Tìm được insight mà chỉ brand hay sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có khả năng đáp ứng sẽ là định hướng giúp thương hiệu mở lối đi riêng!
Trong cuộc chạy đua giành giật từng góc nhỏ trong tâm trí khách hàng, sự cách biệt nằm ở ‘insight’. Đào insight càng sâu, bạn càng lợi thế. Hiểu đến tường tận từng khát khao, động lực của khách hàng sẽ giúp bạn chiến thắng nhanh hơn.
Insight nói thì dễ, đào được mới khó. Tìm được mong muốn, nhu cầu mà chỉ doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ của bạn mới đáp ứng được càng khó hơn. Đây cũng là điều mà học viên lớp BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE 18 rút ra với thử thách thực tế từ L’Usine.
Concept store là mô hình được giới trẻ ngày càng ưa chuộng. Nổi bật trong đó phải nói đến L’Usine – không gian pha trộn giữa nghệ thuật, F&B và retail. Tuy nhiên với 3 cửa hàng mang định hướng khác nhau, L’Usine vẫn có những thách thức về thương hiệu. Nếu hỏi ‘L’Usine là gì’, tại mỗi cửa hàng bạn sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau: “quán cafe”, “cửa hàng thời trang”… Và đây là điều không brand nào muốn.
Tìm được một giá trị kết nối 3 cửa hàng, đây cũng là đề bài đặt ra trong buổi tốt nghiệp. Để tìm ra câu trả lời, nhiệm vụ đầu tiên của 2 nhóm học viên là phải xác định lại đối tượng mục tiêu cũng như insight.
Nhận xét về bài làm, các giảng viên cũng chia sẻ:
Hãy tập trung vào Insight mà chỉ sản phẩm/dịch vụ của bạn mới đáp ứng được. Có như vậy, bạn mới tìm được hướng đi dài cho thương hiệu. Nói cách khác, insight nên gắn liền với ‘unique selling point’ thương hiệu.
Insight không gắn liền với thế mạnh brand cũng giống mời nghệ sĩ dương cầm thưởng thức hội họa. Ý tưởng của bạn có thể độc đáo đấy nhưng khách hàng đơn giản là không cảm nhận được thôi. Đây cũng là lỗi mà nhóm số 2 gặp phải. Chú trọng vào mảng eatery và nhắm tới đối tượng là European expat, các bạn đã đưa ra insight:
“Tôi thích khám phá Việt Nam nhưng không thích ứng hoàn toàn với nền ẩm thực Việt. Bởi vậy tôi cần một nơi vừa có những món quen thuộc ở quê hương nhưng vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam để khám phá”.
Từ đó, các bạn lên ‘big idea’ về “Fusion”- sự hòa quyện trong ẩm thực Á Âu. Tuy nhiên, Thế mạnh của L’Usine đến từ phong cách mang âm hưởng Pháp từ decor đến menu. Bởi vậy, tới L’Usine, khám phá ẩm thực Việt Nam là điều ít ai nghĩ tới. Theo gợi ý từ giảng viên, insight sâu hơn về ‘cảm giác thân thuộc’ có thể sẽ là hướng đi tốt hơn.
Insight bám sát điểm mạnh sẽ giúp thương hiệu sáng tạo bản sắc riêng. Nếu chỉ theo đuổi những insight chung chung đúng với toàn ngành, bạn sẽ giống hệt như bao brand vô hình khác. So với nhóm 2, nhóm 1 đã bám sát vào ưu điểm của L’Usine hơn. Nhận thấy người đến L’Usine đa phần đều có gu nghệ thuật, nhóm 1 bắt đầu với insight:
“Tôi cần một không gian để lấy cảm hứng trong sáng tạo”.
Đây là insight có tính khả thi cao. Tuy triển khai còn nhiều trúc trắc nhưng ý tưởng biến L’Usine thành “Space of Inspiration”, cũng nhận được nhiều khen ngợi. Chính anh Huy- đại diện từ L’Usine cũng đánh giá cao ý tưởng này. Anh chia sẻ đây cũng là hướng đi khá sát với dự định mà L’Usine đang hướng tới.
Trong thời đại khách hàng là trọng tâm của mọi chiến lược, insight là yếu tố then chốt giúp bạn định hình lối đi riêng. Một brand không bắt nguồn từ insight sẽ rất khó cạnh tranh khi thị trường đã có quá nhiều ‘ông lớn’. Đây cũng là lý do vì bạn sẽ nhìn thấy tình trạng ‘khởi nghiệp ngay – sạt nghiệp luôn’ đang diễn ra khắp nơi. Lý do của sự thất bại một phần đến từ việc doanh nghiệp có sản phẩm rồi mới lo đi tìm khách hàng để phục vụ.
Nếu bạn đang ấp ủ dự án khởi nghiệp hay là thương hiệu đã vận hành nhiều năm mà vẫn ì ạch, hãy quay trở lại đào sâu insight. Tuy nhiên, đào insight cũng cần chiến lược, cần vận dụng đầy đủ tư duy phân tích chiến lược thị trường, đến hoạch định chiến lược thương hiệu và kế hoạch triển khai.
Và nếu bạn cần những mô hình chuẩn để đào sâu và biến insight thành chiến lược, đừng bỏ qua khoá học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE tại AIM liền nha!!