Cách làm portfolio "xịn" cho copywriter như thế nào?

Nghe đến portfolio, hẳn nhiều bạn nghĩ “chắc cái đó chỉ dành cho dân thiết kế, kiến trúc,..”thôi. Chứ copywriter á! Chỉ cần đính kèm link vô, chụp lại những bài viết tương tác mạnh là được rồi. Hông phải nha! Portfolio của một copywriter hiện nay cũng phải được “trang hoàng" không kém gì các tay làm về art đâu
Creative Communication

Nội dung bài viết

Nghe đến portfolio, hẳn nhiều bạn nghĩ “chắc cái đó chỉ dành cho dân thiết kế, kiến trúc,..” thôi. Chứ copywriter á! Chỉ cần đính kèm link vô, chụp lại những bài viết tương tác mạnh là được rồi. Hông phải nha! Portfolio của một copywriter hiện nay cũng phải được “trang hoàng” không kém gì các tay làm về art đâu. Vậy…

I. Portfolio là gì? Vì sao cần phải có portfolio?

Portfolio hiểu đơn giản là hồ sơ năng lực – tất cả những gì bạn làm và phản ánh được năng lực của bạn, thì bạn sẽ trình bày lên. Nhưng như thế chưa đủ, bạn còn phải biết cách làm sao để tổ chức portfolio của mình thật chuyên nghiệp và thể hiện được dấu ấn riêng.

Như vậy, một portfolio sáng tạo rất quan trọng khi nhà tuyển dụng, hoặc khách hàng của bạn chỉ có một vài phút để lướt qua giữa hàng ngàn hồ sơ. Bạn đã có những “tác phẩm” để đời rồi thì tại sao không làm cho nó đẹp hơn nữa đúng không? Kể cả khi những sản phẩm của bạn không “high” lắm thì người khác cũng đánh giá cao bạn khi nhìn vào một chiếc portfolio sáng tạo và chỉn chu.

Vậy thì túm lại là, portfolio để người ta thấy mình vừa giỏi lại vừa có khiếu thẩm mỹ, chỉn chu và yêu nghề. Ai mà không thích tuyển những người như vậy đúng không?

Đọc thêm: Khắc Họa Chân Dung Của Copywriter Qua Chiếc CV

II. Portfolio bao gồm những phần nào?

Tuỳ theo hình thức mà bạn chọn là gì, website, file PDF hay video, bạn sẽ có cách phân bổ thông tin phù hợp. Nhưng thông thường, bạn sẽ cần đảm bảo những thông tin sau:

  • Lời giới thiệu về bạn, dịch vụ
  • Sản phẩm chính
  • Dịch vụ của bạn (nếu có)
  • Một số đánh giá của người đã làm cùng bạn nếu có
  • Call to action (kêu gọi hành động: tuyển dụng hoặc mua hàng)
  • Thông tin liên lạc

Một trong những điều quan trọng của portfolio là tính cá nhân hoá – làm sao để người khác có thể cảm nhận được bạn khi nhìn vào portfolio. Vậy hỏi tiếp, tính cá nhân hoá được thể hiện như thế nào?

AIM sẽ lấy ví dụ là bạn ứng tuyển cho vị trí copywriter của một agency nhé:

Bước 1: Xác định những yêu cầu cần có của một copywriter, chủ yếu là: lên ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch quảng cáo, tạo ra các copy, các câu tagline “đi vào hồn người”. Vậy có nghĩa là, ở vị trí này, nhà tuyển dụng cần bạn thể hiện sự sáng tạo idea, thông tin phải khúc chiết (giống như tagline).

Bước 2: Xác định tone & mood của portfolio. Bạn muốn nó mang phong thái nào: tối giản, mạnh mẽ hay sống động? Nếu xác định được tone & mood rồi, bạn đi đến đồng nhất những phần sau:

  • Màu sắc
  • Hình ảnh
  • Font chữ
  • Phong cách viết.

Bước 3: Xác định đâu là những sản phẩm bạn cần trình bày lên. Bạn cần xem lại JD để hiểu rõ hơn về yêu cầu. Sau đó, bạn sẽ định được đâu là điều mà nhà tuyển dụng muốn đọc và nghĩ bạn phù hợp.

Bước 4: Xác định cấu trúc của portfolio và sắp xếp tất cả các thông tin để không tốn nhiều thời gian và sửa đi sửa lại nhiều lần.

Bước 5: Đưa cho người khác xem họ có nhận ra bạn trên portfolio này? Họ cảm nhận được điều gì? Vì quan trọng như đã đề cập, portfolio thể hiện “tính cá nhân hoá”. Nếu người ấy xem và đoán đúng những gì bạn muốn chuyển tải, thì bạn đã đi đúng hướng rồi đấy.

Còn nếu như, bạn “trắng tay” thì có thể làm portfolio được không nhỉ?

Câu trả lời là có nha. Phần quan trọng nhất là những sản phẩm, bạn có thể sẽ thay bằng “case study”. Bạn có thể phân tích những case study mà bạn thích theo tổng thể của một chiến dịch và bạn học được gì từ đó.

Ngoài ra, ngầu hơn nữa. Bạn có thể chọn một sản phẩm bất kỳ hoặc tưởng tượng ra dòng sản phẩm của riêng mình và sau đó, tự lên một chiến dịch đầy đủ. Tại sao không nhỉ?

Không có gì giới hạn được bạn, miễn là bạn yêu thích và quyết tâm theo đuổi nghề. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn lắm đấy!

Chuẩn bị xong hết rồi, bây giờ thì bắt tay vào việc “nấu” một portfolio nha.

III. Công cụ hỗ trợ làm portfolio cho copywriter chuyên nghiệp

Các tay “đánh chữ” thường e sợ những thứ liên quan đến thiết kế, sắp xếp… một tí. Nhưng không sao nha, tất cả bây giờ đã được “easy” hoá hết cả rồi. Ngày xưa, nếu muốn thiết kế, bạn phải dùng đến Photoshop hoặc Ai thì trông mới đẹp, hoặc dựng film phải dùng premiere nhưng giờ thì không cần nhọc công nhiều nữa.

1. Thiết kế portfolio với website

Đã chọn dùng “chữ” làm cần câu cơm thì website là một ngôi nhà tuyệt vời để chứa tất cả “sản vật” của bạn.

Nếu là website, bạn có thể tham khảo một số công cụ sau:

Wix

Thiết kế portfolio với website Wix. Wix được xem là một trong những nền tảng dễ dàng tạo ra một portfolio cho riêng bạn

Được xem là một trong những nền tảng dễ dàng để tạo ra một portfolio cho riêng bạn. Mọi thứ bạn cần là chuẩn bị concept, hình ảnh và copy mà bạn muốn trước. Mọi thao tác rất dễ dàng, không khác gì làm powerpoint cả. Tạo riêng một chiếc portfolio sau bài viết này liền nha.

WordPress

Đây cũng là nền tảng được các writer ưa chuộng, nhưng nhìn chung, wordpress sẽ thiên về viết blog nhiều hơn.

Thiết kế portfolio với website WordPress-nền tảng được các writer ưa chuộng
Thiết kế portfolio với website WordPress-nền tảng được các writer ưa chuộng

Như vậy, chúng ta có thể thấy mỗi tool đều có một thế mạnh riêng, bạn có thể so sánh và lựa chọn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số nền tảng khác như: Squarespace, Clippings.me, Muck Rack, The Freelancer by Contently, Journo Portfolio, Writer’s Residence, Writerfolio…

2. Thiết kế portfolio với định dạng PDF

Bạn có thể dùng Canva hoặc Designbold, chọn template và tùy chỉnh theo cách mà bạn thích. Chỉ như vậy thôi.

Canva

Dùng Canva thiết kế portfolio với định dạng PDF, chỉ cần chọn template và tùy chỉnh theo cách bạn thích
Dùng Canva thiết kế portfolio với định dạng PDF, chỉ cần chọn template và tùy chỉnh theo cách bạn thích

Designbold

Bạn có thể dùng Designbold cho rất nhiều mục đích khác nhau: ảnh, thuyết trình, các bài post mạng xã hội (đã được set khung sẵn) và thậm chí là CV.

Dùng Designbold cho nhiều mục đích khác nhau: ảnh, thuyết trình, và thậm chí là CV
Dùng Designbold cho nhiều mục đích khác nhau: ảnh, thuyết trình, và thậm chí là CV

3. Thiết kế portfolio bằng video

Canva

Ngoài premiere là phần mềm “kinh điển” và đòi hỏi nhiều kỹ thuật, bạn có thể dùng Canva, khá dễ dàng cho bạn. Công việc chính của bạn là chỉ cần sắp xếp, chỉnh sửa mọi thứ cho đúng ý thôi.

Invideo

Đây là một công cụ “đắc lực” cho các bạn không giỏi về làm video nhưng vẫn muốn có các hiệu ứng, chuyển động chuyên nghiệp. Invideo có hàng nghìn template phù hợp với bất kỳ nhu cầu nào của bạn. Nếu dùng video, Invideo khá tối ưu cho bạn. Tham khảo thử nha:

Invideo là một công cụ “đắc lực” cho các bạn không giỏi về làm video nhưng vẫn muốn có hiệu ứng
Invideo là một công cụ “đắc lực” cho các bạn không giỏi về làm video nhưng vẫn muốn có hiệu ứng

Đây là giao diện làm việc của Invideo, khá tối ưu:

Invideo là giao diện làm việc khá tối ưu
Invideo là giao diện làm việc khá tối ưu

Có một hạn chế là nếu bạn muốn gỡ logo của invideo, bạn phải nâng cấp lên tài khoản pro. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn này.

IV. Một số portfolio bạn có thể tham khảo

Kelsey O’Halloran

Portfolio của Kelsey O’Halloran không chỉ đẹp mà còn rõ ràng về phong cách
Portfolio của Kelsey O’Halloran không chỉ đẹp mà còn rõ ràng về phong cách

Bạn có nhìn thấy portfolio của Kelsey không chỉ đẹp mà còn rõ ràng về phong cách, bên cạnh đó, tất cả các thông tin, đề mục quan trọng đều xuất hiện hài hoà.

Bằng một hình ảnh và mô tả ngắn. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn đã có thể “hiểu” được Kelsey một xíu và tìm ra những gì bạn mong đợi.

Bạn có thể dùng dạng “testimonial” – tương tự như review để trang của bạn trở nên tin cậy hơn, nhất là những người có tiếng trong ngành nói về bạn.

Tiếp theo là các dự án cô ấy cho là xuất sắc nhất được xuất hiện lên trên. Cách thể hiện các dự án cũng nên đồng nhất với nhau, như cách cô ấy bỏ lên một màn hình laptop.

Gari Cruze

Gari Cruze là 1 portfolio khá sáng tạo, là một copywriter với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại agency
Gari Cruze là 1 portfolio khá sáng tạo, là một copywriter với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại agency

Đây là 1 portfolio khá sáng tạo. Gari Cruze là một copywriter với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại agency. Khi bạn truy cập portfolio của anh ấy, bạn có thể thấy các dự án nổi bật ngay lập tức, được thể hiện ở dạng lưới thu nhỏ và bắt mắt.

Khi di chuột, bạn có thể thấy Gari đã làm cho nhiều thương hiệu nổi tiếng như Slack, Lyft và thậm chí là cả Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. Là nhà tuyển dụng, hẳn bạn đã bị thu hút rồi đúng không? Hoặc nếu là khách hàng, bạn đã muốn “mua ý tưởng” của Gari ngay.

Mục “Oh yes, they’re talking” là mục khách hàng nói gì về anh ấy, kèm resume, contact và các network bên social media.

“17 random things” nói về những điều ngẫu nhiên về anh ấy – khá thú vị đúng không?

Hẳn là 2 portfolio với đại diện 2 phong cách nổi bật trên đã giúp bạn hình dung hơn về làm portfolio rồi đúng không? Vận dụng tất cả các thông tin mà AIM đã chia sẻ cho bạn để hô biến ra một chiếc portfolio “sang, xịn, mịn” nhé.

Bạn thấy đó, mọi công cụ đều có sẵn và thậm chí là miễn phí. Điều quan trọng là bạn có biết cách làm cho nó mới và khác biệt hay không? Hay nói cách khác, đó chính là “tính cá nhân” hoá. Nếu là một copywriter, giá trị quan trọng nhất sẽ nằm ở ý tưởng. Ý tưởng quyết định cách định hình bạn là ai, như thế nào và thể hiện điều đó ra sao. Cũng như với các chiến dịch quảng cáo, ý tưởng xác định cá tính thương hiệu và khiến cho người dùng thích thú với cá tính đó. Đơn cử như quá trình làm portfolio, nếu bạn không tự xác định một “ý tưởng” riêng cho mình, bạn có thể “lạc lối” trong quá trình làm, hoặc làm xong rồi thì người xem cũng không xác định được bạn đang muốn thể hiện điều gì.

Ý tưởng trong ngành công nghiệp quảng cáo luôn phải giải quyết được một vấn đề nào đó. Thế nên, “dân ngành” mới gọi là “giải pháp sáng tạo”. Nếu bạn vẫn chưa rõ về “nô đùa với con chữ để tạo ra giải pháp”, hãy đến với khóa học CREATIVE IDEAS để “nhào nặn” ý tưởng cùng các Creative Director đầu ngành quảng cáo. Đặc biệt, khi tham gia khóa học, bạn còn được thực hành đồ án tốt nghiệp là sáng tạo ý tưởng cho 1 dự án thương hiệu thực tế, cùng với bằng chứng nhận có giá trị AIM Academy, giúp bạn làm đẹp thêm portfolio.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!