Cá nhân hoá và tính kết nối - chìa khoá cho tổ chức virtual event hậu Covid

Virtual event mở ra như một cơ hội cũng như thách thức trong tổ chức sự kiện online. Dưới góc nhìn của producer, các nhãn hàng nổi tiếng cũng như MC, virtual event đã “chuyển mình” như thế nào? Cùng AIM Academy tìm hiểu từ nguồn thông tin webinar “VIRTUAL EVENT - ĐIỂM GIAO MỚI CỦA THƯƠNG HIỆU VÀ KHÁCH HÀNG” nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Virtual event mở ra như một cơ hội cũng như thách thức trong việc tổ chức sự kiện online. Dưới góc nhìn của producer, các nhãn hàng nổi tiêngs cũng như MC, virtual event đã “chuyển mình” như thế nào? Cùng AIM Academy tìm hiểu từ nguồn thông tin của Webinar “VIRTUAL EVENT – ĐIỂM GIAO MỚI CỦA THƯƠNG HIỆU VÀ KHÁCH HÀNG” nhé!

I. Tính cá nhân hoá và tính kết nối

1. Tính cá nhân hoá

Cá nhân hoá là chìa khóa đầu tiên để tăng chất lượng trải nghiệm người dùng, đặc biệt là cho khách hàng VIP hoặc loyalty (trung thành). Nếu xây dựng được virtual space – một nơi kết nối đặc biệt cho các khách hàng cao cấp bên cạnh các chương trình cho số đông thì nhãn hàng có thể truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.

Tính cá nhân hóa làm tăng chất lượng trải nghiệm người dùng, đặc biệt là khách hàng VIP,

Chìa khoá này được “cắt” ra từ thực tế trong ngành hàng bất động sản của chị Liên Phương – đại diện Đất Xanh. Chị Phương chia sẻ rằng, đối với các nhà đầu tư cao cấp cho penhouse thì họ sẽ có xu hướng không muốn được phục vụ như mua căn hộ 2 phòng ngủ. Vì thế, nếu có một không gian riêng như virtual space, nhãn hàng sẽ cá nhân hóa cách “gặp gỡ” với họ từ tấm thiệp, cho đến không gian, màu sắc, hiệu ứng, trò chơi và cách tư vấn. Điều này sẽ tạo nên độ “nóng” và độ hài lòng, tạo điều kiện chốt deal nhanh hơn cho các bạn sale.

Đặc biệt, trong các chương trình dành cho VIP, khách hàng sẽ được quyền lựa chọn nhiều hơn. Chẳng hạn như, đâu là ca sĩ biểu diễn mà họ muốn nghe trước trong một loạt các ca sĩ được nhãn hàng đề xuất. Hoặc đâu là trò chơi mà họ muốn tham gia…. Ngoài ra, virtual space còn tạo ra được không gian kín đáo và thân mật hơn, thuận lợi cho nhãn hàng cũng như khách hàng chia sẻ.

2. Tính kết nối

Đây là điểm sáng mà chị Trâm – đại diện Heineken đánh giá rất cao. Khác với ngành hàng bất động sản, ngành hàng có cồn được xem như daily consumption (tiêu dùng hàng ngày); vì thế, tính kết nối được ưu tiên hàng đầu. Nếu không kết nối xuyên suốt, khách hàng rất dễ quên thương hiệu.

Chị Trâm tin rằng, virtual event sẽ là sợi dây bền chặt giữa thương hiệu và người tiêu dùng hàng ngày, hàng tuần. Chẳng hạn như với Heineken, chị Trâm có thể chạy một số chương trình như: “Cuối tuần này bạn uống gì?” trên virtual event. Heineken có thể gợi ý thực đơn cho bạn từ giữa tuần và lồng ghép sản phẩm với các khuyến mãi tốt, giá tốt hoặc quà tặng hấp dẫn (như cốc uống bia, xô đựng đá) ngay tại cửa hàng tiện lợi gần khách hàng nhất.

Hoặc Heineken cũng có thể khuấy động một chương trình chill cuối tuần mà ở đó, các ca sĩ đang hot sẽ trình bày các ca khúc hấp dẫn khi khách hàng đang uống bia tại nhà. Tất cả các hoạt động này nếu tổ chức bằng offline event sẽ tốn rất nhiều chi phí nhưng tần suất và độ phủ sóng lại không cao. Chính vì thế, virtual event chắc chắn là phương án hấp dẫn cho hàng loạt các nhãn hàng không chỉ là tiêu dùng.

II. Thuận lợi và khó khăn của virtual event

Mặc dù virtual event giúp tiết kiệm ngân sách, linh hoạt thời gian, địa điểm nhưng còn khó khăn trong trải nghiệm khán giả
nguồn ảnh: brandsvietnam

1. Thuận lợi

Tác động Covid là 1 chất xúc tác để thúc đẩy mọi người suy nghĩ ra một cách làm mới. Chị Trâm chia sẻ rằng, theo nghiên cứu, tiến bộ công nghệ trong thời gian Covid tăng gấp 5 lần so với giai đoạn bình thường. Khả năng công nghệ vượt xa những gì chúng ta nghĩ tới, virtual event cũng vậy. Nó tạo ra sự đa dạng, phong phú và là mảnh đất màu mỡ để sáng tạo.

Từ chia sẻ của chị Liên Phương, virtual event sẽ tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho thương hiệu. Với các mặt bằng “xịn” như White Palace thì không phải có tiền là booking được. Với virtual event, nhãn hàng đã có thể tiết kiệm được khoản tiền lớn này, đồng thời là các chi phí vận hành, làm việc với các sup agency event (nhà cung cấp các “nguyên liệu” offline event)… Chị Phương cũng chia sẻ rằng, về ngành bất động sản, phong thuỷ đóng một vai trò rất quan trọng. Đôi lúc offline event không thể đáp ứng được khung thời gian “đẹp” để chốt deal thì virtual event có thể làm được điều đó.

Nhắc đến sự linh hoạt về thời gian, địa điểm, chị Trâm cũng nhấn mạnh rằng, không phải lúc nào các địa điểm đẹp như khu vực trung tâm đông đúc, nhiều khách hàng cũng về tay Heineken. Nếu không có được địa điểm “đắt” như vậy thì thương hiệu sẽ quyết định chuyển thời gian tổ chức sự kiện. Ngược lại, virtual event lại cho phép điều này ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Đây là điểm mà chị Trâm rất thích.

2. Khó khăn

Có lẽ khó khăn lớn nhất mà ai cũng biết đó là trải nghiệm của người tiêu dùng, khán giả. Offline event vẫn là hình thức tốt để khách hàng trải nghiệm thật: chạm thật, nghe thật, thử thật.. Trong khi đó, virtual event có rào cản lớn về mặt địa lý, chỉ qua màn hình. Vì thế, tính kết nối được đề cập phía trên là để giải quyết cho vấn đề này.

Chị Phương có một nhìn nhận riêng về khó khăn nhưng không hẳn là bất lợi, đó là về mặt sáng tạo. Trong một offline event, nhãn hàng sẽ yêu cầu producer làm sao có được 3-4 phút mà khán giả phải “wao” lên, khán giả phải bùng nổ. Nhưng với virtual event, producer không chỉ làm chuyện đó 3-4 phút mà phải làm 3-4 lần như vậy thì mới giữa được nhịp và lửa cho event. Phải làm sao cho khách hàng cảm thấy “nóng sôi” lên và sale cũng phải “ầm ầm” thì mới có thể chốt deal được.

Đọc thêm: “Săm soi” chiếc CV của một Event Organizer – Người tổ chức sự kiện

III. KPI “đắt giá” nào cho virtual event?

Với chị Phương, những lần lên và xuống view đều không chênh nhau quá 10%. Và event phải làm sao để khách hàng luôn cảm nhận được độ nóng như trong một event offline. Đặc biệt, event phải làm sao cho team sale cảm thấy thú vị để tương tác tốt với khách hàng. Một lần nữa, khoảnh khắc “wow” phải được 3-4 lần thì mới gọi là thành công.

Với ngành hàng tiêu dùng thì chị Trâm đánh giá cao KPI ở sự tương tác của người tiêu dùng thông qua traffic, thời gian họ ở lại webinar cùng các interaction khác. Để làm được điều này, nếu agency nếu có đề xuất công nghệ nào để cải thiện thì phải demo kỹ lưỡng từ hình ảnh, âm thanh, chia sẻ các keyhook để nhãn hàng đánh giá kỹ.

Về phía producer, anh Khoa – đại diện Trinity Live – cũng cho rằng dựa vào phân tích số liệu từ webinar, chúng ta có thể quyết định đâu là điểm khán giả quan tâm, đâu là điểm khiến khán giả rời đi, đâu là điều khiến khán giả thích thú nhất để cải thiện cho những lần sau.

IV. Áp lực và cơ hội nào cho MC virtual event?

MC Hải Vân chia sẻ rằng, áp lực từ virtual event phải nhân lên hệ số 2, giống như những chương trình truyền hình trực tiếp. Vì MC là người đứng xuyên suốt trên sân khấu, đại diện cho cả thành công hoặc sai lầm của cả ekip, như một người “chịu trận”. Vì thế, MC phải thực sự tự tin và bản lĩnh trong dẫn dắt.

Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, MC còn phải là người hiểu rõ và cặn kẽ nhất từng chi tiết chương trình. Ví dụ như với các event bất động sản, MC phải đem đến các thông tin hữu ích về dự án, về thanh toán, thanh khoản như thế nào. Và đặc biệt, là luôn phải nóng trên sân khấu.

Ở góc độ nhãn hàng, chị Trâm mong muốn MC phải là người thuyền trưởng trên cả “risk management” – xử lý sự cố ngoài ý muốn để không làm “bể dĩa” chương trình.

Trong bất kỳ mảng tiếp thị nào, người dùng cuối (end-users) cũng rất quan trọng. Vì thế, chìa khóa mà anh Tăng Đăng Khoa muốn gửi đến các bạn trẻ để làm nghề tốt hơn đó là quan sát, quan sát và quan sát. Khi tham gia bất kỳ một virtual event nào thì bạn cũng nên tự hỏi rằng, làm sao để tăng được tính trải nghiệm của người dùng. Yếu tố nào khiến bạn thấy vui khi tham gia, hãy note lại! Nền tảng này có phù hợp với format mà thương hiệu đang lựa chọn? Phong cách này có phù hợp cho thông điệp không? Nếu được làm lại, bạn sẽ làm như thế nào?

Nhuần nhuyễn từ cách lên ý tưởng, vận hành và xử lý tình huống trong online và offline event với khóa học EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT ngay!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!

Registration

Đăng ký tư vấn khóa học
Cá nhân hoá và tính kết nối - chìa khoá cho tổ chức virtual event hậu Covid

Course