Ai trong đời cũng từng tham gia tổ chức sự kiện: việc nhỏ như tổ chức sinh nhật, họp mặt gia đình đến tổ chức văn nghệ cho trường lớp. Nghề tổ chức sự kiện như một đam mê ngấm sâu vào nhiều bạn trẻ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khoảnh khắc vỡ òa trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả, hòa mình trong âm thanh ánh sáng rực rỡ chắc hẳn là nguồn động lực lớn nhất của bất kì người làm sự kiện nào.
Một vài kinh nghiệm tổ chức sự kiện nho nhỏ, cộng thêm chút vốn học từ những video online, liệu đã đủ để bước chân vào môi trường event chuyên nghiệp? Không đâu, nhà tuyển dụng còn cần nhiều hơn thế!
Hãy cùng AIM điểm qua các vị trí phổ biến của ngành event cũng như những tố chất đi kèm cần có để bạn có thể tự tin ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
I. Với event – bạn sẽ có 3 lựa chọn về loại công ty & chức năng
1. Các công ty cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện (agency)
Trên thị trường hiện giờ phân thành 3 loại hình phổ biến
Các tập đoàn quảng cáo truyền thông lớn cung cấp full service (giải pháp tiếp thị và truyền thông trọn gói) trong đó có event. Những cái tên kỳ cựu có thể kể tới như Ogilvy Saatchi & Saatchi, Leo Burnett, JWT, Dentsu, BBDO, DDB, TBWA Group, Square Group, Golden Communication Group… Vì định hướng thiên về tư vấn chiến lược marketing và triển khai, nên khi đụng đến các event đặc thù, cần tính chuyên môn cao thì các công ty này thường outsource các event agency nhỏ, local agency làm luôn.
Các local agency có tên tuổi và có khả năng tổ chức những sự kiện lớn không thua kém gì các global agency như Golden Communication Group, Masso, Metan, Square Group, WePro, LeMedia, BuzzEvent, Veba, Hexagon… Ngày nay, bên cạnh chuyên môn chính về event, các công ty này còn đánh mạnh thêm các dịch vụ PR, Brand Activation…
Nhóm còn lại là các công ty nhỏ và rất nhỏ. Các công ty này thường do một hoặc một nhóm nhân sự có kinh nghiệm làm ở agency tách ra làm riêng. Hoặc là các nhà cung cấp lớn, lâu năm với các lên một bước mới là dịch vụ event. Trong số này những công ty đã tích lũy ít nhiều kinh nghiệm và đang trên bước đường khẳng định thương hiệu. Cũng có công ty vẫn còn loanh quanh với kiểu kiếm sự kiện đắp đổi qua ngày hoặc có tuổi mà chưa có tên. Mà số lượng các công ty còn đang luẩn quẩn trong vòng phát triển này lại chiếm phần nhiều.
Nói chung, event là một ngành cực kỳ rộng lớn với hệ sinh thái đa dạng các loại hình công ty. Đối với người mới, chuyện cần nắm được đằng sau tính đa dạng này chính là mỗi công ty đều có ưu nhược điểm riêng:
- Công ty lớn đã đi vào ổn định thì sẽ có room cho training, đào tạo bài bản từ bước intern. Sinh viên apply vào đây thì bên cạnh khả năng tiếng anh sẽ cần thêm một số kỹ năng về giao tiếp và time management.
- Các công ty tầm trung đang đà bật về sale thì sẽ cần nhân sự vào làm được ngay, training ít bài bản hơn nhưng thu nhập khởi điểm thường cũng cao hơn.
- Các công ty nhỏ và rất nhỏ, vì vừa lo sale vừa lo tuyển dụng nên training cũng hên xui, thu nhập thì sẽ không cao lắm nhưng được cái là lăn lộn nhiều, trưởng thành nhanh, làm đến đâu thấy hiệu quả công việc của mình làm tới đó.
Về vị trí trong agency:
Phần lớn các bạn thích sự kiện khi được hỏi đều trả lời rằng mình muốn trở thành event manager hay event planner. Thực ra, ngành sự kiện còn có rất nhiều vị trí khác và đều rất quan trọng trong việc triển khai 1 event. Sau đây AIM chia sẻ tới bạn cách phân loại dựa trên tố chất và vị trí cơ bản của một ekip event:
- Giỏi giao tiếp, đàm phán thì làm account: đây là vị trí cầu nối giữa khách hàng (client) và agency. Các nhiệm vụ chính xoay quanh viết proposal, xây dựng kịch bản, báo giá chương trình, phối hợp với planner, team nhân sự, kỹ thuật và logistic để triển khai thi công tổ chức sự kiện.
- Sáng tạo thì thử sức với event planning – đi sâu vào chuyện xây dựng và hiện thực thông điệp – thứ được coi là ‘linh hồn’ của event. Để làm được điều này, planner sẽ cần những ‘nguyên liệu tươi ngon’ từ Account bao gồm những thông tin tối quan trọng từ client như: objective, target audience, campaign message. Tuỳ thuộc vào quy mô agency và dự án, planner có thể đảm đương thêm các task của project management. Vì đảm đương vị trí quan trọng như vậy, người planner vừa phải hiểu rõ truyền thông, vừa nắm được các khâu trọng yếu của event management (nhân sự, địa điểm, kỹ thuật âm thanh ánh sáng, sân khấu…)..
- Chịu được áp lực cao thì làm event coordinator / event operation- điều phối sự kiện. Công việc của event coordinator liên quan tới cả 3 giai đoạn pre – during – post event bao gồm: marketing cho event, đảm bảo thông điệp, idea trong plan được triển khai đúng qua khâu production, quản lý và làm việc với các bên thứ 3 như địa điểm, nhà cung cấp, bên vận chuyển… để setup sự kiện. Nói một cách dễ hiểu, planner tạo nên kế hoạch, event coordinator là người biến kế hoạch đó thành hiện thực.
- Giỏi quản lý team, training tốt thì làm quản lý nhân sự cho event
- Giỏi kỹ thuật thì lo set up, âm thanh ánh sáng
- Chu đáo và tỉ mẩn thì lo hậu cần và logistic
- Khả năng phản ứng nhanh và tháo vát thì làm backstage crew
Vì đây là các vị trí cơ bản phổ biến nên ra ngoài thực tế bạn có thể gặp những title rất khác và lúc này việc của bạn là xem lại miêu tả công việc chính để biết vị trí bạn đang làm yêu cầu kỹ năng cốt lõi nào. Thêm một thông tin nữa là với các event agency nhỏ, thường Account là người làm hết nên bạn cũng đừng quá hoang mang khi một số công ty chẳng có những vị trí kể trên.
Tóm lại, có rất nhiều vị trí và hướng đi để bạn bắt đầu. Và sẽ rất khó để bạn biết được sẽ chọn hướng đi nào ngay từ đầu. Khi quăng mình vào thực tế, va vấp nhiều, chính các bạn sẽ phát hiện đâu là thế mạnh của mình để phát triển cho phù hợp. Hơn nhau trong mọi việc luôn là vấn đề tư duy chứ không phải bằng cấp.
Về bản chất công việc trong agency:
Làm event tại agency nghĩa là làm một việc cho nhiều người. Nếu bạn đang làm trong Metan chẳng hạn, chuyện sáng tìm vendor cho một sự kiện của Unilever, chiều đi site check cho một activation event của Heineken, tối đi tìm PG cho event mới của Tiger là chuyện hết sức bình thường. Vì cùng 1 lúc thực thi event cho nhiều brand, bên cạnh kỹ năng cốt lõi của nghề event, bạn phải hiểu về truyền thông thương hiệu, đặc thù ngành hàng. Đây là điều không hề dễ dàng với lính mới.
2. Các công ty khách hàng, chuyên đi thuê agency (client)
Điển hình cho các công ty thuộc nhóm này là các tập đoàn FMCG, dược phẩm, F&B… Làm event tại phía client thì công việc chính sẽ là thực thi tốt các event nằm trong marketing plan của brand đó.
Đặc thù của công việc event tại client side là bạn phải nắm rõ về brand, về chiến lược đi trade marketing của công ty, lại phải có khả năng manage agency làm sao đảm bảo deliver đúng những gì đã plan. Apply vào đây thì bạn sẽ không có title chuyên biệt về event (trừ công ty mà event là công cụ cực kỳ quan trọng thì sẽ có người với title liên quan tới event) mà vẫn under phòng marketing (brand/trade/sale).
3. Công ty vừa và nhỏ
Nếu bạn làm event tại phòng marketing của một công ty nhỏ (quy mô dưới 10 người) thì khả năng cao là bạn sẽ phải làm từ đầu đến cuối tất cả những gì liên quan tới event. Mặc dù áp lực cực lớn nhưng đây cũng là môi trường để bạn rèn luyện về quy trình để thực hiện 1 event từ đầu tới cuối, hình hành khả năng event management (do dính cả chuyện chi phí, lợi nhuận của event)… từ đây, giúp bạn thấy được thiên hướng của mình để tìm đường gia nhập vào agency hoặc client nói trên.
Làm event là làm gì? Cần bắt đầu học event từ đâu? Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn ngành sự kiện có những loại hình công ty nào, vị trí nào, đặc thù ra sao nhé.
II. Nghề sự kiện – vinh quang sẽ dành cho những ai nỗ lực!
Điều đầu tiên bạn cần tâm niệm khi tìm hiểu về nghề sự kiện tại Việt Nam là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách. Dễ vào nhưng không dễ thành công. Sự cố xuất hiện liên tục (không cái nào giống cái nào); Cường độ làm việc nhiều tiếng mỗi tuần; Di chuyển liên tục; Làm rất nhiều công việc vặt vãnh cùng mức thu nhập khởi điểm thấp hơn so với mặt chung của marketing… – tất cả sẽ hạ gục bạn một cách nhanh chóng nếu bạn đam mê hời hợt.
Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Việc nhỏ tạo nên nghiệp lớn. Mỗi công việc ‘chân tay’ người làm event xây dựng được kinh nghiệm khi triển khai – thứ trở thành cứu cánh trong rất nhiều event tiếp theo. Di chuyển nhiều, gặp gỡ nhiều lại giúp cho các bạn làm event lâu năm sống rất ‘mặn’. ‘Mặn’ vì họ sở hữu những trải nghiệm, những quan sát, những bài học mà nhiều người ngồi văn phòng 8 tiếng mỗi ngày không thể có được.
Đây cũng là lý do vì sao mà bất chấp sự khốc liệt, vẫn có những đàn anh đàn chị ‘sống mái’ với nghề. Bên cạnh đó, dân event khi xác định làm ‘tới bến’ cũng có mức thu nhập rất khủng với sự cạnh tranh ít hơn so với các phân ngành khác trong marketing.
Làm sao để sinh viên và người trái ngành phát triển với nghề sự kiện? Câu trả lời mọi người thích nghe nhất là chỉ cần ước mơ đủ lớn để có động lực thay đổi. Nhưng thích nghe thì phải thích làm nữa mới tạo ra sự thay đổi. Nỗ lực rời khỏi vùng an toàn, tìm hiểu về những thứ mình biết là cần thiết cho công việc của mình là một trong số đó. Đặc biệt là với nghề event, khi tất cả mọi người đều làm theo hiểu sai đâu sửa đó, chuyện bạn nắm vững kiến thức và mindset nền tảng từ ban đầu sẽ là lực đẩy để bạn bay xa.
Tham gia vào khóa học event, các học viên lớp Event Management 13 không chỉ nắm bắt những phương pháp giải quyết sự cố thông qua những tình huống giả định mà còn nhận được cơ hội được trực tiếp tham gia tổ chức các sự kiện thực tế do giảng viên đưa tới (tuỳ theo từng giảng viên và dự án đang có).
Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm qua việc tham gia thực hiện các sự kiện thực tế, hãy đến với Event & Activation Management kéo dài 09 buổi tại AIM để được học hỏi từ những chuyên viên tổ chức sự kiện hàng đầu, dạn dày bản lĩnh “trận mạc”:
Anh Đào Duy Thiện Bảo, Project & Event Manager, Legato Entertainment
Được xem là thế hệ đầu của ngành event tại Việt Nam, anh Bảo từng có 7 năm trong vị trí Event Manager tại các công ty event lớn nhỏ cùng 10 năm làm việc tự do như một freelancer. Anh từng đảm trách nhiều sự kiện đình đám trong các lĩnh vực khác nhau từ giải trí đến chính trị, như Duyên dáng Việt Nam 2014, Tiger Blue Christmas 2013, Liveshow Lệ Quyên 2015, Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2017 và gần đây nhất là APEC CEO Summit 2017,.. Tâm huyết của anh Bảo là đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho ngành event Việt Nam.
Anh Trần Khôi Nguyên, Associate Account Director – TBWA Group Việt Nam
Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành quảng cáo, anh Nguyên từng đảm nhiệm vị trí Quản trị khách hàng tại các công ty event lớn nhỏ như: Square Event, Chuo Senko Việt Nam, Viva Marketing và TBWA Việt Nam. Ngoài kỹ năng quản trị khách hàng, anh còn là chuyên gia Hoạch định chiến lược trong mảng BTL (Below the line). Một số thương hiệu anh từng phụ trách bao gồm: Samsung, Friesland Campina, Honda, Rohto-Mentholatum Vietnam, …
Anh Lê Huy Quốc, Event Director, Metan Vietnam:
Anh Quốc có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Với thế mạnh của một tay chơi nhạc rock, anh Quốc rất am tường về âm thanh, ánh sáng và kỹ thuật trình diễn. Từ đó hình thành nên trong anh tố chất và bản lĩnh của người tổ chức sự kiện hiện đại. Anh là người thầm lặng đứng sau sự thành công của những sự kiện khủng như Heineken Green Room, Heineken countdown, Johnnie Walker Voyager…vốn được xem là những sự kiện đỉnh cao với quy mô lớn và yêu cầu gắt gao về công nghệ. Không hài lòng ở việc hiểu và làm sự kiện như cách thông thường, anh Quốc đang dấn thân vào việc thúc đẩy ngành tổ chức sự kiện lên tầm cao mới là Experiential Marketing với sự ra mắt ngoạn mục của #TheWorldOfHeineken là trải nghiệm tuyệt đỉnh nhất về thế giới đẳng cấp của Heineken tại 3 tầng của tòa nhà Bitexco.
Anh Trần Văn Sơn, Senior Account Manager – TBWA Group Việt Nam
Tốt nghiệp tại Đại học Gloucestershire, anh Sơn có hơn 5 năm kinh nghiệm trong mảng BTL (Below the line). Bắt đầu từ vị trí Project Executive tại Sen Communication, anh đã phát triển kỹ năng lãnh đạo để từ đó, nắm giữ vị trí giám sát tại World Line Production, Square Group và TBWA. Hồ sơ khách hàng của anh bao gồm những tên tuổi lớn như Marlboro, BAT, Coca-Cola, Land Rover, Tetra Pak, Hino, Bridgestone, …