Điểm Sáng Cần Có Trong CV của Business Development Executive

Business Development Executive là vị trí chiến lược quan trọng đem lại nguồn doanh thu lâu dài cho mọi doanh nghiệp, thu hút nhiều bạn trẻ đam mê kinh doanh. Trước cơ hội việc làm phong phú, yếu tố nào sẽ khiến bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Cùng AIM nghía qua chiếc CV của Business Development Executive nhé!!
Creative Communication

Nội dung bài viết

Business Development Executive là vị trí chiến lược quan trọng đem lại nguồn doanh thu lâu dài cho mọi doanh nghiệp, thu hút nhiều bạn trẻ đam mê kinh doanh. Trước cơ hội việc làm phong phú, yếu tố nào sẽ khiến bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Cùng AIM nghía qua chiếc CV của Business Development Executive nhé!

I. Business Development Executive là gì?

Business Development Executive hay nhân viên phát triển kinh doanh là vị trí chiến lược chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, giúp cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng doanh thu. 

Business Development Executive đóng vai trò như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó, nhân viên phát triển kinh doanh sẽ tìm kiếm và khai phá nhu cầu ẩn sâu của khách hàng bằng cách tận dụng nguồn lực hiện tại và tạo ra nguồn tăng trưởng mới.

Cụ thể, vị trí Business Development Executive sẽ thực hiện các nhiệm vụ:

  • Tìm kiếm đối tác mới thông qua liên hệ trực tiếp, truyền miệng và hợp tác với bộ phận Marketing & Communication.
  • Đại diện công ty tham dự các sự kiện, hội nghị kết nối để gặp gỡ các khách hàng quan trọng
  • Nghiên cứu các nền tảng truyền thông xã hội để khám phá xu hướng khách hàng. 
  • Kết nối và giữ chân đối tác tiềm năng
  • Đề xuất nâng cấp hoặc bổ sung các sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng có thể quan tâm.
  • Soạn thảo proposal thu hút và xem xét phản hồi của khách để thực hiện các thay đổi cần thiết. 

Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn trên, bạn còn cần phải giao tiếp chặt chẽ với team nội bộ để đảm bảo phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Theo Glints, mức lương trung bình của Business Development Executive là 11.000.000 – 20.000.000đ/ tháng. Vì thế, hiện nay đây là công việc cực kỳ hot thu hút phần lớn các sinh viên đam mê kinh doanh hiện nay.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng,  mở ra một mạng lưới kết nối khách hàng tiềm năng, kỹ năng networking

II. Sự khác biệt giữa Business development và Sale Executive? 

Đều là vị trí làm việc sát sao với khách hàng và phát triển kinh doanh, nhiều người thường lầm tưởng Business Development Executive là cách gọi khác của Sale Executive, thế nhưng thực chất hai vị trí này có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng so sánh sự khác biệt của Business Development Executive và Sale Executive
Bảng so sánh sự khác biệt của Business Development Executive và Sale Executive

III. Lộ trình phát triển của nghề Business Development Executive?

Business Development ⟹ Intern Business Development Executive ⟹ Business Development Senior ⟹ Business Development Manager ⟹ Head of Business Development

Nếu như từ cấp Business Development Senior trở xuống sẽ đảm nhận các công việc execution như:

  • Tìm kiếm khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách.
  • Lên proposal để pitching,…

Thì với cấp Manager trở lên, bạn buộc phải nắm:

  • Khối kiến thức về thị trường.
  • Đảm nhận trách nhiệm quản lý team.
  • Giám sát tất cả các quy trình bán hàng.
  • Quản lý hiệu suất và lên chiến lược phát triển kinh doanh hằng tháng, quý, năm cho doanh nghiệp. 

Đặc biệt, ở level Head of Business Development hay Business Development Director, các công ty thường sẽ ưu tiên tuyển dụng những người đã đảm nhận vị trí Business Development Manager trước đó.

Theo chị Mai Trâm, Head of Business Development tại Milieu Insight, thử thách chính của nghề Business Development đó là việc tìm kiếm khách hàng.

Vì thế, để phát triển và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp tương lai, mỗi bạn trẻ cần phải biết xây dựng networking, mà trong đó kênh LinkedIn được coi là một mạng lưới kết nối khách hàng rất tiềm năng mà bạn có thể tham khảo.

Thử thách chính của nghề Business Development đó là việc tìm kiếm khách hàng và có lộ trình phát triển rõ ràng

Đọc thêm: Business Development là gì? Phân biệt Business Development và Account Management

IV. CV của Business Development Executive nên có gì?

Là vị trí thường thấy ở các doanh nghiệp, ngày nay Business Development Executive là vị trí không thể thiếu trong các sàn TMĐT, các doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp thương mại điện tử,…

Chính vì thế, để khiến CV bản thân nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, các ứng viên nên thể hiện điểm mạnh trong các khía cạnh sau: 

Học vấn, trình độ

Thông thường các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế, Thương mại điện tử, Quản trị Kinh doanh,..

Nếu xuất thân trái ngành, bạn phải tự trau dồi thêm các kiến thức nền tảng về marketing & sale, logistics, đặc biệt là khối kiến thức ngành hàng của doanh nghiệp. Càng chứng minh được điều đó qua CV, bạn sẽ càng có thêm điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Kinh nghiệm

Đóng vai trò là nhân viên phát triển kinh doanh, bạn sẽ nắm trong tay tầm nhìn về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn nên:

  • Đặt mục tiêu đạt được nhiều thành tích có liên quan thể hiện khả năng quản lý dự án.
  • Tăng số lượng lead hoặc cải thiện doanh số bán hàng thông qua việc gặp gỡ khách hàng.

Kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp

Là công việc làm việc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày, lắng nghe, thuyết trình, thương thảo qua email, vì thế kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng với mọi bạn trẻ đam mê với nghề Business Development Executive.

 Bạn phải có khả năng viết và giao tiếp tự tin, cùng với kỹ năng lắng nghe phản hồi đúng mục đích, bởi nhiệm vụ của bạn chính là duy trì mối quan hệ lâu dài và chia sẻ thông tin có giá trị với đối tác.

Cùng với những kỹ năng giao tiếp đó, một nhà phát triển kinh doanh phải có khả năng đàm phán, hiểu nhu cầu và khiến đối tác quan tâm đến dịch vụ và giải pháp của doanh nghiệp.

  • Kỹ năng Data Analyst

Ngoài ra, Business Development Executive phải có khả năng theo dõi lợi tức đầu tư (ROI) để có dữ liệu khi trình bày với các nhà quản lý và giám đốc điều hành. Các số liệu mà nhà phát triển kinh doanh theo dõi sẽ khác nhau phụ thuộc vào chu kỳ bán hàng, nhu cầu của công ty và ngành hàng. 

Kỹ năng theo dõi số liệu, trình bày rõ ràng tiến trình kinh doanh, dịch vụ của công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng thành công của bạn trong con đường sự nghiệp này.

  • Kỹ năng tư duy sáng tạo

Nhiều người thường nghĩ sáng tạo là tố chất của những người làm các công việc liên quan đến nghệ thuật.

Thế nhưng, sáng tạo là là tư duy cần có của tất cả ngành nghề. Đối với nghề Business Development Executive, sự sáng tạo sẽ giúp bạn khám phá những hướng đi mới trong phát triển sản phẩm, tìm ra những con đường hoàn toàn khác để tiếp cận thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp tiên phong trong sự thay đổi. 

Các điểm mạnh cần thể hiện trong CV của business development executive

V. Self-marketing như thế nào trong CV giành được điểm nổi bật hơn ứng viên khác

  • Ngoại ngữ

Hầu hết các công ty sử dụng tiếng anh như một yếu tố bắt buộc, ngoài ra nếu bạn có thêm ngôn ngữ khác bạn sẽ có lợi thế hơn trong việc mở rộng tệp khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Việc bổ sung và học thêm các ngoại ngữ phổ biến như Hàn, Trung, Nhật,… bạn sẽ dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

  • Chứng chỉ khóa học

Là một người làm ở vị trí Business Development Executive nhiều năm, chị Mai Trâm – Head of Business Development tại Milieu Insight cho biết:

“Sau khi trải qua cùng một vị trí ở 4 công ty khác nhau, điều mình mang theo chính là kỹ năng mềm. Những kiến thức về quy trình làm việc, kiến thức ngành hàng đều sẽ thay đổi nếu bạn là một người cởi mở và sẵn sàng học hỏi mỗi ngày, cơ hội việc làm của sẽ vô hạn”.

Vì đặc thù của mỗi ngành hàng, mà các Business Development Executive càng trau dồi nhiều kỹ năng, kiến thức, bạn sẽ càng dễ dàng thích ứng với sự thay đổi. 

VI. Cách nâng cấp bản thân để tăng cơ hội nhận việc.

Khóa học Hands-on Marketing – AIM Academy

Bổ sung chứng chỉ khóa học, AIM Academy trao chứng chỉ khóa học cho các học viên

Là một Business Development Executive, bạn không những làm việc với khách hàng, mà còn phải sâu sát với team marketing nội bộ, vì thế việc hiểu ngôn ngữ của nhau vô cùng quan trọng.

Khóa học HANDS-ON MARKETING sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về ngành marketing, những thuật ngữ phổ biến như 4Cs, 6Ps, kiến thức cơ bản về nguồn tăng trưởng,..

Để bán được dịch vụ cho doanh nghiệp, bạn phải nắm bắt được những xu hướng mới nhất để tìm ra thị trường mới, từ đó đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài. 

Hành trình sự nghiệp Business Development Executive là hành trình dài mà bạn cần phải tự trau dồi bộ kỹ năng cứng và mềm mỗi ngày. Với mỗi khách hàng mà bạn tiếp cận, bạn sẽ học được khối kiến thức bao la từ họ mỗi ngày.

Mong rằng bạn sẽ luôn không ngừng học hỏi và vững bước trên hành trình sự nghiệp tương lai.

Bấm đăng ký ngay để AIM giải quyết những nhu cầu về môn học giúp bạn.