Các bước “thần thánh" để viết email marketing hiệu quả

Bạn sẽ không phải buồn rầu mỗi khi xem kết quả của email marketing nữa! Vì giờ đây, AIM Academy sẽ gửi đến bạn 3 bước quan trọng để giúp bạn “thuần thục" trong chiến thuật được xem là khó nhằn này. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Creative Communication

Nội dung bài viết

Bạn sẽ không phải buồn rầu mỗi khi xem kết quả của email marketing nữa! Vì giờ đây, AIM Academy sẽ gửi đến bạn 3 bước quan trọng để giúp bạn “thuần thục” trong chiến thuật được xem là khó nhằn này. Đừng bỏ lỡ bạn nhé! 

I. Email marketing là gì? Khi nào thì dùng email marketing? 

Email marketing (thư điện tử) là hình thức gửi đi thông tin tiếp thị hoặc duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng. 

Trong cuộc sống bận rộn, có nhiều thông tin mà thương hiệu không có cơ hội trao đổi với “hàng loạt” khách hàng tiềm năng nên email marketing trở thành công cụ tiếp cận tốt hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khi bạn muốn chuyển tải nhiều và chi tiết các thông tin thì email marketing sẽ là lựa chọn ưu tiên. Ưu tú hơn, nếu người dùng đồng ý mở email thì họ sẽ đọc một cách “hăng say” hơn nhiều so với một bài post trên mạng. 

Email marketing (thư điện tử) là hình thức gửi đi thông tin tiếp thị hoặc duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng
nguồn ảnh: jaytech

Okiela! Hiểu rồi thì mình cùng vô vấn đề chính nha! 

II. 3 bước để viết email marketing hiệu quả 

Có 3 bước để bạn viết email marketing hiệu quả. Chúng ta lần lượt đi qua hết nha: 

1. Xác định chân dung người dùng: 

Xác định đúng chân dung người dùng với độ tuổi, tính cách, sở thích… sẽ giúp bạn định hình rõ bạn đang viết cho ai. Điều này rất quan trọng! Đồng thời, khi xác định được nội dung này, bạn sẽ có cách tiếp cận về văn phong hoặc thiết kế cho phù hợp. 

  • Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để xác định đúng chân dung người dùng: 
  • Viết cho đối tượng nào? 
  • Độ tuổi bao nhiêu? 
  • Nghề nghiệp gì (nếu có)? 
  • Sở thích như thế nào? 
  • Tích cách gì? 
  • Thu nhập bao nhiêu? (Không thể gửi một email quá “xoàng xĩnh” cho một tệp khách hàng cao cấp)

2. Xác định nội dung bạn cần viết

Xác định rõ nội dung bạn cần viết và phát thảo luôn dàn ý của nội dung để tránh lan man hoặc thiếu ý. Bạn có thể phát thảo trên những nội dung sau: 

  • Viết những nội dung nào trong email? Có đính kèm các nội dung nào khác trong email? Nhớ chú trọng phần CTA – call to action bạn nhé! 
  • Dung lượng viết tầm khoảng bao nhiêu? 
  • Chọn mood & tone như thế nào? 
  • Có thiết kế gì trong email hay không? 
  • Hoàn thành một email marketing chuẩn chỉnh sẽ mất khoảng bao lâu? (Điều này để đo lường thời gian cho bạn). 
  • Nội dung này nên gửi vào thời gian nào thì khách hàng sẽ mở nhiều nhất? 

3. Viết email marketing 

Dựa trên tất cả thông tin vừa rồi, bạn bắt tay vào viết. Hãy xem kỹ tất cả các thông tin bạn đã trả lời trước đó để không bị “trật đường ray” nha! 

Đặt vào tâm thế của người đọc 

Khi viết, ngoài những nội dung bạn muốn truyền tải, hãy quan tâm đến việc khách hàng muốn gì. Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đề mang lại nhiều giá trị hơn với khách hàng. 

  • Vấn đề của khách hàng là gì? 
  • Mong muốn của họ với một giải pháp là gì? 
  • Doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào? 

Khi đặt vào vị trí của người đọc, bạn sẽ có cách viết khác đi rất nhiều. Chẳng hạn như thay vì viết: 

AIM Academy đang ưu đãi lớn cho khóa học Content Marketing được dẫn dắt bởi đội ngũ Giám đốc Sáng tạo đầu ngành. Hãy nhanh tay đăng ký ngay! 

Bạn sẽ viết 

Có phải bạn luôn mắc kẹt trong việc làm sao để nội dung của bạn khiến khách hàng phải ấn vào nút mua hàng ngay lập tức? Đừng lo! Hãy để AIM Academy “bắt mạch kê đơn” cho bạn với khóa học Content Marketing – chìa khoá để khiến nội dung của bạn ra đơn thật sự. Còn chần chừ gì nữa? 20% ưu đãi đang đợi bạn. Nhấp vào xem thêm ngay nhé! 

Trình bày nội dung chính rõ ràng 

Những lợi ích của khách hàng nên được làm nổi bật bằng đánh số thứ tự, liệt kê… Để khách hàng đọc scan nhanh là có thể hiểu ngay vấn đề. 

Chú trọng CTA – call to action 

Những nội dung CTA, khuyến mãi nên được đặt liền kề các lợi ích này để khách hàng “chốt đơn” dễ dàng hơn. Đặc biệt, nội dung CTA nên hấp dẫn và được thiết kế đẹp mắt. Nếu CTA có đính kèm link về website,…. thì nên gắn UTM để tracking đồng thời check kỹ các link này có dẫn về đúng trang hay không. 

4. Nên và không nên khi viết tiêu đề email marketing

Có thể nói, nội dung tiêu đề ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mở email marketing. Bạn lưu ý một số cách viết tiêu đề email marketing như sau: 

  • Tận dụng hiệu ứng tâm lý FOMO (Fear of Missing out) – sợ bỏ lỡ một điều gì đó, tạo nên tính cấp bách cho email: 

“Ngày cuối để nhận được các ưu đãi shock từ Tiki” 
“Tất cả mọi người đã cập nhật tin tức, bạn thì sao?”
“Đừng chờ nữa! Hãy nhận ngay mã giảm giá của Grab ngay bây giờ”

  • Cá nhân hoá tiêu đề email

Một trong những cách cá nhân hoá phổ biến thường thấy là: 

“5 mẹo hữu ích này chỉ dành cho riêng bạn?”
“Những gợi ý về cách lên ý tưởng cho dân cần-ten” (Tệp khách hàng là dân content marketing) 

Hoặc dựa vào thuật toán, bạn có thể đặt những email như “Chào H! Những thông tin này sẽ hữu ích với bạn”. 

  • Đi thẳng vào nội dung chính 

“Tính năng mới đã được cập nhật trên Elsa” 
“Check ngay 5 công cụ hữu ích cho việc kinh doanh của bạn” 

Bạn lưu ý, khi viết tiêu đề email marketing, bạn không nên: 

  • Để quá nhiều icon vào tiêu đề email vì khách hàng sẽ cảm thấy thương hiệu của bạn “thiếu nghiêm túc”. 
  • Dùng một số từ mang tính quảng cáo tuyệt đối như “xuất sắc nhất, tốt nhất, miễn phí, rẻ nhất” để tránh email của bạn rơi vào mục spam. 
  • Không nên viết nhan đề quá dài, khoảng 50-60 ký tự là hợp lý. 
  • Không nên viết hoa để tránh gây khó chịu cho người đọc. 

III. 5 công cụ hỗ trợ email marketing bạn nên biết

5 công cụ hỗ trợ email marketing và các ưu nhược điểm của từng công cụ
nguồn ảnh: linkedin

1. MailChimp

Ưu điểm:

  • Đăng ký đơn giản: Chỉ cần thông tin và website là bạn đã có thể đăng ký được. 
  • Cho phép dùng miễn phí: Ưu thế này cho phép bạn test phần mềm kỹ trước khi dùng chính thức. Đương nhiên, vẫn có một số hạn chế với account miễn phí. 
  • Giao diện đơn giản, rõ ràng. 
  • Tối ưu hoá thời gian – Send Time Optimization: Tùy chọn này giúp MailChimp có thể tự chọn khung thời gian có nhiều người đọc nhất để gửi. 

Nhược điểm: 

  • Nhược điểm lớn nhất của MailChimp đó là không gửi nhiều nhóm danh sách cùng một lúc. Bạn chỉ có thể chọn 1 list cho một chiến dịch. Cách khắc phục điều này là bạn copy template, tạo campaign mới và chọn danh sách khác.

2. AWeber

Ưu điểm: 

  • Có thể tạo list subscribe một cách tự động: Nếu bạn có nhiều list, bạn có thể tạo quy tắc tự động để AWeber tự động đăng ký hoặc hủy đăng ký người nào đó ra khỏi danh sách. 
  • Quản lý subscriber dễ dàng: AWeber có nhiều tuỳ chọn lọc để bạn sắp xếp thuận tiện người theo dõi theo danh sách bạn muốn. 

Nhược điểm: 

  • Không có chức năng Timewarp (chức năng sẽ điều chỉnh giờ gửi email theo múi giờ của họ). Chẳng hạn như bạn gửi email từ Việt Nam qua Mỹ lúc 1h trưa thì người nhận sẽ nhận được lúc 1h sáng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mở mail. 
  • Cách tính lượng theo dõi – một số người không hoạt động nữa nhưng vẫn tính được tổng số người đăng ký do đó bạn phải trả chi phí hơn nhiều. 

3. GetResponse

Ưu điểm

Phần mềm này yêu cầu bạn không cần phải đăng ký thẻ tín dụng nhưng vẫn có thể dùng được. GetResponse cung cấp 3 loại email hữu ích để bạn sử dụng: 

  • Newsletters – Bản tin để gửi thông tin thường xuyên đến người dùng 
  • Autoresponders -Trả lời tự động bằng tin nhắn hoặc hình ảnh 
  • RSS to Email – Nhằm gửi toàn bộ bài đăng trên blog của bạn qua email

Có hơn 600 template để việc thiết kế của bạn dễ dàng hơn. 

Có một số phần mềm hữu ích được đính kèm như: Click-through, Google Analytics, A/B Testing. 

Nhược điểm: 

  • GetResponse có thể khiến bạn nhầm lẫn vì thuật ngữ dùng khá khó hiểu. Chẳng hạn như thay vì gọi danh sách khách hàng là list, họ sẽ gọi là chiến dịch (campaign). 

4. Atomic Mail Sender

Ưu điểm: 

  • Giao diện dễ sử dụng
  • Có thể cập nhật dữ liệu khách hàng đa dạng như CSV, TXT, XLS,DOC,DOCX hoặc từ địa chỉ Outlook. 
  • Tích hợp hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, cho phép bạn thay đổi kích thước, cắt và thay đổi độ sáng của ảnh. 

Nhược điểm: 

  • Không có tính năng báo cáo sẽ gây cản trở khi bạn muốn theo dõi chiến dịch của mình. 

5. SendinBlue

Ưu điểm: 

  • Cung cấp Template phản hồi tin nhắn nhanh chóng 
  • Tùy chọn giao dịch email và trả lời tự động 
  • Kết nối tốt với các thiết bị di động. 
  • Cho phép tạo list theo dõi, hỗ trợ thu thập dữ liệu từ CSV hoặc TXT. 
  • Quy trình tạo campaign đơn giản, tệp đính kèm có thể lên đến 5MB, nhúng hình ảnh và nhân bản link. 
  • Tích hợp công cụ chỉnh sửa ảnh. 
  • Tính năng theo dõi campaign và có thể tải xuống toàn bộ các tệp báo cáo để phân tích thêm. 

Nhược điểm: 

  • Thời gian tạo tài khoản khá lâu 
  • Template đơn giản. 

Đọc thêm: Cẩm nang Email Marketing từ cơ bản đến nâng cao

IV. 5 KPIs quan trọng trong email marketing

1. Tỷ lệ gửi thành công

Được tính bằng: Tỷ lệ gửi = (Số email đã gửi – Số email trả lại)/ Tổng số email đã gửi 

2. Tỷ lệ click chuột (Click-Through Rate) 

Tỷ lệ này biểu thị cho số lượt click vào liên kết được đính kèm trong email của bạn. Con số này sẽ ảnh hưởng đến: 

  • Lượng truy cập 
  • Lượng tương tác 
  • Doanh số 

CTR = Tổng số click/ Tổng email được gửi đi 

3. Tỷ lệ không tương tác 

Nhằm xác định email của bạn hiệu quả đến đâu: 

Tỷ lệ không tương tác được tính như sau: (Tổng khiếu nại spam + Số lượt huỷ đăng ký) / Tổng số email chỉ mở 1 lần duy nhất 

4. Tỷ lệ từ chối email (Bounce Rate) 

Là số lượng email không đến được hộp thư của người nhận trên tổng số email được gửi đi. Có thể vì một số lý do sau: email không hợp lệ, máy chủ có vấn đề, email bị sai, bị khoá. Bạn nên kiểm tra và xoá hẳn các email này ra khỏi danh sách. 

5. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) 

Được đo bằng lượng hoàn thành một hành động mà email marketing hướng tới, chẳng hạn như điền vào một phiếu thông tin hoặc đăng ký gói gia hạn mới. 

Mỗi nền tảng có mỗi đặc trưng khác nhau. Sự linh hoạt này đòi hỏi người làm nội dung cũng phải uyển chuyển sau. Không chỉ là email marketing mà còn nhiều định dạng nội dung khác nữa sẽ nằm trọn trong tay bạn với khoá học CONTENT MARKETING

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!