Email marketing là một công cụ tuyệt vời mà digital mang đến cho chúng ta, sử dụng đơn giản, ít tốn kém. Nhưng đừng vì thích quá mà “khủng bố” khách hàng bằng cả đống spam mỗi ngày. Đừng gửi lấy gửi để và cầu mong may mắn xảy ra. Hãy lắng nghe “lời phán” từ những chỉ số quan trọng này.
I. Clickthrough rate
Click-through rate là tỉ lệ người nhận được email nhấp vào 1 hay nhiều liên kết có trong email đó.
Cách tính: Tổng số lượt nhấp (clicks) HOẶC lượt nhấp duy nhất (unique clicks) ÷ Số email được gửi thành công * 100
Ví dụ: 500 lượt nhấp ÷ 10.000 email được gửi thành công * 100 = 5% clickthrough rate
Lưu ý: Bạn sử dụng số clicks hay unique clicks trong công thức trên đều được, miễn là thống nhất 1 cách tính trong tất cả các báo cáo.
Clickthrough rate (CTR) gần như là chỉ số đầu tiên bạn sẽ bị sếp “tra hỏi” khi làm email marketing. Nó cho phép bạn dễ dàng tính toán hiệu quả của mỗi email gửi đi, biết được khách hàng có hứng thú với nội dung chiếc mail đó không.
CTR cũng thường được sử dụng để đo lường kết quả A/B testing, thường là thử nghiệm để tìm ra cách có được nhiều lượt nhấp chuột hơn.
II. Conversion rate
Conversion rate là tỉ lệ người nhận được email nhấp vào liên kết trong email và hoàn thành một hành động mong muốn, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc điền vào lead form…
Cách tính: Số người hoàn thành hành động mong muốn ÷ Số email được gửi thành công * 100
Ví dụ: 400 người hoàn thành hành động mong muốn ÷ 10.000 email được gửi thành công * 100 = 4% conversion rate.
Định nghĩa về conversion – chuyển đổi tùy thuộc vào điều mà bạn kêu gọi người nhận thực hiện. Do đó, CR xác định bạn có đạt được mục tiêu cuối cùng của mình hay không.
Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra khách hàng tiềm năng (leads) thì CR đặc biệt quan trọng. Nó cho thấy mức độ yêu thích, tin cậy của người nhận đối với các email của bạn.
Để đo được tỉ lệ chuyển đối qua email, bạn cần tích hợp nền tảng email với công cụ phân tích website của mình. Bạn có thể tạo tracking URLs cho các liên kết trong email để biết được liên kết đó mang về bao nhiêu chuyển đổi.
III. Bounce rate
Bounce rate là tỉ lệ email gửi không thành công đến hộp thư người nhận.
Cách tính: Số email gửi không thành công ÷ Số email được gửi đi * 100
Ví dụ: 75 email gửi không thành công ÷ 10.000 email được gửi đi * 100 = 0.75% bounce rate
Có 2 loại bounces bạn cần phải theo dõi: “Hard” bounces và “soft” bounces.
Soft bounces là kết quả của một sự cố tạm thời với một valid email (email hợp lệ), chẳng hạn như hộp thư đầy hay server của người nhận có vấn đề. Bạn có thể thử gửi lại email vào một lúc khác.
Hard bounces là kết quả của invalid email (email không hợp lệ), bị đóng hoặc không tồn tại, và đương nhiên cứ cố gửi thì cũng chẳng bao giờ đến được. Hãy loại bỏ ngay địa chỉ này khỏi danh sách người nhận của bạn. Vì các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISPs) sử dụng bounce rate là một trong những yếu tố đánh giá sự uy tín của người gửi email. Quá nhiều hard bounces sẽ biến bạn thành một kẻ chuyên đi spam trong mắt của các ISP.
IV. List growth rate
List growth rate là tỉ lệ gia tăng danh sách email của bạn.
Cách tính: [Số lượng subscribers mới – (số unsubscribe + email/spam complaints)] ÷ tổng số địa chỉ email có trong danh sách] * 100
Ví dụ: (500 subscribers mới – 100 subscribers và email/spam complaints) ÷ 10.000 email có trong danh sách * 100 = 4% list growth rate
Ngoài các chỉ số đo lường hiệu quả như CR, CTR, bạn cũng nên để mắt đến khối tài sản đang có – danh sách địa chỉ email. Danh sách càng phát triển, càng mở rộng thì cơ hội tiếp cận của bạn càng nhiều.
Dù bạn tin hay không, có một sự “xuống cấp” tự nhiên của danh sách email marketing. Khoảng 22.5% danh sách sẽ không còn sử dụng được sau mỗi năm. Vì vậy bạn cần chú ý đến việc phát triển danh sách subscriber mỗi ngày.
V. Email sharing/forwarding rate
Email sharing/forwarding rate là tỉ lệ người nhận được email nhấp vào nút “share” để đăng lại nội dung lên mạng xã hội, và/hoặc nhấp vào nút “forward to a friend”.
Cách tính: Số lượt nhấp vào nút “share” và/hoặc “forward” ÷ Số email được gửi đi * 100
Ví dụ: 100 lượt nhấp vào nút share/forward ÷ 10.000 email được gửi đi * 100 = 1% email sharing/forwarding rate.
Tỉ lệ này có thể sẽ không quá cao, nhưng lại là một trong những con số quan trọng bạn nên để mắt tới. Tại sao? Bởi nó phản ánh mức độ bạn tạo nên những liên hệ mới. Còn gì tốt hơn vừa nhắm đến những đối tượng chính đã nằm gọn trong database, vừa thu hút thêm những khách hàng tiềm năng khác.
Hãy khuyến khích người đọc chia sẻ hay chuyển tiếp email cho bạn bè, đồng nghiệp nếu thấy nội dung của bạn hữu ích. Theo dõi xem bạn có thêm bao nhiêu địa chỉ mới để thêm vào database.
Đọc thêm: Các Bước “Thần Thánh” để Viết Email Marketing Hiệu Quả
VI. Overall ROI
Overall ROI là return on investment cho các chiến dịch email marketing, nghĩa là tổng doanh thu chia cho tổng chi tiêu.
Cách tính: (Doanh số tăng thêm – Chi phí đầu tư vào chiến dịch) ÷ Chi phí đầu tư vào chiến dịch * 100
Ví dụ: (1.000 USD doanh thu tăng thêm – 100 USD đầu tư vào chiến dịch) ÷ 100 USD đầu tư vào chiến dịch * 100 = 900% return on investment.
Đây là công thức cơ bản nhất trong số rất nhiều cách tính toán ROI của các chiến dịch email marketing, tùy vào loại hình kinh doanh của bạn. ROI có lẽ là số liệu mà sếp bạn sẽ quan tâm nhất vì nó liên quan đến doanh thu. Chiến dịch này có mang về doanh thu hay không và làm sao để gia tăng nó?
VII. Unsubscribe rate
Unsubscribe rate là tỉ lệ người nhận email hủy đăng kí khỏi danh sách email sau khi mở một email nhất định.
Cách tính: Số người hủy đăng kí sau khi nhận email ÷ Số email được gửi đi * 100
Ví dụ: 100 người hủy đăng kí ÷ 10.000 email được gửi đi * 100 = 1% unsubscribe rate.
Tỉ lệ hủy đăng kí có thể giúp đo lường “sức khỏe” của danh sách email mà bạn có.
Tuy nhiên, cũng như open rate, unsubscribe rate là một số liệu chỉ để tham khảo. Nhiều người nhận đã mệt mỏi với việc nhận email nhưng quá lười để unsubscribe. Họ chỉ không mở, không đọc, không nhấp vào liên kết nữa mà thôi.
Vậy nên để đánh giá mức độ tương tác của người nhận thì hiệu quả nhất vẫn là đo lường tỉ lệ nhấp vào liên kết và tỉ lệ chuyển đổi.
VIII. Open Rate
Open Rate là tỉ lệ người nhận được mở ra xem email.
Cách tính: Số người mở email ÷ Số email được gửi đi * 100
Ví dụ: 7.000 người mở email ÷ 10.000 email được gửi đi * 100 = 70% open rate.
Để tăng khả năng người nhận mở email, bạn cần có một subject line thật thu hút, hấp dẫn. Tất nhiên, open rate càng cao thì càng tốt, nhưng có một vài vấn đề khiến cho chỉ số này trở nên không đáng tin cậy lắm.
Một email chỉ được tính là “đã mở” nếu người nhận cũng nhận được hình ảnh đi kèm trong email đó. Và một tỉ lệ lớn người nhận có thể đã bật tính năng chặn hình ảnh trên ứng dụng email của họ. Nghĩa là ngay cả khi đã mở email thì người đó vẫn không được tính vào open rate, nên số liệu của bạn có thể bị sai lệch.
Do đó, bạn cứ tập trung vào tối ưu hóa tỉ lệ nhấp vào liên kết click-through rate là tốt nhất.
IX. Spam Complaint
Spam Complaint (Khiếu nại về thư rác) chỉ số cho ta biết được số người đánh dấu email mà bạn gửi đi là thư rác.
Đây là chỉ số cần được quan tâm vì nếu chỉ số này quá cao thì bạn sẽ bị giảm hiệu suất email marketing hoặc có thể bị khóa tài khoản. Phần lớn các ngành đều có tỷ lệ khiếu nại thư rác là 0,01%, vì thế nếu tỷ lệ này vượt quá con số 0,01% thì bạn nên tối ưu hóa email của mình.
Thông thường bạn sẽ cần phải viết dòng tiêu đề email tốt hơn và tránh những từ spam. Bạn thậm chí có thể xem xét thay đổi tần suất email của mình và xem liệu bạn có thể giảm tỷ lệ khiếu nại bằng cách gửi email ít thường xuyên hơn không.
X. Engagement Over Time
Engagement Over Time là chỉ số thể hiện thời gian khách hàng mục tiêu tương tác với email của bạn, từ đó cho bạn biết được thời điểm tốt nhất trong ngày để gửi email. Ví dụ như thời gian bạn nhận được Open Rate và Click Rate cao nhất.
Mặc dù một số nhà cung cấp dịch vụ email có thể tự động hóa tính năng này và sẽ thu thập dữ liệu cho bạn, tuy nhiên bạn tự theo dõi và xác định thời điểm gửi đến người đăng kí cũng là việc nên làm.
XI. Mobile Click Rate
Mobile Click Rate là tỷ lệ nhấp trên thiết bị di động và thường thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhấp trên desktop vì sự tiện ích mà desktop mang lại. Vì vậy bạn cần làm cho quá trình tương tác email trở nên tối ưu và dễ dàng nhất có thể trên thiết bị di động.
XII. Mobile Open Rate
Mobile Open Rate là tỷ lệ người nhận mở email trên thiết bị di động hay máy tính bảng. Vào cuối tuần thì tỷ lệ này tăng cao hơn so với các ngày trong tuần.
Học hỏi về những nguyên tắc, chiến thuật, quy trình vận hành, thông số của email cũng như nhiều nền tảng khác là một trong những nội dung quan trọng của lớp DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT – Khóa học cung cấp toàn diện kiến thức digital marketing từ các nền tảng digital, đến media, nội dung, website, và e-commerce.
- Là cơ sở vững chắc để tiếp tục các khóa học digital marketing chuyên sâu về công cụ hoặc về hoạch định chiến lược tại AIM Academy.
- Nắm vững các thuật ngữ và chỉ số đo lường vốn phức tạp và dễ hiểu sai.
- Cập nhật xu hướng digital marketing và e-commerce mới nhất.
- Dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên là những chuyên gia digital marketing sắc bén và nhiều kinh nghiệm.
- Trắc nghiệm kiến thức sau mỗi buổi học, giúp học viên ghi nhớ nhanh và hiệu quả.
- Khóa đào tạo digital marketing thu hút đông đảo học viên nhất của AIM Academy, từ đó tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và kiến thức.
- Kết nối tuyển dụng, giới thiệu cơ hội việc làm.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!