Chiến lược marketing - truyền thông của Spotify: Vượt mặt Apple Music dẫn đầu làng stream nhạc

Ra mắt vào năm 2008 tại Thụy Điển, Spotify vươn lên trở thành dịch vụ stream nhạc phổ biến nhất trên thế giới, vượt qua cả đối thủ “đáng gờm” Apple Music. Cộng đồng người dùng hàng tháng lên tới trên 159 triệu người, bao gồm 71 triệu người dùng trả phí sử dụng gói Spotify Premium tại hơn 60 quốc gia. Điều gì đã khiến ứng dụng âm nhạc này trở thành cơn sốt như vậy? Hãy cùng AIM Academy điểm qua các bài học trong truyền thông của Spotify nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Ra mắt vào năm 2008 tại Thụy Điển, Spotify vươn lên trở thành dịch vụ stream nhạc phổ biến nhất trên thế giới, vượt qua cả đối thủ “đáng gờm” Apple Music. Cộng đồng người dùng hàng tháng lên tới trên 159 triệu người, bao gồm 71 triệu người dùng trả phí sử dụng gói Spotify Premium tại hơn 60 quốc gia. Điều gì đã khiến ứng dụng âm nhạc này trở thành cơn sốt như vậy?

Hãy cùng AIM Academy điểm qua các bài học trong truyền thông của Spotify nhé!

I. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

71 triệu người dùng trả phí sử dụng gói Spotify Premium tại hơn 60 quốc gia
71 triệu người dùng trả phí sử dụng gói Spotify Premium tại hơn 60 quốc gia

Với bản chất là công ty công nghệ, Spotify có thể phân tích thói quen nghe nhạc của từng người, qua đó đưa ra những gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp với dòng nhạc, nghệ sĩ được họ nghe thường xuyên.

Đồng thời, với Stream Intelligence, khi người nghe chọn stream ca khúc cho từng thời điểm, Spotify có thể dựa vào đó phân tích tâm trạng, cá tính của họ vào thời điểm đó.

Đây được coi là một cơ chế độc đáo giúp truyền tải đúng thông điệp, vào đúng thời điểm, cho đúng đối tượng.

1. Tối ưu hóa trải nghiệm qua danh sách phát nhạc

  • Tối ưu UX-UI của menu phát nhạc

Màn hình chính của ứng dụng Spotify là một ví dụ điển hình về cách các thuật toán chi phối trải nghiệm nghe nhạc. Mục tiêu của màn hình này là nhanh chóng giúp người dùng tìm thấy bài hát hay thể loại nhạc họ yêu thích, theo một bài thuyết trình của giám đốc nghiên cứu Spotify đầu năm 2019. Mỗi ngày truy cập Spotify, bạn sẽ nhận được những danh sách nghe nhạc phù hợp với lịch sử nghe nhạc cũ của bạn.

Tạo ra tính năng chuyển bài hát giới hạn và chỉ nghe nhạc ở chế độ ngẫu nhiên ở phiên bản miễn phí

Ở bản trả phí, bạn có thể nghe tùy ý từng bài hát trong danh sách nhạc theo sở thích của mình, trong khi đó, với phiên bản miễn phí, bạn chỉ có thể nghe ngẫu nhiên từ một danh sách. Điều này thôi thúc cảm giác muốn sử dụng bản trả phí từ phía người dùng.

Đọc thêm: Marketers nghĩ gì về personalization – cá nhân hóa trong marketing

2. Chiến lược bản địa hóa

Thông qua danh sách phát được tạo phù hợp với khu vực nơi bạn sinh sống, hay những quảng cáo địa phương trên phương tiện công cộng, Spotify muốn mang hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người dùng, biến việc nghe nhạc trên ứng dụng trở thành thói quen hàng ngày của họ.

Đặc biệt Spotify còn rất tinh tế khi đưa ra chính sách: khi đi du lịch nước ngoài (không phải quê hương của bạn), Spotify phiên bản miễn phí sẽ không còn khả dụng. Bạn sẽ cần mua gói nhạc kéo dài 14 ngày cho chuyến đi của mình.

chiến lược bản địa hoá âm nhạc ở quê hương và khi bạn đi du lịch nước khác
Chiến lược bản địa hoá âm nhạc ở quê hương và khi bạn đi du lịch nước khác

II. Dịch vụ spotify premium

Để thuyết phục khách hàng dùng sang bản trả phí, Spotify đã có rất nhiều hoạt động chiến lược:

1. Dùng Spotify miễn phí đồng nghĩa với nghe nhạc “lỗi thời”

Người dùng bản Free sẽ không được cập nhật những bài hát mới “ra lò” mà phải đợi đến 2 tuần, một quãng thời gian khá dài cho các bản hit. Ngược lại, với gói dùng Premium trả phí, người dùng ngay lập tức được thưởng thức bài hát ngay sau khi nó được tung ra thị trường.

Với phân khúc giới trẻ, nhóm khách hàng mục tiêu chính của Spotify thì bản Premium là gói không thể thiếu khi mà xung quanh thiên hạ đã nghe “đến chán” rồi thì bạn mới được thưởng thức nó lần đầu.

2. Dùng Spotify miễn phí không được chọn nhạc và tắt quảng cáo

Khi dùng bản miễn phí, bạn chỉ có thể được nghe theo thứ tự ngẫu nhiên mà Spotify sắp xếp sẵn. Thậm chí, số lượt “bỏ qua bài” tối đa cho gói Free là 5 lần/giờ.

Đồng thời, nếu đang dùng bản Free đồng nghĩa với việc người dùng phải làm quen với các quảng cáo xen giữa bài hát.

3. Spotify miễn phí sẽ không nghe được khi mất mạng

Với bản miễn phí của Spotify, người dùng không chỉ phải nghe theo các sắp xếp và kiểm soát ngẫu nhiên từ Spotify mà còn chỉ được nghe online. Đối với người dùng Premium, vì mất phí nên có thể lưu bất cứ bài hát yêu thích nào về bộ nhớ, chẳng cần quan tâm có wifi hay không.

4. Spotify miễn phí nghe nhạc chưa “đã tai”

Chất lượng âm thanh của gói Spotify Free chỉ là 160kbps, trong khi gói Premium là 320kbps. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh nổi bật về giá trong chiến lược marketing của Spotify khi vào Việt Nam.

Chiến lược dùng thử bản free này đã giúp chuyển dần những người đang sử dụng nhạc lậu sang sử dụng nền tảng có bản quyền nhưng miễn phí như Spotify, trước khi họ có đủ điều kiện và nhận thức để chuyển hẳn sang sử dụng dịch vụ trả phí.

Đọc thêm: Case Study Data Analysis – Cách Netflix Và Starbucks Vận Dụng Phân Tích Dữ Liệu Trong Kinh Doanh

 Spotify đã có rất nhiều hoạt động chiến lược để khuyến khích user chuyển sang từ dùng free sang premium
Spotify đã có rất nhiều hoạt động chiến lược để khuyến khích user chuyển sang từ dùng free sang premium

III. Các chiến dịch truyền thông ấn tượng

Mỗi chiến dịch của Spotify đều được coi là xuất sắc khi chạm đúng insight đối tượng mục tiêu với những ý tưởng độc đáo.

1. Năm 2019: Âm nhạc cho mọi tâm trạng

Với mục tiêu tăng cường kết nối với thế hệ millennials và gen Z, Spotify sử dụng hình thức meme – một xu hướng nổi tiếng của giới trẻ. Những biển quảng cáo billboard về meme của Spotify đánh đúng insight khách hàng: luôn tự khiển trách bản thân.

các chiến dịch truyền thông ấn tượng, năm 2019: Âm nhạc cho mọi tâm trạng
Tôi: Thất tình có gì đâu. Vẫn là tôi: Bật nhạc thất tình nhiều lần

2. Năm 2018: #2018wrapped

Nắm một lượng lớn data và thông tin khổng lồ, Spotify biết khi nào bạn buồn, vui, hay thậm chí cả thói quen khi đi tắm thông qua danh sách nghe nhạc. Ngay lập tức, một campaign hài hước về thói quen nghe nhạc đã ra đời, đi kèm với thông điệp vui tươi về việc tận hưởng quá trình tạo playlist mới:

Năm 2018: #2018wrapped, Cánh nam giới có khoảng 9 playlists/ năm. Nữ giới có khoảng 28,802 playlists
Cánh nam giới: 9 playlists/ năm. Nữ giới; 28,802 playlists

3. Năm 2017: Mục tiêu cho 2018

Mục tiêu (#goals) là hashtag nổi tiếng năm 2017. Bạn có thể thấy những hashtag nổi tiếng như #lifegoals, #adulthoodgoals, #relationshipgoals, #hairgoals. Ngay lập tức, vào giáng sinh năm 2017, Spotify đã tạo campaign truyền thông nói về những mục tiêu cho năm 2018, tất nhiên sẽ liên quan đến âm nhạc.

Năm 2017: Mục tiêu cho 2018. Mục tiêu (#goals) là hashtag nổi tiếng năm 2017.
Mục tiêu 2018: Từ chối ăn tối với những người có bài hát này trong playlist nấu ăn: Slippery, All of Me, DNA

Campaign này ngay lập tức đã trở thành cơn sốt khi lượng người theo dõi tăng đột biên, đi kèm với mức độ nhận diện thương hiệu cùng với những nội dung mang tính cá nhân hóa.

4. 2016: Một năm kì cục

2016 quả là một năm chứa đầy điều kì lạ: Trump, Brexit, cái chết của nhiều người nổi tiếng, thử thách Mannequin… 2016 cũng là năm đầu tiên Spotify làm chiến dịch truyền thông nhờ phân tích và ứng dụng data người dùng.

campaign spotify 2016
Gửi tới những người đã nghe bài “Sorry” 42 lần trong ngày lễ tình yêu: Các bạn đã làm gì vậy?

Với chiến dịch truyền thông mới này, Spotify muốn nhấn mạnh với người dùng rằng bạn không phải người duy nhất thấy năm 2016 kì cục. Tất cả mọi người đều như vậy. Thông điệp đã kết nối người dùng với Spotify và với tất cả mọi người.

Chiến lược marketing và những campaign marketing – truyền thông tích hợp đình đám của Spotify thành công nhờ tập trung vào người dùng, xoay quanh người dùng với nội dung cá nhân hóa đa dạng, kết hợp data và những sự kiện nổi tiếng.

Tham gia ngay khóa học STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING tại AIM Academy để nắm vững phương pháp chuẩn hóa quy trình hoạch định chiến lược truyền thông để đánh đúng tâm lý tiêu dùng và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, vươn đến tầm cao của hoạch định chiến lược truyền thông là biến những điều phức tạp thành đơn giản.

Đăng ký ngay để kịp lịch khai giảng gần nhất!