Kế hoạch xây dựng Instagram vạn người mê

Instagram ngày nay là một trong những mảnh đất social media được rất nhiều người quan tâm vì chất lượng hình ảnh và nội dung, kết nối được với nhiều người nổi tiếng và xu hướng mới. Vậy làm sao để khai phá mảnh đất màu mỡ này, và làm sao để tạo dựng một kế hoạch Instagram hấp dẫn?
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Instagram ngày nay là một trong những mảnh đất social media được rất nhiều người quan tâm vì chất lượng hình ảnh và nội dung, kết nối được với nhiều người nổi tiếng và xu hướng mới. Vậy làm sao để khai phá mảnh đất màu mỡ này, và làm sao để tạo dựng một kế hoạch Instagram hấp dẫn?

Bài viết dưới đây sẽ đi vào chia sẻ về các loại tài khoản, tính năng, cũng như kế hoạch nội dung để tăng follower. Cùng theo dõi và ghi chú lại nhé!

I. Các loại tài khoản Instagram thường gặp

Tài khoản cá nhân là một trong số loại tài khoản thường gặp trên instagram

Cơ bản thì instagram có 3 loại tài khoản cơ bản: Cá nhân (Personal), Người sáng tạo (Creator) và Doanh nghiệp (Business). Tùy vào mục đích khác nhau mà người dùng chuyển về dạng phù hợp với tính năng.

1. Tài khoản cá nhân (tài khoản mặc định)

Khá giống Facebook, TikTok, tài khoản cá nhân được sử dụng phổ biến và được cài đặt sẵn khi người dùng đăng ký lần đầu. Tuy nhiên ở loại tài khoản này có một tính năng nổi trội là giúp bảo mật thông tin cá nhân, đó là có thể được đặt ở chế độ riêng tư.

Khi chế độ này được kích hoạt thì những người lạ sẽ không thể xem được thông tin cá nhân, hình ảnh, video bạn đã đăng, điều này giúp hạn chế việc bị quấy rối, giúp bạn nắm được những ai đang theo dõi mình. 

2. Tài khoản người sáng tạo

Hiểu theo một cách sát nghĩa thì đó chính là tài khoản dành cho những người muốn làm nội dung và chia sẻ nội dung một cách chuyên nghiệp, như influencer, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội như YouTube, Tik Tok, hay những người có mong muốn kinh doanh hoặc trở thành KOLs trong tương lai.

Ưu điểm không thể không nhắc đến ở tài khoản này là:

  • Bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo, xem thông tin chỉ số của từng bài đăng, sắp xếp hộp thư đến của bạn và tạo được những bài đăng đồng thời tạo các bài đăng liên kết dưới dạng bio như TikTok. Tuy nhiên có một vấn đề là bạn sẽ không thể lên lịch cho bài đăng như tài khoản doanh nghiệp.
  • Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể ẩn danh mục tài khoản trên hồ sơ để trông giống một tài khoản cá nhân hơn.

Một lưu ý khi bạn muốn chạy quảng cáo hoặc đăng bài mua bán thì bạn phải buộc phải lập một fanpage và kết nối với tài khoản sáng tạo.

3. Tài khoản doanh nghiệp

Tài khoản này được thiết kế riêng cho doanh nghiệp giúp việc kết nối, tương tác với khách hàng nhanh chóng hơn, phù hợp với doanh nghiệp định hướng mở rộng kinh doanh. Một số ưu điểm có thể nhắc đến đó là tính năng đăng được nhiều hình như Facebook, hay tài khoản Instagram cá nhân, đăng story, trả lời tin nhắn. 

Thêm vào những chức năng thông thường thì tài khoản doanh nghiệp mang một số nét nổi trội như:

  • Quảng bá bài đăng và chạy quảng cáo.
  • Tạo các bài đăng mua sắm được liên kết trực tiếp với một cửa hàng trực tuyến.
  • Tự động lên lịch đăng bài.
  • Hộp thư đến đặc biệt được tích hợp tính năng sắp xếp và phân loại tin nhắn.
  • Có quyền thiết lập tính năng trả lời tự động, gắn thẻ… để tương tác với khách hàng một cách linh hoạt hơn.
  • Có quyền công khai thông tin chi tiết về doanh nghiệp như thời gian làm việc, địa điểm và số điện thoại công ty.

Và một điều thú vị là kể cả khi bạn không có ý định sử dụng Facebook thì Instagram cũng vẫn có yêu cầu nhỏ là bạn phải liên kết đến tài khoản của bạn với một fanpage để chạy quảng cáo sản phẩm mà bạn muốn đưa đến khách hàng.

Dưới đây là cách chuyển đổi tài khoản cá nhân sang tài khoản doanh nghiệp trên Instagram.

Đọc thêm: KOL Và KOC Là Gì? Khi Nào Thương Hiệu Nên Sử Dụng 2 Hình Thức Này?

II. Cách tối ưu các tính năng của Instagram

Những tính năng nổi trội dưới đây đã góp phần giúp cho Instagram chiếm một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người dùng:

1. Thiết kế story và highlight 

Tính năng thiết kế story và highlight trên instagram

Story ngày càng trở thành một phần được giới trẻ quan tâm vì khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng. Cùng với thói quen lướt story của người trẻ, đây cũng là một kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận đến người dùng hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể cập nhật những sản phẩm mới nhất, tình hình các cửa hàng, thông báo hoạt động, feedback của khách hàng… thông qua story.

Các nhóm nội dung trên được chia thành các nhóm highlight (tin nổi bật) trên trang của doanh nghiệp. Có rất nhiều công cụ thiết kế hình ảnh và video đơn giản như Canva hoặc Capcut để bạn tự làm cho mình những chiếc story đẹp mắt.

Ngoài ra, Instagram cũng cung cấp kho nhãn dán phong phú để bạn “trang trí” story của mình. Bạn có thể tham khảo Pinterest những từ khóa tìm kiếm để có những nhãn dán độc đẹp.

2. Thiết kế bio Instagram với bio link và bio page

Bio là phần giới thiệu kênh Instagram của bạn. Hãy mô tả thật hấp dẫn nhưng ngắn gọn về sản phẩm mà doanh nghiệp bạn kinh doanh, định vị hay thông điệp của thương hiệu. Đây cũng là nơi các doanh nghiệp đặt đường link dẫn về trang web hoặc gian hàng trên sàn thương mại điện tử để điều hướng người dùng tìm hiểu thêm thông tin hoặc mua hàng trên ecommerce.

Do Instagram không cho phép chèn đường link trong caption của từng bài đăng, cũng như chỉ được chèn 1 đường link duy nhất ở phần bio, nhiều doanh nghiệp và influencer chọn sử dụng bio link và bio page để điều hướng người dùng đến các trang bên ngoài Instagram.

Bio page là một trang được tạo ra để tổng hợp các đường danh mục, đường link mà bạn muốn người dùng click vào, và dùng bio link để gắn vào phần hồ sơ kênh Instagram của mình. Bio page và bio link không chỉ được sử dụng phổ biến trên Instagram mà còn hữu dụng ở nhiều nền tảng khác như TikTok… Một số công cụ giúp thiết kế bio page đẹp mắt là ink.bio, linkin.bio hay linktr.ee…

Đọc thêm: Các công cụ không thể bỏ qua khi làm nội dung Instagram

3. Thiết kế bài đăng Instagram – Grid

Kích thước hình ảnh trên Instagram thường là 1080x1080px. Như đã nói ở trên, người dùng Instagram là người yêu cái đẹp, nên hình ảnh bạn đăng tải cần đảm bảo về mặt chất lượng, tính thẩm mỹ cũng như sự sáng tạo.

Bên cạnh đó, việc phối hợp các bài đăng để tạo thành một tổng thể grid đẹp mắt cho kênh cũng là vấn đề cần lưu ý. Vì khi người dùng nhìn thấy bài đăng hay quảng cáo của bạn, họ sẽ bấm vào xem kênh, và nếu thiết kế kênh đẹp mắt và hợp “gu” họ, họ sẽ trở thành follower hoặc khách hàng của bạn.

Một số phong cách thiết kế Instagram phổ biến là moody (nhẹ nhàng, tối giản) hoặc colorful (ấn tượng, tươi vui). Tùy theo phong cách cá nhân hoặc thương hiệu mà bạn sẽ định hướng visual cho kênh.

4. Thiết kế reels

Tính năng Reels được mệnh danh là con át chủ bài của Instagram

Được mệnh danh là con át chủ bài của Instagram trong thời gian này, những thước phim ngắn 15-30s đang được nền tảng này cực kì ưu ái về mặt tiếp cận.

Tuy nghe có vẻ giống TikTok, nhưng video Instagram reels thường ít mang tính drama giật gân hay giải trí hơn, mà tập trung vào mặt thẩm mỹ, tính trải nghiệm. Các doanh nghiệp mảng thời trang, trang sức, phụ kiện, quà tặng, đồ handmade, đồ trang trí nhà cửa, hay các nhà hàng, quán cafe… chắc chắn không thể bỏ qua vùng đất reels này.

Capcut vẫn là một công cụ lợi hại để edit video cho reels. Và đừng quên lưu lại cũng như sử dụng những bài nhạc thịnh hành để giúp video tăng khả năng lên xu hướng.

Trước đây, Instagram còn có IGTV cho những video dài trên 30s, nhưng tính năng này đã bị khai tử để dồn toàn lực cho reels.

5. Đừng bỏ qua những tính năng khác

Ngoài những “đồ chơi” hay ho kể trên, bạn hãy chịu khó dành thời gian khám phá những tính năng khác như gắn thẻ (tag) để thu thập và lưu giữ những feedback chân thực của khách hàng, nhắn tin (direct) để tương tác, nhắn tin trực tiếp với khách, khám phá (explore) để tăng cơ hội tiếp cận đến tệp người dùng có mối quan tâm phù hợp, phát trực tiếp (live) để kết nối tức thì với người xem, v.v…

III. Kế hoạch nội dung Instagram chi tiết cho doanh nghiệp

Mạng xã hội này cung cấp cho người làm nội dung, doanh nghiệp vô số những công cụ hay ho để làm marketing một cách bài bản. Nhưng công cụ thôi thì chưa đủ, chiến lược bạn sử dụng những công cụ ấy thế nào mới là quan trọng. 

Có 3 bước lớn để một doanh nghiệp xây dựng chiến lược nội dung trên Instagram.

Bước 1: Xác định 3 yếu tố

  • Thị trường ngách: Miếng bánh mà bạn muốn chiếm giữ là miếng bánh nào?
  • Tệp khách hàng: Target audience mà bạn nhắm đến là ai?
  • Điểm khác biệt: USP của sản phẩm hay thương hiệu bạn là gì?

Bước 2: Chọn concept cho trang Instagram

Sau khi đã xác định được mình muốn thu hút đối tượng nào với điểm khác biệt là gì, bạn mới có thể suy nghĩ về một concept phù hợp. Nhưng concept là gì? Nghe rất quen nhưng lại rất trừu tượng. Thông thường concept sẽ được thể hiện qua 3 yếu tố:

  • Visual: Bạn muốn trang của doanh nghiệp mình mang phong cách như thế nào, nổi loạn hay nhẹ nhàng, trẻ trung hay chững chạc, tông màu chủ đạo là gì, các yếu tố hình ảnh được sử dụng…
  • Thông điệp: Điều mà thương hiệu của bạn muốn nói với khách hàng là gì?
  • Thể loại: Bạn sẽ tập trung vào những loại định dạng nào cho kênh của mình, hình ảnh hay video, story hay livestream…

Bước 3: Lên lịch nội dung

Không khó để bạn tìm thấy những mẫu kế hoạch nội dung hay những công cụ giúp thiết lập lịch trình cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, đối với Instagram, có một yếu tố cần lưu ý, đó là các nội dung đăng tải phải nhất quán về concept. Và nếu bạn “play” với bổ cục grid để sáng tạo thì nên có sự “tính toán” mỗi khi đăng bài.

IV. Cách tăng follow cho Instagram

Ai làm nội dung cũng muốn có nhiều follow. Nhưng thu hút được một lượng người theo dõi đông đảo mà chất lượng không phải chuyện một sớm một chiều.

1. Hãy bắt đầu với những thứ “old but gold”

Tức là những điều đã được nói ở trên: Để có một kênh Instagram chất lượng, bạn cần xác định được thị trường, target audience, điểm khác biệt, concept của kênh, lên một kế hoạch nội dung dài hạn, tối ưu hết những tính năng mà nền tảng này cung cấp.

Nếu đã làm hết những đầu việc trên, dưới đây là một số thủ thuật bạn có thể làm thêm để thu về nhiều fans hơn.

2. Một số tips tăng followers

  • Thước phim – Reels: Dù ở trên AIM đã nhắc đến rồi nhưng đến đây vẫn phải nói lại, vì thực sự reels là cách tăng follow tự nhiên nhanh nhất ở thời điểm này. Chỉ cần một vài video lên xu hướng thì tương tác thu về có khi bằng bạn đăng post cả năm.
  • Quảng cáo – Ads: Mạnh vì gạo bạo vì tiền. Nếu bạn cảm nhận nội dung mình làm rất đầu tư nhưng chưa tiếp cận nhiều người như mong muốn, hãy bơm vào đó một ít “ngân lượng” để quảng cáo bài đăng. 
  • Người có sức ảnh hưởng – Influencers: Đây đã không còn là một xu hướng xa lạ dù là ở nền tảng nào. Hãy tìm kiếm một vài influencers liên quan đến ngành hàng và target audience của bạn, hợp tác để họ giới thiệu sản phẩm và tag kênh của bạn trong nội dung của họ.
  • Giveaway, minigame: Cách này nghe có vẻ rất truyền thống nhưng vẫn hiệu quả. Hãy khuyến khích người dùng tham gia tương tác, chia sẻ và theo dõi kênh của bạn để nhận được một món quà thú vị nào đó.

Ngoài ra, bạn sẽ nghe một số những lời mời chào sử dụng các công cụ tăng follow nhanh chóng, không phụ thuộc vào nội dung. Nhưng hãy cẩn trọng khi sử dụng những công cụ hay dịch vụ này, vì hầu hết lượng follow bạn mang về được sẽ không chất lượng và không phải là đối tượng mà doanh nghiệp đang nhắm tới.

Tóm lại Instagram là một trong những thị trường tiềm năng có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Bài viết rất dài nhưng thực sự thế giới Instagram hay các mạng xã hội vẫn còn vô cùng mênh mông để bạn khám phá. Và nếu bạn muốn có AIM đồng hành trên con đường khám phá đó, đi những con đường thông minh nhất, tránh đi sai rồi đi lại, hãy tham gia khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE nhé. 

Đây là khóa học hệ thống toàn bộ kiến thức và kỹ năng kinh doanh với 4 ông trùm mạng xã hội hiện nay: Facebook, Instagram, YouTube, và TikTok, phối hợp giữa các kênh để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!