bởi Dave McClure giúp doanh nghiệp quan sát được hành trình mua hàng của khách và những điều có thể cải thiện ở bước nào để tăng trưởng doanh thu.

khung chiến lược marketing hiện đại theo mô hình AARRR - Acquisition, Activation, Retention, Revenue, Referral

AARRR là viết tắt của:

  • Acquisition (Tìm kiếm): Tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ như Shopee chạy rất nhiều quảng cáo vừa để thu hút khách hàng mới vừa giúp người đã sử dụng nhớ ngày có chương trình sale lớn. 

  • Activation (Kích hoạt): Bước này liên quan đến việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, giúp họ đăng ký hoặc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ban đầu Shopee cung cấp rất nhiều mã giảm giá, ưu đãi đặc biệt cho người dùng mới, khi giới thiệu user mới thì người giới thiệu và được giới thiệu đều có ưu đãi. 

  • Retention (Giữ chân): Tạo hành động để khách hàng đã sử dụng sản phẩm tiếp tục mua sắm hoặc duy trì dịch vụ, thường xuyên truy cập website, fanpage của doanh nghiệp và tạo ra mối quan hệ thân thiết với họ.

Tạo chương trình khiến user đăng nhập hằng ngày như chơi game, chạy flash sale theo khung giờ,…

  • Revenue (Doanh thu): nói đến việc tạo ra doanh thu từ khách hàng hiện có bằng cách bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung/nâng cấp của doanh nghiệp hay còn gọi là cross-sell/upsell.

Chắc hẳn một số bạn khi đọc tới đây cũng là 1 bé nghiện “sopi” như mình đúng không nào. Chính là bước shopee thu được Revenue đấy. 

  • Referral (Giới thiệu): Khách hàng tự giới thiệu cho người khác sau khi có trải nghiệm hài lòng.

Ví dụ: đó chính là hành động gửi link sản phẩm khi bạn bè, gia đình thấy mình mua sản phẩm ở shopee đúng ý và nhu cầu của họ. 

Mô hình framework marketing AARRR giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình tương tác của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, từ đó có thể tối ưu hóa các chiến dịch và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

5. The Hook Module

Mô hình HOOK được phát triển bởi Nir Eyal với mong muốn giúp các doanh nghiệp tạo cho khách hàng một thói quen sử dụng và giúp khách hàng trở thành những người sử dụng thường xuyên và trung thành.

Hook trong âm nhạc và Hook trong marketing có điểm tương đồng là tạo ra giai điệu/tạo ra thói quen để người nghe và khách hàng khó dứt ra được, họ cứ theo quán tính chọn mua sản phẩm của nhãn hàng.

khung chiến lược marketing hiện đại theo mô hình HOOK - Trigger, Action, Variable Reward, Investment

Mô hình framework marketing HOOK gồm 4 bước chính:

  • Trigger (Kích hoạt): Đầu tiên là khiến khách hàng để mắt và biết đến công ty, sản phẩm của công ty. Trigger có thể là một thông báo đến khách hàng thông qua Email Marketing hoặc một sự kiện online/offline, tạo ra một nhu cầu hoặc sự muốn có sản phẩm/dịch vụ.
  • Action (Hành động): Khiến khách hàng thực hiện hành động để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hành động này phải đơn giản, dễ dàng thực hiện và mang lại giá trị cho khách hàng.

Ví dụ như tải ebook miễn phí thông qua gmail.

  • Variable Reward (Phần thưởng bất ngờ): Là bước quan trọng để tạo ra một cảm giác thú vị, tò mò và kích thích khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ như là hoàn thành thử thách game có độ khó cao sẽ nhận được phần thưởng giá trị hơn, nhiều hơn. Hay mở cầu thủ random trong game FiFa.

  • Investment (Đầu tư): Là bước cuối cùng trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, khuyến khích khách hàng đầu tư thời gian, tiền bạc hoặc cảm xúc vào sản phẩm của bạn. Việc đầu tư này giúp khách hàng tạo ra một liên kết và trở thành một phần trong cộng đồng sử dụng sản phẩm của bạn.

Ví dụ như là bạn mua gói VIP, trả phí để trải nghiệm những tính năng vượt trội hơn của sản phẩm để phục vụ nhu cầu sâu hơn. Ví dụ như Ahrefs, Semrush, App chỉnh ảnh, Tinder gold,… 

6. Lean Analytics Stages 

Các giai đoạn phân tích gọn nhẹ là một mô hình được phát triển bởi Alistair Croll và Benjamin Yoskovitz trong cuốn sách “”Lean Analytics: Use Data to Build a Better Startup Faster””.

Mô hình framework marketing này sẽ giúp các công ty startup biết được các quá trình phát triển cần phải trải qua

khung chiến lược marketing hiện đại theo mô hình Lean Analytics Stages
  • Empathy (Đồng cảm): Đầu tiên là tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và thị trường mục tiêu, xác định vấn đề mà họ đang đối mặt, lắng nghe, thấu hiểu và cố gắng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

Chẳng hạn như là xu hướng lười xài tiền mặt của GenZ được sử dụng rất triệt để trên ứng dụng Momo, Zalopay.

  • Stickiness (Sự dính kết): Giai đoạn thứ hai, cần tập trung vào việc giữ chân khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Những việc cần làm là phân tích dữ liệu về lượng người sử dụng, tần suất, thời gian sử dụng và độ hài lòng của khách hàng.

Momo, Zalopay có rất nhiều mã giảm giá, thẻ quà tặng cho khách hàng thanh toán nhiều khoản chi phí. 

  • Virality (Sự lan toả): Giai đoạn thứ ba, bạn cần phân tích dữ liệu về số lượng người giới thiệu sản phẩm, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự và hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Revenue (Doanh thu): Revenue trong mô hình này không phải chỉ nói về dòng tiền thu về mà ở các giai đoạn kết quả thu về được gì đều được xem là revenue. 

Ví dụ: khi một startup đang tiến hành phát triển một sản phẩm/dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng thì Revenue là số lượng khách hàng trả phí để sử dụng. Một startup đã có sản phẩm/dịch vụ thành công mà muốn mở rộng quy mô thì Revenue được tính là doanh số tăng trưởng hay là tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. 

  • Scale (Quy mô): Giai đoạn cuối cùng, trong đó các startup cần tập trung vào việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình sau khi đã ổn định và vững vàng hơn.

Case study tham khảo là chiến dịch Just Do It – Hãy liên tục đẩy bản thân vượt qua giới hạn của Nike vào cuối những năm thập niên 80.

7. STEPPS

STEPPS được phát triển bởi Jonah Burger, tác giả của cuốn sách Contagious: Why Things Catch On, STEPPS là một công thức để tạo ra nội dung lan truyền thu hút mọi người trò chuyện và chia sẻ (hay gọi tắt là viral). Bạn có thể thấy mô hình framework marketing STEPPS này tập trung vào phần tâm trí, cảm xúc hay gọi vui là “thao túng tâm lý” khách hàng.

khung chiến lược marketing hiện đại theo mô hình Social Currency - Triggers - Emotion - Public - Practical Value - Stories

STEPPS là viết tắt của:

  • Social Currency (Sự công nhận của xã hội): nhắm đến bản ngã, thích được công nhận, khen ngợi khi họ thể hiện sự thông minh, hiểu biết của bản thân về một sản phẩm/dịch vụ có đặc tính rất ấn tượng và khác biệt.
  • Triggers (Sự liên tưởng): Gắn thông điệp, sản phẩm với yếu tố giúp khách hàng dễ nhớ và hay sử dụng. Ví dụ như trước giờ ăn các app về FnB sẽ gửi thông báo nhắc nhở chúng ta xem món và đặt món. Rạp chiếu phim sẽ gửi thông báo những bộ phim sắp chiếu. 
  • Emotion (Cảm xúc): Sản phẩm hoặc thông điệp đó chạm đến cảm xúc của người sử dụng, để họ có sự thôi thúc muốn chia sẻ lại. Thông thường các cảm xúc mạnh (kể cả phẫn nộ, ghét) sẽ thúc đẩy họ chia sẻ hơn là cảm xúc bình bình.
  • Public (Công khai): Sản phẩm hoặc thông điệp đó được chia sẻ công khai, ở những nơi dễ thấy, thấy hoặc nghe một cách thụ động.
  • Practical Value (Giá trị thực tiễn): Sản phẩm hoặc thông điệp đó cung cấp giá trị thực tiễn cho người sử dụng về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ giải quyết một vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của mình.
  • Stories (Câu chuyện): thích nghe kể chuyện là một thói quen thấm vào gen của mỗi người vì bộ não rất thích điều đó cho nên nó luôn được áp dụng một cách phổ biến trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm.

Ví dụ: sự trở lại và tăng trưởng vượt bật của Biti’s bắt đầu từ MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP. Bạn có thể thấy Biti’s đều có đặc điểm của mô hình STEPPS và Brand Positioning của mô hình STP.

Đọc thêm về một chiến dịch marketing đại chúng thành công sẽ có những yếu tố nào qua bài viết Inclusive Marketing 

Đọc thêm: 4 Content Marketing Framework Phổ Biến Marketer Cần Biết

8. The ICE Score

The ICE Score được thiết kế bởi Sean Ellis, Cha đẻ của Growth Marketing, thang điểm tính từ 1-10. Điểm càng cao thì ý tưởng có tiềm năng phát triển ổn hơn.
Thay vì triển khai một hệ thống phức tạp, Ellis gợi ý đặt ra ba câu hỏi:

1. Impact: Tác động của động thái này sẽ như thế nào nếu nó thành công?
2. Confidence: Tôi tự tin đến mức nào rằng kế hoạch này sẽ hiệu quả?
3. Effort: Cần bao nhiêu thời gian, tiền bạc và công sức để thực hiện điều này?

Kết quả của ba tiêu chí này được tính toán bằng cách nhân điểm của từng tiêu chí lại với nhau, cho ra một ICE Score tổng thể. ICE Score được sử dụng để đánh giá và so sánh các ý tưởng sản phẩm và giúp các nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh lựa chọn các ý tưởng phát triển tiếp theo.

Ví dụ một cửa hàng trực tuyến muốn:

Ý tưởng 1: Thêm tính năng thanh toán nhanh bằng ví điện tử.

– Impact: Cải thiện trải nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng trẻ tuổi sử dụng ví điện tử.
– Confidence: Có khả năng thành công cao do ví điện tử là một phương tiện thanh toán phổ biến.
– Ease: Độ khó thực hiện vừa phải, không phải đang ở giai đoạn mở đường. 

Ý tưởng 2: Tối ưu chức năng tìm kiếm trên website
– Impact: Để khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm và thao tác trên trang.
– Confidence: Thực thi được vì Google có cung cấp công cụ trả phí và các cá nhân có thiết kế landing page để chuyển đổi lead thành sale nhanh chóng.
– Ease: độ khó có thể chấp nhận và xử trí được. 

9. They Ask, You Answer

They Ask, You Answer là một phương pháp truyền thông kinh doanh được phát triển bởi Marcus Sheridan. Phương pháp này tập trung vào việc trả lời các câu hỏi của khách hàng tiềm năng một cách chân thành và cung cấp thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ.

khung chiến lược marketing hiện đại theo mô hình khách hàng hỏi - doanh nghiệp trả lời

Khi khách hàng có thông tin đầy đủ và tin tưởng vào thương hiệu, họ sẽ có xu hướng mua hàng và trở thành khách hàng trung thành.

Phương pháp này là một cách tiếp cận ngược lại so với các phương pháp truyền thông truyền thống, nơi doanh nghiệp tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Song song đó, điều mà bạn cần quan tâm là giao diện web/app phải tương thích với người dùng, làm chỉn chu, bắt mắt, tốc độ load nhanh,…

Ví dụ: Blackmore rất thường xuyên trả lời thắc mắc của khách hàng trên trang web của họ. Mình đã từng thử đưa ra một câu hỏi về đối tượng nào không nên sử dụng sản phẩm A và thấy các nhân viên trả lời có trách nhiệm không cố gắng bảo là ai cũng dùng được. 

IV. Lựa chọn khung chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp

Khi lựa chọn khung chiến lược AIM mong muốn bạn đừng để mindset hướng chỉ được chọn một chiến lược thôi. Bất kể khi bạn ở giai đoạn phát triển nào bạn cũng có thể chọn mỗi tiêu chí trong từng khung chiến lược và kết hợp chúng lại với nhau. 

Không có một framework marketing nào là hoàn hảo và hiệu quả 100%.

  • Cho nên vấn đề ở đây là bạn cần phải nắm rõ – nắm đủ và sâu nền tảng các tiêu chí mà bạn đang cân nhắc sử dụng tới để triển khai triệt để lợi ích của nó.
  • Và khi quyết định triển khai bạn cần phải cho nó đủ thời gian để “ấp – nở – trưởng thành” và nhớ theo dõi để đánh giá và hiệu chỉnh khi cần. 
  • Trong lúc triển khai, hãy tôn trọng và tham khảo nghiêm túc sáng kiến/ý kiến của các cả nhân sự đảm nhiệm mục tiêu chung để tạo thành một “”Brainstorm”” xuất chúng bạn nhé. 

Một kỹ năng rất quan trọng bạn cần phải có chính là biết – hiểu – làm hoạch định chiến lược truyền thông (Strategic communication planning).

Bởi vì ngày nay, mọi vị trí trong agency như Planner, Account và Creative; mọi loại hình agency từ advertising, digital, PR, event, activation,… đều cần đóng góp vào quá trình phát triển chiến lược. 

Cùng nhau vươn đến tầm cao của hoạch định chiến lược truyền thông là biến những điều phức tạp thành đơn giản nhờ trợ thủ đắc lực là khoá học STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING ngay!

Đăng ký sớm để nhận ưu đãi đặc biệt từ AIM!