Hầu hết mọi hiệu quả của marketing giờ đây đều được thể hiện bằng con số. Hơn nữa, công việc marketing giờ đây còn được trải rộng trên khắp các “vệ tinh” của doanh nghiệp, từ Google, Facebook, đến e-commerce. Do đó, người làm tiếp thị càng phải có cái nhìn rộng hơn về tiếp thị đa kênh cũng như hiểu rõ thế mạnh của doanh nghiệp mình nhất để tối ưu kết quả kinh doanh!
Nếu bạn là chuyên viên digital marketing hay người kinh doanh đã “lăn lộn” một thời gian trên mặt trận digital và đang quan tâm đến câu chuyện tối ưu hiệu quả chạy, hãy tìm hiểu về performance marketing. Nhưng lộ trình học gồm những mảng nào, và học gì trước học gì sau? Bài viết này sẽ giúp bạn đỡ mông lung hơn.
I. Hiểu tổng quan về Performance marketing
Performance marketing là gì? Performance marketing là một nhánh của digital marketing, trong đó bạn phải đi giải bài toán 1 đồng doanh thu tạo ra thì mất bao nhiêu đồng chi phí quảng cáo. Và làm sao vừa tăng được doanh thu vừa giảm thiểu chi phí bỏ ra.
Bạn có thể dành thời gian để đọc thêm bài viết performance marketing là gì để hiểu tường tận hơn về khái niệm này.
Trước khi đi sâu vào chuyên môn, người học cần có cái nhìn toàn cảnh về performance marketing, cách nhìn nhận về từng kênh và cách thiết lập mục tiêu hiệu quả đối với từng kênh trong digital marketing. Một số điểm quan trọng cần lưu ý:
- Hiểu rõ về các kênh
- Kênh sở hữu (Owned channels): SEO, CRM, eDM, notification…
- Kênh trả tiền (Paid channels): Google, Facebook, re-marketing, local display network…
- Để xác định hiệu quả của các kênh digital, cần phân biệt rõ điểm khác biệt giữa theo dõi đánh giá (Tracking) của các kênh quảng cáo với nhau và xác định được cách thức để đo đếm hiệu quả kênh
- Cập nhật những kênh mới của Google và Facebook đang được dùng nhiều trong digital marketing
- Phân loại rõ ràng mục đích, mục tiêu, kết quả cho từng kênh quảng cáo khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất
II. Thiết lập KPI cho từng ngành hàng
Mỗi ngành hàng sẽ có tiêu chí đo lường khác nhau, vì thế người làm marketing cần có kiến thức chung về chỉ số đo lường cho từng ngành hàng cụ thể và cách thức tính toán 7 chỉ số thông dụng nhất, bao gồm:
- Chỉ số Impression (Hiển thị)
- Chỉ số CTR (Click Through Rate)
- Chỉ số CPC (Cost Per Click)
- Chỉ số CR (Conversion Rate)
- Chỉ số CPA (Cost Per Action)
- Chỉ số RR (Run Rate)
- Chỉ số ROI (Return on Investment)
Đọc thêm: Lộ trình học Facebook Ads cho người mới bắt đầu
III. Thu thập và tối ưu hóa dữ liệu đa kênh
Dữ liệu đưa ra cơ sở cho hành động. Do đó nhà tiếp thị cần sở hữu những công cụ thu thập dữ liệu và tối ưu hiệu quả của quảng cáo, đặc biệt là các nhiệm vụ sau:
- Cách nhận và xử lý raw data
- Biết được hiệu quả từ các kênh khác nhau dựa trên dữ liệu cơ bản, Google Search Console, Google Page Analytics, Google Analytics Add On For Google Sheets,…
- Hiểu căn bản về Google Analytics
- Tự động hoá trong báo cáo bằng Google Data Studio
- Biểu đồ hóa và báo cáo tự động hóa bằng Google Data Studio
- Tổng hợp nhiều kênh với nhau để có được mẫu báo cáo phù hợp
- Tạo được mẫu báo cáo dùng được cho tất cả các kênh
- Tạo được mẫu báo cáo dùng để chia sẻ nội bộ và chia sẻ cho đối tác bên ngoài (Agency, clients)
IV. Tối ưu hoá – từ upper funnel đến lower funnel
Được xem như ‘xương sống’ của marketing, marketer cần nắm rõ và tận dụng quy trình tối ưu một cách chặt chẽ trong từng bước của phễu chuyển đổi:
- Bắt đầu từ nhận biết (Awareness)
- Dùng Facebook để tạo nhận biết về thương hiệu, tạo nhu cầu (Facebook awareness)
- Cách tăng lượt tiếp cận và tần suất hiển thị của quảng cáo trên Google (Masthead, CPM format)
- Messenger
Tối ưu lượt tương tác (Engagement) và cân nhắc (Consideration)
- Tăng lượng truy cập vào website: GDN, lượt click vào website
- Tăng mức độ tương tác
- Thích trang
- Tương tác của bài đăng (bình luận, thích, chia sẻ)
- Lượt xem video
Đọc thêm: Cách xây dựng Marketing Funnel hiệu quả
- Tăng lượt chuyển đổi & người mua hàng:
- Tạo khách hàng tiềm năng (Lead generation)
- Chuyển đổi trên website (Website conversion)
- Cài đặt ứng dụng (App installation)
- Thương mại điện tử (Ecommerce)
V. Hiểu và ứng dụng thương mại điện tử (Ecommerce)
Ecommerce là phần quan trọng trong bức tranh quảng cáo và tối ưu hoá. Kiến thức về lĩnh vực này sẽ giúp cải thiện chuyển đổi trên các kênh thương mại điện tử của các nhà kinh doanh. Trong đó, những điểm quan trọng cần nắm bao gồm:
- Hiểu và ứng dụng CPAS (Collaborative Platform Advertising Solution)
- Khám phá Google shopping ads
- Nắm bắt về MSP (Marketing solutions platform)
- Tối ưu khách hàng tiềm năng (Middle funnel) cho Ecommerce
- Thiết lập, tối ưu, và làm báo cáo cho Ecommerce
VI. Theo dõi đánh giá (tracking) và thiết lập tư duy đa kênh
Sử dụng đa kênh mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho việc theo dõi đánh giá. Bên cạnh đó, sở hữu tư duy đa kênh dài hạn cũng sẽ khiến cho một nhà kinh doanh chiếm ưu thế rất lớn trên đường đua của mình!
Những điểm cần chú trọng khi theo dõi đánh giá hiệu suất kênh:
- Theo dõi đánh giá tìm ra dữ liệu cứng cần đạt được cho mỗi kênh
- Hiểu được mối tương quan giữa các kênh với nhau
- Thiết lập một kế hoạch đa kênh dài hạn dựa trên số liệu đã có
VII. Ứng dụng phân tích dữ liệu
Sau khi nắm bắt các phương pháp, điều quan trọng tiếp theo là làm sao để ứng dụng vào bộ dữ liệu thực tế được cung cấp. Để phân tích và trình bày dữ liệu một cách chặt chẽ, người học cần có kỹ năng:
- Phân tích dữ liệu
- Đưa ra nhận xét và đưa ra phương án tối ưu hoá
- Trình bày dữ liệu và giải pháp
Kiến thức về marketing là vô tận, vì vậy để chọn lọc những kỹ năng phù hợp nhất với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, các nhà tiếp thị không chỉ cần sở hữu cái nhìn tổng quan về lĩnh vực mà còn phải ‘nằm lòng’ từng thuộc tính của doanh nghiệp cũng như thị trường mà mình đang quan tâm.
Nếu bạn cũng là một nhà tiếp thị với mục tiêu tạo ra những chiến dịch hiệu quả nhất cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.
Hãy tham khảo ngay khóa học PERFORMANCE DIGITAL MARKETING tại AIM Academy với giáo trình được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn song song với sự dẫn dắt của các chuyên gia đầu ngành!