Marketing là ngành nghề không còn quá xa lạ với mọi người và luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh thu cho một thương hiệu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết học Marketing ra là làm gì và mô tả các công việc của ngành ra sao.
Đặc biệt đây là ngành liên tục thay đổi, đòi hỏi người học vừa phải nắm vững nền tảng để không sa đà theo trào lưu, vừa phải nắm bắt được xu hướng mới nhất để phục vụ cho công việc. Để có một hướng đi tốt mà không bị lòng vòng mất phương hướng, tham khảo ngay lộ trình của AIM gợi ý dưới đây!
I. Tìm hiểu Marketing và nguồn tăng trưởng
Thế giới Marketing vô cùng rộng lớn, mỗi một vị trí trong ngành đều giữ vai trò khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần hiểu qua đặc thù các công việc đó như thế nào.
- Nắm bắt bức tranh toàn cảnh về ngành marketing.
- Hiểu và phân biệt những định nghĩa, vai trò và quá trình phát triển của ngành marketing.
- Xác định trách nhiệm chính và nhiệm vụ của marketers.
- Làm quen với những thuật ngữ phổ biến trong mark: STP (Segmentation, targeting, positioning), 4Cs (Category, consumer, company, competition), 6Ps (Product, price, place, promotion, packaging, proposition), IMC (Integrated marketing communication)… thông qua những mô hình thực tế và những ứng dụng thành công từ các tập đoàn đa quốc gia (MNCs – Multinational companies).
- Hiểu mối tương quan giữa phòng marketing với các đối tác trong và ngoài công ty.
- Xác lập con đường phát triển sự nghiệp trong ngành marketing với lựa chọn theo định hướng khách hàng (Client) hoặc công ty tư vấn dịch vụ marketing (Agency).
Nguồn tăng trưởng là chìa khóa góp phần thúc đẩy thành công cho thương hiệu, việc sử dụng marketing như một chiến lược thông minh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng trung thành hơn. Chính vì vậy với mỗi một marketer lành nghề, cần phải nắm giữ những bí quyết về nguồn tăng trưởng một cách chi tiết:
- Xác định các mục tiêu kinh doanh (Business Objective) và mục tiêu marketing (Marketing Objective).
- Thấu hiểu tại sao “tăng trưởng – growth” là mục đích tối thượng của marketing.
- Tìm kiếm các nguồn tăng trưởng.
- Nắm bắt cách phân tích 4Cs để tìm kiếm nguồn tăng trưởng phù hợp nhất để thoả mãn mục tiêu marketing.
- Khám phá các động thái chiến lược để khai thác nguồn tăng trưởng.
Đọc thêm: Những điều cần biết về Source of growth
II. Thấu hiểu khách hàng
Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm là mục tiêu cuối cùng mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới. Việc nắm bắt một cách chính xác nhất mọi cảm xúc, suy nghĩ cũng như nhu cầu khách hàng sẽ giúp thương hiệu điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bước đầu tiên bạn phải thu hẹp được đối tượng khách hàng của mình như:
- Hiểu về nền tảng thị trường và công cụ căn bản để xác định: Phân khúc thị trường, đối tượng mục tiêu, người tiêu dùng mục tiêu, chân dung người dùng
- Cách phát triển định vị thương hiệu (Brand positioning)
– Sử dụng công cụ để xây dựng định vị thương hiệu.
– Nắm bắt cách đánh giá định vị thương hiệu.
– Viết định vị thương hiệu đúng cách.
Nghiên cứu data dựa trên thông tin xu hướng và hành vi khách hàng để tìm được insight của họ, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để cả hai bên đều có lợi:
- Nhận biết tầm quan trọng của sự thật ngầm hiểu (Insight).
- Tiếp thu những kỹ thuật nắm bắt sự thật hoặc chân lý (Moment of truth)
- Phát triển ý tưởng sản phẩm (Concept development).
- Hiểu định nghĩa và tầm quan trọng của ý tưởng sản phẩm.
- Xác định các yếu tố chính cấu thành nên một ý tưởng sản phẩm.
- Khám phá các nguyên tắc trọng yếu để phát triển một ý tưởng sản phẩm.
- Thực hành phát triển bảng mô tả ý tưởng sản phẩm.
Đọc thêm: Brand Marketing Là Gì? Bí Kíp Xây Dựng Thương Hiệu Vững Mạnh
III. Truyền thông tích hợp (IMC)
IMC (Integrated Marketing Communication) là sự phối hợp giữa các hoạt động truyền thông khác nhau nhằm truyền tải thông điệp về một sản phẩm cách rõ ràng, chính xác tới người tiêu dùng về mục tiêu của doanh nghiệp.
Chưa bao giờ IMC trở nên quan trọng như bây giờ khi thế giới truyền thông ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy bạn phải nắm được bức tranh toàn cảnh những công cụ được áp dụng trong truyền thông tích hợp, và đặc biệt là digital marketing.
- Thấu hiểu mục đích và vai trò của truyền thông, những khả năng và giới hạn của truyền thông.
- Nắm bắt và ứng dụng “Bản đồ tác vụ truyền thông – Communication task map”.
- Biết cách xác lập các mục tiêu truyền thông và cách đo lường.
Thực hiện 6 bước hoạch định IMC:
- Thấu hiểu người tiêu dùng và xác lập mục tiêu; bản yêu cầu IMC (Brief); đề xuất ý tưởng lớn; hoạch định các điểm tương tác với người dùng; triển khai và đo lường; tổng kết và rút ra bài học.
- Cách viết bản yêu cầu đạt chất lượng.
- Đánh giá ý tưởng sáng tạo dựa trên công thức “ABC”.
- Hoạch định các điểm tương tác với người dùng.
Nắm rõ về quảng cáo kết hợp (Promotion mix): Advertising, PR, experience marketing, direct marketing, promotion và truyền thông truyền thống: TVC, billboard, LCD/digital frame, OOHs, KOLs, radio…
Nắm rõ về digital marketing: Với sự phát triển của thời đại ngày nay thì Digital Marketing là một trong những loại hình Marketing doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình phát triển. Trong thế giới rộng lớn ấy, để có bước chân thật vững về nó thì trước tiên bạn phải nắm được các kiến thức cơ bản như sau:
- Phân biệt sự khác nhau giữa marketing và digital marketing
- Vẽ bản đồ hành trình mua hàng trên môi trường digital
- Nắm vững định nghĩa, vai trò của 3 kênh paid – owned – earned
- Liệt kê những nền tảng digital phổ biến: Tìm kiếm (Search), mạng xã hội (social), hiển thị (Display), video…
- Hiểu các thuật ngữ cơ bản trong digital marketing
IV. Shopper marketing
Shopper Marketing chính là cách gọi “hiện đại” hơn của Trade Marketing – những hoạt động marketing dành cho người mua hàng, lấy người mua làm điểm mấu chốt để tìm cách thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Việc triển khai Shopper Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các phương pháp để truyền thông và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây là lợi thế tác động vào quyết định mua hàng của người mua tại điểm bán, để nắm rõ phần này bạn cần lưu ý những nội dung sau đây:
- Thấu hiểu hệ thống phân phối và độ phủ của sản phẩm.
- Tìm hiểu về cách phân loại kênh: Kênh bán lẻ hiện đại (Modern trade – MT), kênh bán lẻ truyền thống (General trade – GT), kênh thương mại điện tử (E-commerce).
- Đánh giá tổng quan về hành trình mua hàng (Path to purchase).
- Phân tích và nắm bắt hành vi mua hàng (Shopping behavior) để từ đó ứng dụng vào các hoạt động bán hàng.
- Thấu hiểu về khuyến mãi và chiến lược khuyến mãi.
Nếu đã nắm rõ những bài học mà AIM đã vạch sẵn ở trên, vậy thì chúc mừng bạn đã có một nền tảng vững chắc để bước trên con đường trở thành một marketer chuyên nghiệp.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn “chật vật” với kho tàng kiến thức trên Internet, chi bằng tham gia ngay khóa học HANDS-ON MARKETING để được các chuyên gia trong ngành xuất thân từ nhiều tập đoàn lớn chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích đến với bạn.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!