Lộ trình tự học Brand Management

Quản trị thương hiệu luôn là một công việc đầy thử thách, đặc biệt ở các doanh nghiệp với ngân sách marketing khiêm tốn. Hãy cùng AIM khám phá lộ trình những thứ phải học để trở thành một Brand Management chuyên nghiệp nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Quản trị thương hiệu luôn là một công việc đầy thử thách, đặc biệt ở các doanh nghiệp với ngân sách marketing khiêm tốn. Hơn nữa, việc thuyết phục cấp trên chấp thuận bản kế hoạch thương hiệu (Brand plan) còn khó khăn gấp bội phần. Đây là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng cho các Junior Marketer theo định hướng làm trong Brand Team.

Hãy cùng AIM khám phá lộ trình những thứ phải học để trở thành một Brand Management chuyên nghiệp nhé!

I. Tiết lộ cách tự học Brand Management Excellence từ A – Z

1. Nguyên tắc cơ bản về chiến lược thị trường

Hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh đều phải đưa ra những chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Trước hết, bạn phải có khả năng đánh giá thấu đáo về thị trường và kết quả phân tích, từ đó lên kế hoạch thương hiệu (Brand plan).

  • Thấu hiểu vai trò của chiến lược thị trường dùng để tăng trưởng bằng việc đưa ra sản phẩm, dịch vụ vào thị trường mới.
  • Nắm bắt các bước quan trọng của chiến lược thị trường bao gồm: Xác định thị trường, phân tích thị trường, phân khúc thị trường, vấn đề và cơ hội (I&O – Issues and opportunities), chọn nơi hoạt động và cách giành chiến thắng.
  • Xác định mục tiêu thị trường: Mỗi một thị trường mục tiêu được phân khúc dựa trên các đặc điểm khách hàng để phân chia thành các đối tượng khác nhau. Đây là nơi giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng tốt nhất về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xác định yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành hàng (Category drivers) và của thương hiệu (Brand drivers).
  • Nắm bắt cách đọc những nghiên cứu thị trường quan trọng: Brand Health, dịch vụ đo lường bán lẻ, thói quen tiêu dùng, đánh giá ý tưởng sáng tạo.

a. Khám phá sự thật ngầm hiểu (Insight activation)

Để khách khách có cái nhìn thiện cảm đối với thương hiệu, bạn phải tìm đúng insight của khách hàng

Insight là sự suy nghĩ sâu trong tâm trí người tiêu dùng nhưng chưa được nói ra rõ ràng. Nếu có thể tìm đúng insight của khách hàng sẽ giúp họ có cái nhìn thiện cảm đối thương hiệu. Để làm được điều đó bạn phải:

  • Thấu hiểu sức mạnh của sự thật ngầm hiểu.
  • Nắm bắt cách phát triển và minh họa sự thật ngầm hiểu.
  • Xem thêm các insight của nhiều thương hiệu nổi tiếng để khám phá sự thật ngầm hiểu thông qua tình huống thực tế

b. Phân tích 5Cs (Company, Customers, Competitors, Collaborators, Climate)

  • Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) giúp doanh nghiệp đánh giá được chiến lược chạy có hiệu quả không, để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững mà họ đặt ra.
  • Xác định và ưu tiên vấn đề và cơ hội (I&O – Issues and opportunities) 

2. Hoạch định chiến lược thương hiệu

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó làm sản phẩm nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng.

  • Thấu hiểu cách thức lựa chọn phân khúc. 
  • Nắm vững mô hình định vị thương hiệu và những ứng dụng trong phần hoạch định chiến lược.

Ngoài việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí của mọi người, bạn cũng cần trang bị cho mình về khả năng sáng tạo ra những ý tưởng hay và độc đáo để có được một chiến dịch marketing thành công. Bên cạnh đó, việc triển khai marketing hỗn hợp sẽ giúp các thành phần marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thì công cuộc kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ trở nên trôi chảy cũng như hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có.

  • Thấu hiểu sự khác biệt giữa Concept (ý tưởng), Proposition và Positioning (Định vị)
  • Nắm vững cách phát triển ý tưởng sản phẩm.
  • Thực hành với tình huống thực tế. 
  • Nắm bắt cách chuyển dịch ý tưởng thành 6Ps (Product, price, place, promotion, packaging, và proposition).

​Đọc thêm: Thiết Kế Khung Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu Phù Hợp

3. Phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới là một nghiệp vụ quan trọng trong marketing. Nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường nhưng không phải 100% trường hợp đều thành công. Để có thể nắm rõ quy trình chuẩn mang tính ứng dụng cao trong việc phát triển sản phẩm mới, bạn cần có những kiến thức sau:

  • Nắm bắt mô hình chuẩn trong phát triển sản phẩm mới.
  • Xác định vai trò chiến lược, tầm nhìn của sản phẩm mới trong mối tương quan trong danh mục thương hiệu (Portfolio).
  • Thấu hiểu cách áp dụng mô hình chuẩn cho bất kỳ sản phẩm mới nào. 
  • Thực hành phát triển sản phẩm mới.
  • Phân tích những tình huống phát triển sản phẩm mới hiện tại và rút ra bài học từ thành công hoặc thất bại.

4. Shopper marketing

Shopper marketing thúc đẩy việc bán hàng thông qua một mắt xích quan trọng là người mua

Lấy người đi mua hàng (shopper) làm đối tượng trọng tâm để nghiên cứu, Shopper Marketing là một chức năng quan trọng giúp các phòng ban kinh doanh (Sales) và tiếp thị (Marketing) thúc đẩy việc bán hàng thông qua một mắt xích quan trọng là người mua.

  • Thấu hiểu sự phối hợp giữa 2 chức năng – kinh doanh (Sales) và tiếp thị (Marketing).
  • Hiểu rõ về shopper marketing và tầm quan trọng của shopper marketing trong kinh doanh. 
  • Phân tích hành trình của người mua (Shopper journey) và hành trình mua hàng với những tình huống thực tế.
  • Xác định cách chinh phục người mua 
  • Phân tích các mô hình tiếp thị hỗn hợp (Marketing mix). 
  • Ứng dụng mô hình 6Ps (Product, price, place, promotion, packaging và proposition). 

5. Triển khai

Một phương án triển khai cẩn trọng và chi tiết sẽ đóng góp rất lớn vào sự thành công của thương hiệu. Để nắm được cách thực hiện hóa những kế hoạch chiến lược đã đề ra trước đó, dưới đây là những lưu ý bạn nên biết:

  • Tổng quan về truyền thông tích hợp.
  • Thấu hiểu vai trò của truyền thông.
  • Nhận biết về truyền thông hướng đến tâm lý tiêu dùng dựa trên sự thấu hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiểu rõ vai trò của IMC (Integrated Marketing Communication) và các khung mô hình chuẩn như:

  • Khám phá bản định hướng IMC và ý tưởng lớn (Big idea).
  • Biên soạn bản định hướng IMC đạt chất lượng và truyền cảm hứng.
  • Hiểu rõ về ý tưởng lớn và cách diễn giải ý tưởng lớn trong các giải pháp truyền thông phù hợp.
  • Nắm bắt cách đánh giá ý tưởng lớn.

Trong kinh doanh, ngoài việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần phải chú trọng đến lựa chọn các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm đó:

  • Thấu hiểu về thế giới above the line (ATL) và below the line (BTL).
  • Phát triển kế hoạch kênh (Touchpoint planning). 
  • Thiết lập cách đo lường từng kênh truyền thông để thúc đẩy chiến dịch.
  • Phân tích các dự án IMC như triển khai từ bản định hướng IMC (Brief) đến bản đề xuất (Proposal). 

Đọc thêm: IMC – Integrated Marketing & Communication Plan Checklist – Checklist Cho Kế Hoạch Truyền Thông Tích Hợp

Quản trị được hiểu là một tiến trình hoạch định vô cùng phức tạp và cần nhiều thời gian để nghiên cứu. Với một lượng lớn kiến thức như vậy, tham gia khóa học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE để có thể rút ngắn thời gian “ngụp lặn” giữa một biển trời thông tin, cũng như nghe những lời chia sẻ từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong nghề.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!