Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử + Template Miễn Phí

Rất nhiều người bắt tay vào mở một doanh nghiệp online trên các sàn thương mại điện tử, và họ thất bại cũng nhiều vì chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử chuẩn chỉnh. Nếu bạn là một trong số đó và muốn khai thác những “mảnh đất màu mỡ” này, bài viết này chắc chắn dành cho bạn!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Chúng ta vừa trải qua giai đoạn như là “thời kỳ hoàng kim” của thương mại điện tử, khi hành vi tìm kiếm sản phẩm, mua sắm, thanh toán… của khách hàng thay đổi dần sang online.

Rất nhiều người xem đây là cơ hội để bắt đầu một doanh nghiệp online, và thất bại cũng nhiều vì họ chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử chuẩn chỉnh. Nếu bạn là một trong số đó và muốn khai thác những “mảnh đất màu mỡ” này, bài viết này chắc chắn dành cho bạn!

I. Tổng quan thương mại điện tử của thế giới và Việt Nam

1. Xu hướng thương mại điện tử thế giới

Biểu đồ kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu về thương mại điện tử (E-commerce)

Theo statista.com, kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu về thương mại điện tử (E-commerce) đạt 3,453 tỷ USD tới năm 2024. Trong đó:

  • Thời trang: ngành hàng lớn nhất với doanh số đạt 525 tỷ USD, Trung Quốc chiếm tới 41% cho ngành này.
  • Điện – Điện tử: ngành hàng lớn thứ 2 với 419 tỷ USD. Điện tử tiêu dùng chiếm 81% ngành hàng này.
  • Đồ chơi – Dụng cụ: ngành hàng đồ chơi đứng thứ 3 với 413.5 tỷ USD năm 2019.
  • Nội thất – Gia dụng: doanh thu đứng thứ 4 với 270.8 tỷ USD.
  • Food – Personal Care: thức ăn và đồ dùng cá nhân với doanh thu 291.5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 13.2% tới 2024.

Đặc biệt, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 11,3%, từ 2019 – 2025. 

Trong biểu đồ, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất từ 2019 - 2025

2. Những sự thật về Việt Nam

Cũng theo báo cáo của statista.com vào 2020:

  • 47% người dân Việt Nam mua hàng trên các trang thương mại điện tử.
  • Quần áo, giày dép và hàng điện tử là 3 ngành bán nhiều nhất.
  • 63% người Việt Nam tìm kiếm kỹ càng trước khi mua 1 món hàng quan trọng.
  • Thế Giới Di Động đứng đầu về số lượng người truy cập website nội địa hàng tháng với 29,48 triệu lượt, và Shopee đứng đầu về số lượng người truy cập website quốc tế hàng tháng với 62,7 triệu lượt.
  • Top 3 sàn thương mại điện tử được yêu thích nhất Việt Nam là: Shopee (75%), Lazada (62%) và Tiki (59%). Theo sau là Facebook, Sendo, Zalo, Thế giới di động, Điện máy xanh,…
  • Hình thức thanh toán phổ biến nhất là thanh toán khi nhận hàng (86%), tiếp theo là thanh toán ATM (39%), credit card (17%), ví điện tử (18%) và thẻ cào (2%). 

II. Các trang thương mại điện tử nổi bật ở Việt Nam

1. Thứ nhất, Shopee

Ra mắt năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành
vững mạnh.

  • Năm 2015 Shopee được thành lập tại Singapore bởi tập đoàn SEA và được giới thiệu chính thức tại 7 thị trường trong khu vực.
  • 8/2016 Shopee chính thức có mặt tại Việt Nam.
  • Ban đầu, Shopee hoạt động theo mô hình Marketplace (C2C), dần dần mở rộng sang B2C.
  • 2017 Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan.
  • Từ năm 2017 Shopee bắt đầu chiến dịch marketing kết hợp cùng KOLs tên tuổi và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam.

Đọc thêm: Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả cho người kinh doanh

2. Thứ hai, Tiki

Vào 03/2010, Tiki khởi đầu là website bán sách online. Hơn 1 năm sau, Tiki được biết đến là trang TMĐT lớn với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Đến 4/2017, Tiki chuyển đổi mô hình sang hình thức marketplace cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành hàng lớn.

  • Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như:
  • TikiNOW Smart Logistics cung cấp dịch vụ logistics đầu-cuối.
  • Ticketbox mang đến dịch vụ vé sự kiện, xem phim hàng đầu.
  • Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26 ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.

Đọc thêm: Cách bán hàng trên Tiki cho người mới bắt đầu

3. Thứ ba, Lazada

Với sự hiện diện tại sáu quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam – Lazada kết nối khu vực rộng lớn và đa dạng này thông qua khả năng công nghệ, hậu cần và thanh toán.

  • Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 là một sàn giao dịch thương mại điện tử, hoạt động theo mô hình marketplace – trung gian trong quá trình mua bán online, cung cấp sản phẩm nhiều ngành hàng khác nhau như: Nội thất, Điện thoại, Máy tính bảng, Thời trang….
  • Năm 2016, Lazada trở thành lá cờ đầu trong khu vực của Tập đoàn Alibaba và được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng công nghệ tốt nhất của Alibaba.
  • Vào tháng 9 năm 2019, Lazada group tuyên bố đây là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á với hơn 50 triệu người mua hàng hoạt động hàng năm.
  • Trong năm 2020 Lazada bắt đầu kết hợp với các KOLs lớn để sử dụng xuyên suốt chiến dịch cả năm.

Đọc thêm: 3 Cách bán hàng hiệu quả trên Lazada trong 2021

4. Thứ tư, Sendo

Sendo – sàn thương mại điện tử đứng sau FPT Online, một tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam. Đây là nơi người bán dễ dàng lập tài khoản để bắt đầu kinh doanh và gia tăng doanh số. Tài khoản Shop Sendo được tạo hoàn toàn miễn phí và không yêu cầu giấy phép đăng ký kinh doanh. Shop có thể sử dụng các dịch vụ gói quảng cáo, tư vấn và các gói khác (có tính phí) để tối ưu doanh số và hiệu quả hiển thị.

III. Cách lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử + template miễn phí

Chỉ cần một trang giấy, bạn có thể xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử chuẩn chỉnh.

Bước 1: Thiết lập bản đồ hành trình khách hàng online

Vì sao phải cần thiết lập bản đồ hành trình khách hàng online cho sản phẩm của bạn? Mục đích là để trả lời các câu hỏi:

Khách hàng: Những ai là khách hàng mục tiêu của bạn và họ muốn gì? Làm sao để khách hàng biết đến của hàng của bạn? Và làm cách nào để họ quay lại?

Bán hàng: Bạn sẽ bán sản phẩm gì? Sẽ giới thiệu chúng cho khách hàng như thế nào?

Dịch vụ bán hàng: Bạn sẽ giải đáp câu hỏi và giải quyết những vấn đề của khách hàng như thế nào?

Khuyến mại: Bạn sẽ xúc tiến bán hàng và dịch vụ thế nào để khuyến khích khách hàng mua hàng?

Thực hiện giao dịch: Bạn sẽ thực hiện đơn đặt hàng, các vấn đề về thuế và đưa sản phẩm ra thị trường cũng như thanh toán như thế nào?

Cung cấp hàng: Bạn sẽ chuyển đơn đặt hàng đến trung tâm cung cấp như thế nào?

Dịch vụ hậu mãi: Bạn sẽ hỗ trợ khách hàng như thế nào sau khi bán hàng?

Dữ liệu marketing và phân tích: Bạn sẽ thu thập thông tin gì về khách hàng, bán hàng và xu hướng quảng bá? Bạn sẽ sử dụng những thông tin đó như thế nào để đưa ra quyết định?

Nhãn hiệu: Bạn sẽ liên lạc với khách hàng như thế nào trong mối tương tác trên nhằm củng cố hình ảnh nhất quán về sản phẩm?

Học viên tại AIM Academy sẽ được hướng dẫn cách sử dụng phễu hoạt động để thiết lập như mẫu dưới đây:

Mẫu thiết lập hành trình khách hàng online thông qua việc sử dụng phễu hoạt động

Bước 2: Thiết lập lịch sự kiện

Những dạng lịch sự kiện:

  • Lịch sự kiện theo tháng trong năm
  • Lịch sự kiện theo tuần trong năm
  • Lịch sự kiện theo ngày

Những nội dung cần lưu ý khi thiết lập lịch sự kiện:

  • Nhóm sự kiện cố định

Ngày nghỉ lễ của Việt Nam

Các dịp lễ quốc tế

Các dịp sự kiện theo mùa

Lễ/sự kiện theo âm lịch

  • Nhóm sự kiện riêng của sàn:

Nhóm cố định: cách mạng mua sắm

Nhóm cập nhật thường xuyên: sự kiện riêng của ngành hàng; các chiến dịch phát sinh mới.

Mẫu lịch sự kiện theo năm và quý
Lịch sự kiện theo năm và quý
Mẫu lịch sự kiện theo tháng và tuần của Lazada và Shopee
Lịch sự kiện theo tháng và tuần
Mẫu lịch sự kiện theo chuỗi sự kiện trùng lặp
Lịch sự kiện trùng lặp

Bước 3: Thiết lập danh mục hạng mục cần làm cho gian hàng

Dưới đây là gợi ý phân bổ theo từng hạng mục cần làm, cho gian hàng kinh doanh từ 1 -3 tháng và tùy vào gian hàng của bạn là mới hay đang kinh doanh:

Gian hàng mới – Phân bổ theo từng mục:

  • Tạo lập, thiết kế, trang trí gian hàng: 30%
  • Quản lý và vận hành gian hàng: 20%
  • Quản lý Chương trình khuyến mãi & Chiến dịch Marketing: 20%
  • Chat và tương tác với khách hàng: 10%
  • Quản lý tài chính: 10%
  • Quản lý dữ liệu và phân tích bán hàng: 10%

Gian hàng đang kinh doanh – Phân bổ theo từng mục:

  • Rà soát, củng cố lại thiết kế gian hàng: 10%
  • Quản lý và vận hành gian hàng: 10%
  • Quản lý Chương trình khuyến mãi & Chiến dịch Marketing: 30%
  • Chat và tương tác với khách hàng: 20%
  • Quản lý tài chính: 10%
  • Quản lý dữ liệu và phân tích bán hàng: 20%

Lý thuyết là một chuyện, bắt tay vào làm thực chiến mới thấy hằng hà sa số những công việc và vấn đề nảy ra trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử.

Vì thế, một khóa học chuyên sâu như khóa học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE sẽ truyền cho bạn các bí kíp kinh doanh đến chiến thuật cụ thể để “chinh phục” các sàn thương mại điện tử phổ biến Lazada, Shopee cùng những nền tảng social khác!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!