Gross Profit Margin (Biên Lợi Nhuận Gộp) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Biên Lợi Nhuận Gộp

Gross profit margin (hay tỷ suất lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp) là một trong ba chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu xem chỉ số này thể hiện điều gì và tính toán ra sao nhé!
Featured

Nội dung bài viết

Gross profit margin (hay tỷ suất lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp) là một trong ba chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu xem chỉ số này thể hiện điều gì và tính toán ra sao nhé!

I. Gross profit margin – Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp (gross profit margin) là một chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của một doanh nghiệp, công ty. Thông qua nó, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hay các vị trí liên quan trong doanh nghiệp sẽ biết được số tiền lãi mà doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể.

Biên lợi nhuận gộp biết được số tiền lãi mà doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể

→ Đây cũng là một yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, xét về mặt giá trị tuyệt đối, đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm (giá vốn).

Cụ thể:

  • Nếu chỉ số biên lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao từ hoạt động sản xuất, bán hàng.
  • Ngược lại, nếu chỉ số này thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận và có thể cần phải tìm cách tăng giá bán hoặc giảm chi phí sản xuất để cải thiện lợi nhuận.

Chính vì thế, gross profit margin được sử dụng để theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chung ngành trên thị trường.

II. Vai trò & tầm quan trọng của biên lợi nhuận gộp

Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không thể có một cái nhìn đúng đắn về tiềm lực sinh lợi từ doanh nghiệp đó.

Chính vì thể, để giải quyết hạn chế này, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường xem xét thêm 3 chỉ tiêu:

  • Gross Profit Margin: Biên lợi nhuận gộp
  • Operating Profit Margin: Biên lợi nhuận hoạt động
  • Net Profit Margin: Biên lợi nhuận ròng

Trong đó, gross profit margin là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nếu biết cách khai thác, bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này; qua đó, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.

Ngoài ra, giá trị của biên độ lợi nhuận cao chính là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có cơ hội sinh lời rất tốt.

gross profit margin là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ là cơ sở tiền đề đưa ra các chính sách về giá cả. Bên cạnh đó, có thể sử dụng chỉ số này khi đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà phân phối.

III. Công thức tính gross profit margin

Gross profit margin (hay gross margin) (GPM) được tính bằng công thức sau:

Gross Profit Margin (%)=(Gross Profit/Net Revenue)×100, hay

Biên lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần)×100

Trong đó:

[Total revenue = Q x P] với “Q” (Quantity) là “số lượng”, “P” (Price) là “giá cả”

[Gross Profit = Total Revenue – Cost of Goods Sold (COGS)] hay [Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán]

[Net Revenue = Total Revenue – (Returns + Allowances +…)] hay [Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu]

Định nghĩa các đơn vị thành phần trong công thức:

  • Cost of goods sold (COGS) – Giá vốn hàng bán: Đây là chỉ tiêu thể hiện toàn bộ chi phí trực tiếp, được dùng để sản xuất hàng hóa/ dịch vụ đã bán của doanh nghiệp. Phần giá vốn bán hàng không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
  • Net revenue – Doanh thu thuần: Chỉ tiêu biểu thị tổng doanh thu của doanh nghiệp đã thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản làm doanh thu thuần hay doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu, hàng bị hồi, giảm giá hàng bán,…
  • Total revenue – Tổng doanh thu: Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ bán hàng.

Ví dụ:

ví dụ công thức tính gross profit margin của Apple
Nguồn ảnh: Investopedia

Doanh thu ròng của Apple trong quý kết thúc vào ngày 27 tháng 6 năm 2020 là 59,7 tỷ USD và chi phí bán hàng là 37 tỷ USD trong kỳ.

Biên lợi nhuận gộp của Apple trong quý là 38% với công thức:

(59,7 tỷ USD – 37 tỷ USD) / 59,7 tỷ USD = 38%

IV. Gross margin và gross profit là gì? Phân biệt gross margin và gross profit

1. Gross profit là gì?

Gross profit không tính đến các yếu tố chi phí khác như quản lý, tiếp thị và tài chính

Gross profit (lợi nhuận gộp) là một trong các chỉ tiêu tài chính thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm/dịch vụ và chi phí sản xuất trực tiếp. Hiểu đơn giản, lợi nhuận gộp thể hiện phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất.

Gross profit được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp mà không tính đến các yếu tố chi phí khác như quản lý, tiếp thị và tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp có đánh giá khách quan về khả năng tạo ra lợi nhuận từ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của mình.

Đọc thêm: Finance vs Marketing: Vai trò & tác động lẫn nhau trong doanh nghiệp

2. Phân biệt gross margin – gross profit

Nhìn chung, gross profit (lợi nhuận gộp) và gross margin (hay gross profit margin) (biên lợi nhuận gộp) là các chỉ số có mối liên hệ mật thiết với nhau trong báo cáo của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mỗi chỉ số cung cấp góc nhìn khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp

bảng phân biệt gross margin - gross profit

V. Phân biệt lợi nhuận gộp (Gross profit) và lợi nhuận ròng (Net profit)

Trước khi đi đến bước phân biệt hai khái niệm trên, chúng ta cần điểm qua về lợi nhuận ròng (net profit):

Lợi nhuận ròng, hay còn được biết đến với các thuật ngữ khác như lãi ròng, lãi thuần, hoặc thu nhập ròng, là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính của một công ty.

Lợi nhuận ròng được tính bằng cách trừ đi toàn bộ chi phí hoạt động, lãi vay và thuế từ tổng thu nhập, lợi nhuận ròng thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thực sự kiếm được.

1. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng (Net profit)

Lợi nhuận ròng là con số cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các chi phí và là chỉ báo quan trọng về sức khỏe tài chính và hiệu suất kinh doanh của tổ chức. Lợi nhuận ròng có ý nghĩa to lớn với:

  • Đối với chủ doanh nghiệp, hiểu rõ về lợi nhuận ròng giúp họ đánh giá sự bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thua lỗ có thể đánh giá tình trạng lỗ của họ và xác định liệu nó có kéo dài hay không. Ngược lại, doanh nghiệp có lợi nhuận có thể dự đoán và kế hoạch cho sự phát triển tiềm năng.
  • Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến lợi nhuận ròng vì nó là chỉ số cho biết khả năng sinh lời từ đầu tư. Lợi nhuận ròng ổn định có thể thu hút nhà đầu tư, đặt doanh nghiệp ở vị thế tích cực.
  • Người cho vay sử dụng lợi nhuận ròng để đánh giá khả năng trả nợ của một tổ chức. Lợi nhuận ròng cao hơn tăng khả năng đối tác có khả năng trả nợ, làm cho tổ chức thuận lợi hơn trong quá trình vay vốn.

2. Phân biệt gross profit và net profit

bảng phân biệt gross profit và net profit

VI. Khóa học quản trị marketing dành cho cấp quản lý

Kiến thức tài chính là một mảng kiến thức quan trọng đối với vị trí Marketing Director. Để trang bị những hiểu biết cốt lõi về tài chính để tăng cường sự nhạy bén với những con số và đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinh tế, đạt tiêu chuẩn về kỹ năng lãnh đạo để xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp, khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT sẽ là lựa chọn hàng đầu, với outline được thiết kế đặc biệt và chuẩn chỉnh:

  • Xây dựng nền tảng về quản trị chiến lược marketing (Marketing strategic management), quản trị thương hiệu (Brand management) và xây dựng thương hiệu mạnh (Building strong brands)
  • Ứng dụng 9 yếu tố trụ cột của Business Model Canvas trong mô hình kinh doanh
  • Nằm lòng cách xây dựng chiến lược marketing góp phần thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh (Business goal)
  • Định hình chiến lược giá và xây dựng ngân sách
  • Nắm vững kỹ năng quản lý phòng Marketing, kỹ năng lãnh đạo, và xây dựng đội ngũ

Với lộ trình được thiết kế bài bản, cùng sự dẫn dắt của các CEO, Manager tại các tập đoàn đa quốc gia, khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT là khóa học bạn không thể bỏ lỡ nếu mong muốn tự vận hành doanh nghiệp của mình một cách bài bản nhất!

Bấm ngay vào tên khóa học để tìm hiểu chi tiết & đăng ký nhận tư vấn nhé!