Làm tổ chức sự kiện nên học ngành gì? Và 10 vạn câu hỏi vì sao

Muốn làm tổ chức sự kiện nên học trường nào? Học tổ chức sự kiện ra làm gì? Đó là câu hỏi của không chỉ các “mầm non" đang chập chững bước vào cánh cửa đại hoặc mà còn của không ít các bạn trái ngành đang muốn chuyển nghề. Chính vì những thắc mắc này, mời bạn đọc 7 7 49 sự lý giải chi tiết dưới bài viết này của AIM Academy nhé!
Creative Communication

Nội dung bài viết

Muốn làm tổ chức sự kiện nên học trường nào? Học tổ chức sự kiện ra làm gì? Đó là câu hỏi của không chỉ các “mầm non” đang chập chững bước vào cánh cửa đại học mà còn của không ít các bạn trái ngành đang muốn chuyển nghề. Chính vì những thắc mắc này, mời bạn đọc 7 7 49 sự lý giải chi tiết dưới bài viết này của AIM Academy nhé! 

I. Vì sao ngành tổ chức sự kiện ngày càng hot? 

Tổ chức sự kiện – nghe tên đã thấy “sang rồi” nhỉ? Nói tới đây, ai cũng sẽ một lần nghĩ tới Super Bowl tại Mỹ, concert của BlackPink tại Hàn Quốc hay ít nhất là các lễ countdown tại Việt Nam. Nghề event mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn hào nhoáng: được tiếp xúc với các công nghệ âm thanh, ánh sáng, trình chiếu nhanh chóng, được làm việc với những sự kiện quy mô lớn, những nghệ sĩ tên tuổi nổi tiếng, hay các thương hiệu lâu đời.

Và đặc biệt, giây phút ánh sáng, âm nhạc “bừng cháy”, khán giả vỗ tay, la hét “ầm ầm” cũng khiến các bạn trẻ mới vào nghề sướng đến “vỡ tim”. Ai một lần tham gia vào countdown thôi cũng đã bắt đầu “rực cháy” về nghề tổ chức sự kiện. Cánh cửa vào ngành event đang rộng mở và không đòi hỏi chuyên môn “cốt lõi” như các ngành khác như IT, bác sĩ… chỉ cần bạn thật sự đam mê. Vì thế, lực lượng tham gia vào thị trường việc làm này ngày một đông hơn. 

Không chỉ với những yếu tố “hớp hồn” kia mà ngày nay, nhiều thương hiệu cả trong và ngoài nước đang đẩy mạnh kết nối thực tế với khách hàng. Vì thế, tổ chức sự kiện không chỉ đặc tiêu chí “wow” lên hàng đầu mà song song, đây là cách giải quyết hiệu quả các vấn đề của thương hiệu thông qua event và brand activation (kích hoạt thương hiệu). 

Event là cách giải quyết hiệu quả các vấn đề của thương hiệu thông qua event và brand activation (kích hoạt thương hiệu)

II. Làm tổ chức sự kiện thì nên học ngành gì? 

Event là ngành rất sôi động tại Việt Nam nhưng các chương trình đào tạo chưa nhiều. Một số trường có đào tạo event như Đại học Văn Lang, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Đại học PFT. Ngoài ra, event trong một số trường đại học hiện nay thường ở dưới dạng tín chỉ bổ trợ cho các chuyên ngành về marketing và communication. Chẳng hạn như tại Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH & NV), event được học khoảng 2 tín chỉ để các bạn hiểu hơn về các ngách ngành. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo khóa học EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT ngắn hạn được thế kế bài bản tại AIM Academy, được hướng dẫn bởi các Event Manager, Event Director đang làm việc tại các đơn vị tổ chức sự kiện hàng đầu tại Việt Nam

Ngoài ra, khi dấn thân vào ngành event, thông thường các bạn sẽ thử sức ở vai trò như một Event Trainee hoặc Event Executive để hỗ trợ trong quá trình vận hành, mà dân trong nghề hay gọi vui là “các tay chạy vặt”. Nghề này “nghề dạy nghề” là nhiều hơn! 

III. Những tố chất nào cần có để thăng tiến trong nghề event?

Như đã chia sẻ phía trên, ngành sự kiện không yêu cầu cao về mặt chuyên môn, bù lại, bạn phải có những tố chất rất “người”. Vì trong ngành này, bạn phải làm việc gần như hoàn toàn với con người. 

Học hoặc làm tổ chức sự kiện cần những gì? Để trả lời câu hỏi này, AIM Academy đã có buổi trao đổi với anh Lê Huy Quốc – Event Director của Metan Việt Nam. Dựa trên chia sẻ của anh, AIM gửi bạn 10 tố chất cần có để bám trụ và tiến xa hơn với nghề: 

  1. Kỷ luật: Quá rõ rồi đúng không? Có thể nói, event là một trong những nghề yêu cầu độ chính xác cao về mặt thời gian. Vì chỉ cần một khâu bị “đứng” thôi là cả một ekip sẽ lao đao. 
  2. Chăm chỉ: Những gì bạn nhìn thấy trên event chỉ là bề nổi. Để có được sự kiện đó, các event-er đã làm rất nhiều công việc khác như lên concept, pitching (thuyết trình với khách hàng hoặc phòng marketing), làm việc với nhà cung cấp, khách mời, nhãn hàng, team vận hành, vân vân và mây mây. Công việc thường “dồn dập” để đảm bảo deadline. Nếu bạn không chăm chỉ, bạn sẽ như sống “bên lề” của ngành. 
  3. Trung thực: Tính trung thực luôn được đòi hỏi trong nhiều nghề nhưng ở event, nó như một tiêu chí quyết định bạn có học được thêm gì nữa hay không. Anh Quốc chia sẻ rằng luôn có sự cố xảy ra trong event, nếu bạn không trung thực về lỗi hoặc khó khăn của bạn để các bên cùng giải quyết thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của event và nhãn hàng. “Nếu bạn lên tiếng ngay lập tức, có thể bạn chỉ ngây ngô ngay lúc đó. Nhưng nếu bạn không lên tiếng, có thể bạn sẽ ngây ngô cả đời“. 
  4. Trách nhiệm: Trung thực sẽ đi kèm với trách nhiệm. Khi bạn dám nhận phần lỗi về mình, nhận trách nhiệm và sẵn sàng tìm hướng giải quyết thì đó cũng chính là lúc bạn nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp và khách hàng.
  5. Chi tiết và kỹ tính: Phải thật chi tiết đến từng “dây mơ rễ má”. Càng chi tiết sẽ khiến công việc của từng người rõ ràng, giúp vận hành event trơn tru và khắc phục sự cố dễ dàng hơn. 
  6. Không ngừng học hỏi: đặc biệt trong ngành event, bạn sẽ không nên nói “không làm được”. Quá trình nhìn nhận khó khăn và tìm ra giải pháp sẽ giúp bạn “lên tay” nhiều hơn. 
  7. Kỹ năng trình bày và diễn đạt ý tưởng: Đặc biệt khi bạn đang làm việc tại event agency, bạn phải thuyết trình ý tưởng với khách hàng. Không dừng ở việc rõ ràng, dễ hiểu, bạn phải truyền cảm hứng và khiến khách hàng tin vào giải pháp của bạn 
  8. Teamwork: Event là ngành yêu cầu teamwork ngay từ công đoạn đầu tiên là lên ý tưởng, cho đến lúc triển khai. Vì thế, bạn nên rèn luyện tinh thần teamwork thật tốt để vận hành công việc dễ dàng hơn. Như đã nói lúc đầu, bạn hầu như làm việc với con người là chính. 
  9. Ngoại ngữ: Ngoại ngữ sẽ giúp bạn truyền đạt ý tưởng, quy trình làm việc tốt hơn với các nhãn hàng hoặc các nhà cung cấp nghệ sĩ nước ngoài. 
  10. Biết mình đang làm gì? Nghe có vẻ không hẳn là một kỹ năng đúng không. Nhưng thật ra, trong nghề này, nếu bạn biết rõ mình đang ở vị trí nào? đang làm gì? và cần học thêm những gì? Bạn chắc chắn sẽ tiến xa hơn trong nghề. 

Đây là các tố chất cũng như kỹ năng cần có của một người làm event cần có. Vậy sâu xa hơn nữa, nếu xây dựng một chiếc CV để “mê hoặc” nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải làm như thế nào?

Tham khảo bài viết: “Săm soi” chiếc CV của một Event Organizer – Người tổ chức sự kiện

IV. Làm tổ chức sự kiện là làm gì?

Đây chính xác là câu hỏi trăn trở của không ít bạn trẻ. Sẽ có ba “trụ cột” làm event chính mà bạn có thể lựa chọn khi dấn thân vào ngành event như: 

  1. Làm nhân viên tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp (client): Các nhãn hàng lớn sẽ có cả bộ phận chuyên lo về các hoạt động BTL (below the line), trong đó có event & activation cho thương hiệu. 
  2. Làm nhân viên tổ chức sự kiện cho agency: Các agency sẽ là bên giải quyết các vấn đề của thương hiệu. Khi làm việc với agency, bạn sẽ được làm việc với đa dạng các nhãn hàng khác nhau, sẽ giúp bạn “lên tay” rất nhanh. 
  3. Làm freelancer: Sau thâm niên nhiều năm trong nghề, bạn có thể nhận các dự án, chọn riêng cho mình một mảng yêu thích để làm. Đây là hướng đi của nhiều “lão làng” hiện nay. 

Hiểu rõ về từng vị trí và lộ trình thăng tiến trong ngành tổ chức sự kiện, mời bạn tham khảo thêm bài viết Muốn Học Nghề Event? Rời Mắt Khỏi Màn Hình Và Xắn Tay Áo Lên!

Dưới tác động của Covid, offline event đang có dấu hiệu chững lại nhưng đồng thời cũng đánh mốc lên ngôi của các virtual event (event thực tế ảo). Đây là bằng chứng cho tầm quan trọng và độ linh hoạt của event. Sau khi xã hội trở về trạng thái bình thường mới, event vẫn sẽ không “hạ nhiệt”. Chính vì thế, việc bạn chuẩn bị “điểm cộng” với nhà tuyển dụng bằng một khoá học được đào tạo bài bản từ các “người hùng” đứng sau các event nổi tiếng của Unilever, Intel, Coca Cola… là rất quan trọng. Tham khảo ngay khóa học EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT tại AIM Academy để hiểu bí mật ẩn dấu đằng sau những sự kiện lộng lẫy ngay hôm nay! 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!