Khi Bạn Ngừng Đặt Câu Hỏi, Đó Là Khi Bạn Không Thể Phát Triển Được Nữa!

Career Mentoring là chương trình “tham mưu” nghề nghiệp dành riêng cho học viên tại AIM Academy. Với mô hình 1 mentor sẽ “chăm sóc” 3 – 5 mentee, bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp tường tận những trăn trở nghề nghiệp từ việc định hướng bản thân, hướng dẫn chuyên môn đến làm quen môi trường công sở.
Marketing Management

Nội dung bài viết

“Khi bạn ngừng question về cuộc sống và công việc của bạn, đó lúc đó là mình đã bắt đầu ‘lão hoá’ rồi”Đây chính là chia sẻ thú vị của chị Thuỳ Nhung, Senior Brand Manager, Johnson & Johnson Vietnam sau 9 năm gắn bó với ngành Marketing & Communication trong buổi ‘tham mưu’ nghề nghiệp số 2 tại AIM.

Đem tới sự góc nhìn thú vị và hữu ích vào buổi sáng thứ 7, chị Nhung đã giúp 3 AIMer nhìn kỹ hơn, nghĩ sâu hơn về việc đặt mục tiêu nghề nghiệp cũng như cách để ‘chạm tay’ vào mục tiêu đáng mơ ước.

Bài viết này, AIM xin gửi tới bạn những chia sẻ ‘đắt giá’ nhất để bạn thoát khỏi tình trạng ‘rối như tơ vò’ khi lên kế hoạch phát triển cho chính bản thân mình. Đừng quên để lại email tại website AIM Academy để nhận được bài viết về chủ đề nóng hổi hàng tuần nhé!

I. Hiểu rõ ai mới thực sự là khách hàng của mình

Đây lời khuyên chị dành cho mentee đầu tiên của bạn Phạm Ngọc Anh, học viên lớp Hands-on Marketing tại AIM.

Làm việc trong ngành xuất khẩu thực phẩm, Ngọc Anh muốn biết cách quảng bá sản phẩm ra thị trường mà trước hết là khu vực Châu Á. Mối băn khoăn lớn nhất của bạn chính là một kế hoạch marketing dài hạn hướng tới nhà nhập khẩu nước ngoài.

Sau khi hiểu rõ được background và mong muốn của bạn, chị Nhung có gợi ý rằng bạn cần “phân biệt rõ marketing cho B2B và B2C, công việc của một marketer và một trader”.

Bởi vì chỉ khi phân biệt rõ, bạn mới có thể biết được đối tượng chính xác mà mình cần phải thuyết phục là ai, tâm tư tình cảm của họ thế nào, và tìm họ ở đâu.

Hiểu rõ kênh kinh doanh để xác định ai mới thực sự là khách hàng của mình

Khi làm trader – người kết nối giữa supplier và buyer thì đối tượng chính của Ngọc Anh sẽ là những đại lý, những nhà phân phối chứ không phải consumer – người tiêu dùng cuối cùng, trực tiếp sử dụng những sản phẩm của bạn.

Là một nhà bán lẻ có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, điều họ quan tâm sẽ là giá, chiết khấu, nguồn gốc chất lượng, phân phối, kho bãi và logistic để làm sao hàng hoá được chuyển tới nơi vẫn còn chất lượng…

Ngược lại, là một marketer, đối tượng mà bạn cần thấu hiểu lại chính là người dùng cuối cùng (consumer). Ví dụ bằng chính ngành hàng của mình, chị Nhung chỉ ra rằng target audience của chị là các bà mẹ và bé, thì dù sản phẩm có thay đổi nhưng đối tượng của chị không đổi.

Và việc của marketer như chị, lúc này không còn là giá, chiết khấu hay lưu kho bãi nữa mà sẽ là bà mẹ sắp có con thì lo gì, có em bé dưới 3 tuổi thì cần điều gì, có bé đi học thì ra sao?…

Insight của 2 đối tượng này là hoàn toàn khác nhau và từ đó, cách tiếp cận của marketer cũng là khác nhau. Ngọc Anh cần tìm được chính xác đối tượng để ‘nói chuyện’ thì mới có kế hoạch marketing đúng hướng.

“Cuộc đời của mình, nếu nay theo ngành hàng này, mai theo ngành hàng khác thì em sẽ không sự hiểu sâu về người tiêu dùng cuối, mà nếu không hiểu sâu thì làm không thể làm marketing được”

Sau khi ‘bắt sóng’ được đối tượng của mình, bạn nên ‘lân la’ trên các diễn đàn, thăm dò đặc điểm thị trường, ngành hàng, người mua hàng (đại lý, nhà bán lẻ) để có hướng tiếp cận phù hợp. Lấy ví dụ từ chính kinh nghiệm làm việc với trader của chị, Ngọc Anh nên đặt mình vào vị trí của một nhà bán lẻ muốn nhập khẩu hàng hoá để đặt câu hỏi một cách thông minh.

Thông minh tức là có những cái đơn giản mình tự tìm được thông tin thì mình phải chủ động tìm. Tự tìm hiểu đến khi nào không giải được thì mới đi hỏi tiếp người khác.

Và chị Nhung tin rằng: “những người lười và không hiểu về cái mình làm mới ngại trả lời những câu hỏi thông minh. Đối với buyer, họ sẽ thích làm việc với người đặt câu hỏi thông minh vì họ biết em nghiêm túc trong chuyện mua bán với họ”.

II. Làm gì khi kinh nghiệm ‘mỏng’?

 ít kinh nghiệm thì tận dụng kiến thức, hiểu biết về người tiêu dùng của ngành thực phẩm để lựa chọn

Làm sao để giải quyết câu hỏi ‘chưa có kinh nghiệm’?

“Em thích công ty này lắm mà em chưa có kinh nghiệm” hay “kinh nghiệm của em không có liên quan”…

Có bao giờ bạn rơi vào tình huống này không? Nếu có, hãy yên tâm rằng bạn đang có mối băn khoăn giống hệt bạn Nguyễn Cúc Phương, học viên lớp Brand Management Excellence tại AIM, đồng thời cũng là Brand Manager, Annam Group.

Đóng vai trò ‘chị đại’ khi là mentee có nhiều kinh nghiệm nhất trong buổi Career Mentoring tại AIM Academy, Cúc Phương cũng đang vô cùng băn khoăn trước quyết định chuyển sang FMCG trong khi kinh nghiệm của bạn lại thiên về trade.

Làm thế nào khi kinh nghiệm làm brand management khá mỏng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại các ông lớn FMCG vốn có chỉ số đào thải cao ngất trời?

Chị Nhung đã vạch ra 3 bước cơ bản để các bạn có thể tìm được công ty yêu thích đó là:

#1 Đưa hết những công ty trong tầm ngắm vào danh sách.

#2 Lựa chọn công ty dựa trên kinh nghiệm làm việc có liên quan nhất.

#3 Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những dự án, bằng ‘quality of work’ cũ của bạn.

tips chọn công ty trong ngành để làm việc

Trong trường hợp của Phương, chị Nhung nghĩ rằng nên tận dụng kiến thức, hiểu biết về người tiêu dùng của ngành thực phẩm để lựa chọn. Bởi vì, dù bạn làm marketing cho sản phẩm dầu ăn hay bơ nhập khẩu, hiểu biết về người tiêu dùng cuối vẫn rất hữu dụng.

Và để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn nên dùng chính dự án thật mà mình đã làm. Đó có thể là số sale, tỷ lệ tăng của độ phủ hàng hay kinh nghiệm tổ chức một event thành công… Chính những ‘quality of work’ cho nhà tuyển dụng thấy mức độ ảnh hưởng của bạn lên business của công ty và đây chắc chắn sẽ là điểm cộng rất lớn.

Từ kinh nghiệm chuyển ngành ngoạn mục của mình, chị chia sẻ thêm rằng đối với một công ty nước ngoài, khi quyết định mở văn phòng tại Việt Nam, việc thuê nhân sự sẽ tốn một chi phí không nhỏ. Và khi họ xét thấy lợi nhuận đem về chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra, họ sẽ đẩy việc marketing cho sản phẩm tại thị trường Việt Nam cho nhà phân phối.

Lúc này, cũng cùng một chức danh là brand manager, nhưng công việc và mức lương của bạn sẽ khác với một brand manager của một công ty có chiến lược marketing tại Việt Nam.

III. Bắt đầu từ thấp đến cao

Kết luận này được đưa ra từ mối lăn tăn của bạn gái có tên dễ thương Tăng Tiểu Bình về vấn đề đổi ngành và cả nghề. Hiện tại, cô bạn đang làm việc tại phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) của một công ty có tiếng trong ngành FMCG. Bạn rất yêu thích ngành làm đẹp và có định hướng chuyển qua marketing vì nghĩ rằng đây là một công việc thú vị.

Với tấm bằng về kỹ thuật hoá học, làm sao để Bình có thể phát triển trong thế giới mà bạn chưa có nhiều cơ hội cọ xát?

Trước khi giúp bạn tìm ra câu trả lời, chị Nhung đã làm rõ hơn thế giới marketing màu hồng trong mắt các bạn trẻ, chị ‘đính chính’ ngay:

“Các bạn cứ nghĩ marketing là sáng tạo năng động. Nhưng đó chỉ là 30% câu chuyện thôi, 70% còn lại là địa ngục khổ đau. Đó là chuyện doanh số, lời lỗ. Là bài toán bán ở đâu, bán thế nào, nhập hàng ra sao, giá bao nhiêu là tốt, đăng ký sản phẩm thế nào?… Cái khúc chạy chiến dịch này chiến dịch kia trên báo đài, trên digital thì vui đó, nhưng chưa phải tất cả đâu”.

marketing trong thực tế được nhìn nhận như thế nào để thiết lập mindset làm ngành

Với câu hỏi của Bình, chị Nhung khuyên bạn hãy tìm kiếm vị trí Marketing Executive tại những công ty phân phối các sản phẩm trong ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam. Với vị trí này, chị nghĩ rằng chỉ cần bạn chịu khó, có khả năng quản lý thời gian, làm việc theo team… là có thể được nhận.

Bên cạnh đó, chị cũng lưu ý rằng dù bạn làm việc với mục đích học hỏi thì ở công ty, bạn cũng phải làm hết mình, học hỏi thật là nhiều. Đừng vì lý do ‘mình sẽ ra khỏi đây sớm thôi’ mà lơ là. Bởi vì đây là lúc bạn xây dựng cái ‘quality of work’ – thứ để bạn lôi ra, đặt lên bàn để nói chuyện khi ứng tuyển các vị trí cao hơn.

IV. Con đường đi phụ thuộc vào điểm đến

Bạn không thể cắm cúi chạy khi bạn không biết đích đến. Quan trọng hơn, bạn lại càng không nên lao đầu vào việc chạy tới đích khi cái đích đó chưa chắc đã phù hợp với bạn.

Con đường phát triển trong ngành phụ thuộc vào điểm đến phù hợp với bạn

‘Bắn tùm lum’ là điều rất hay xảy ra ở các bạn mới khi các bạn chưa có sự tìm hiểu kỹ về ngành cũng như xác định được thiên hướng (nature) của bản thân.

Ví dụ như trường hợp của bạn Tiểu Bình. Mặc dù muốn theo ngành marketing trong lĩnh vực mỹ phẩm, qua sự ‘điều tra’ kỹ lưỡng của chị Nhung, điều ‘kích hoạt’ sự phấn khởi và vui thích của Bình lại chẳng phải là những chiến dịch truyền thông hoành tráng hay những công cụ social marketing đang làm mưa làm gí trên thị trường. Ngược lại, cô nàng lại tỏ ra đặc biệt thích thú với công việc thiên về tối ưu quy trình, tối ưu cách thức vận hành của công ty.

Có lẽ vì hiểu rõ đặc thù ‘nhìn đông bắn tây’ của các bạn mới nên chị Nhung đã chuẩn bị sẵn 4 câu hỏi để giúp các bạn tìm được hướng đi phù hợp với mình. Đó chính là:

  • What is your biggest concern that needs a mentor now?
  • Is this the first time you’re facing this concern? If not, what did you do in previous experiments?
  • What is your plan to overcome that? Whatever option/ possibility are counted, just share your initial thoughts?
  • What is your best-motivated project that you did perform and proudly to share? (or simply, what you can do best) Please be specific on timing & data.

Cùng lấy giấy bút và trả lời những câu hỏi này để biết chắc rằng điều bạn muốn thực sự phù hợp với khả năng và sở thích cuả bạn nhé.

Career Mentoring là chương trình “tham mưu” nghề nghiệp dành riêng cho học viên tại AIM Academy. Với mô hình 1 mentor sẽ “chăm sóc” 3 – 5 mentee, bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp tường tận những trăn trở nghề nghiệp từ việc định hướng bản thân, hướng dẫn chuyên môn đến làm quen môi trường công sở. 

Bạn chưa biết mình sẽ làm vị trí nào trong ngành marketing rộng lớn, bạn hãy Điền Form Đăng Ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!