Cách Làm Nổi Bật CV Của Marketing Executive

Chuyên viên Marketing (Marketing Executive) là một công việc đang được "ngắm nghía" rất nhiều từ sinh viên marketing mới ra trường hay là một người ngoài ngành. Hãy tham khảo cách làm nổi vật CV của Marketing Executive để xây dựng một chiến lược "xâm nhập" ngành phù hợp nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Chuyên viên Marketing hay Marketing Executive là một công việc nghe rất quen, nhưng lại không mấy ai hiểu rõ về nhiệm vụ hay vai trò của họ. Bạn là một sinh viên marketing mới ra trường hay là một người ngoài ngành nhưng đang “ngắm nghía” vị trí này, hãy thử xem qua CV của họ xem có giống với những gì bạn tưởng tượng không nhé!

I. Mẫu CV của một Marketing Executive 

Mẫu cv của một marketing executive

II. Marketing Executive là làm gì?

Nếu tra Google, bạn sẽ nhận được những câu trả lời đại loại như “là người kiểm soát, quản lý các mối quan hệ giữa sản phẩm và người tiêu dùng hay khách hàng, tạo nên sự tương đồng giữa sản phẩm và nhu cầu…”
Bạn vẫn chưa hiểu gì cả? Đọc tiếp đây.

Cái tên vị trí đã phần nào nói lên tính chất công việc. Marketing Executive là người thực thi các hoạt động marketing của một doanh nghiệp.

Bạn có thể hình dung Marketing Executive là một đầu mối. Họ sẽ đứng ở giữa:

  • Kho “vũ khí”, phương tiện marketing như content, visual, digital, event, promotion, research…
  • Khách hàng, người tiêu dùng.
  • Bộ phận kinh doanh.
  • Đối tác, đại lý, suppliers, agency thuê ngoài (nếu có).

Họ không phải là người viết content, không phải là người thiết kế hình ảnh, cũng không phải sales… Nhưng họ phải hiểu biết về tất cả các mảng, làm việc với tất cả phòng ban, biết quản lý, đánh giá và phối hợp trơn tru tất cả những hoạt động marketing trong công ty, đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy doanh số.

III. Mục tiêu nghề nghiệp của Marketing Executive

Marketing Executive là vị trí đầu tiên khi bạn bước vào ngành (có những người sẽ trải qua giai đoạn Intern trước đó). Vậy “xong” Executive rồi làm đến gì nữa?

Sau một vài năm trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng ở vị trí Executive, bạn sẽ có khả năng “tiến thân” thành Marketing Manager. Nhiều người hay bị nhầm giữa 2 vị trí này vì họ đều quản lý chung về các hoạt động marketing. Nhưng thực ra thì Executive sẽ làm việc dưới sự kiểm soát của Manager.

Marketing Manager cũng là đầu mối giữa các mối quan hệ giống như Marketing Executive, nhưng ở một mức độ cao hơn, cụ thể:

  • Lên chiến lược, kế hoạch tiếp thị
  • Đề xuất ngân sách tiếp thị, quản lý việc sử dụng ngân sách
  • Quản lý, đào tạo bộ phận marketing
  • Làm việc với Ban Giám đốc, đối tác, khách hàng

Một số công ty lớn còn có vị trí Marketing Director/Head of Marketing, tức là ở bậc cao hơn so với Manage, phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ bộ phận marketing của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Marketing Executive – Chân Dung ‘Lính Mới’

IV. Học vấn của Marketing Executive

Đương nhiên nghe đến vị trí công việc thì bạn đã biết đâu là ngành học thích hợp nhất rồi đúng không? Đó chính là marketing. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều trường Đại học có đào tạo ngành này. Một số ngành khác về kinh tế, quản trị, truyền thông cũng khá phù hợp để bạn tự tin ứng tuyển vào công việc này.
Còn nếu bạn học một ngành khác không liên quan đến marketing cho lắm thì sao?

Đọc bài viết: Học Trái Ngành Có Làm Marketing Được Không? để biết câu trả lời nhé.

V. Kinh nghiệm của Marketing Executive

Vị trí Marketing Executive thường không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm. Có công ty yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm, có công ty chào đón cả fresher. Nếu chưa tự tin với những kĩ năng của mình, sợ còn nhiều bỡ ngỡ, bạn có thể bắt đầu ở vị trí Intern. Khoảng 2-3 tháng thực tập sẽ là khoảng thời gian bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc của mình, được hướng dẫn để trở thành Marketing Executive.

VI. Kỹ năng của Marketing Executive

Content Writer thì phải viết tốt, Designer thì phải vẽ đẹp, Marketing Executive nghe chung chung vậy thì phải có những “món nghề” gì đây?

  • Khéo léo, giao tiếp, thuyết phục tốt

Làm đầu mối chưa bao giờ là dễ cả. Bạn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, từ khách hàng, đối tác đến nhân viên các phòng ban, thuyết phục để họ thực hiện các yêu cầu của mình, tất nhiên là vì mục tiêu chung.

  • Khả năng trình bày vấn đề

Bạn là người phối hợp các khâu, các bộ phận với nhau, nên khả năng truyền đạt của bạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Lưu ý đến khả năng trình bày bằng lời nói và chữ viết, đảm bảo các bên không hiểu sai ý nhau.

  • Lên kế hoạch, quản lý thời gian

Nếu các bộ phận cứ ai lo làm việc nấy thì các bánh răng sẽ bị trật nhau ngay. Marketing Executive phải là người lên kế hoạch, quản lý thời gian không chỉ cho mình mà còn cho cả team, đảm bảo tiến độ thực hiện.

  • Đánh giá, phân tích

Bạn phải liên tục đánh giá hiệu quả chương trình, chiến dịch, hoạt động để đưa ra những kế hoạch, chiến lược tiếp theo.

  • Quản lý ngân sách

Chi bao nhiêu tiền cho việc gì, làm sao để sử dụng ngân sách tiếp thị tiết kiệm nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất cũng là một trong những nhiệm vụ của Marketing Executive.

VII. Chứng chỉ của Marketing Executive

Hầu hết các công ty đều yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học văn phòng cho vị trí này. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc trau dồi kiến thức về nghề, ban có thể tìm hiểu rất nhiều tài liệu nước ngoài giá trị. Bên cạnh đó, bạn có thể học và kiếm thêm một chứng chỉ của một khóa học Marketing ngắn hạn như khoá học HANDS-ON MARKETING.

Những bạn trái ngành thì khóa học này hết sức cần thiết để lấp đầy những lỗ hổng về kiến thức trước khi bạn dấn thân vào nghề. Còn những bạn vốn học Marketing nhưng lại thấy chơi vơi giữa kiến thức và thực tế, hãy tham gia để được hệ thống lại kiến thức và cách áp dụng trong môi trường thực chiến là như thế nào.

Marketing Executive là một công việc năng động, thú vị và thu hút nhiều bạn trẻ. Bạn sẽ phải đối diện với nhiều áp lực, thách thức, nhưng bạn cũng sẽ không sợ công việc bị nhàm chán hay bản thân trở nên thụ động. Bạn có sẵn sàng thử chưa? 

Đăng ký ngay để nhận được những tư vấn đúng nhu cầu của bạn.