Làm sao để khiến khán giả "trầm trồ" về webinar của bạn?

Với webinar, bạn không thể nắm bắt tâm lý khán giả như những offline seminar. Thậm chí, họ có thể nghe bạn nói trong lúc rửa chén bát hoặc nấu ăn… Vậy đâu là cách để bạn tổ chức một webinar hấp dẫn, khiến khán giả phải trầm trồ về nội dung bạn tạo ra. Và quan trọng hơn là Webinar đem về nguồn data tiềm năng cho team kinh doanh để gia tăng doanh số công ty. Không khó đâu, hãy tìm hiểu cùng AIM Academy nha!
Creative Communication

Nội dung bài viết

Với webinar, bạn không thể nắm bắt tâm lý khán giả như những offline seminar. Thậm chí, họ có thể nghe bạn nói trong lúc rửa chén bát hoặc nấu ăn… Vậy đâu là cách để bạn tổ chức một webinar hấp dẫn, khiến khán giả phải trầm trồ về nội dung bạn tạo ra. Và quan trọng hơn là webinar đem về nguồn data tiềm năng cho team kinh doanh để gia tăng doanh số công ty. Không khó đâu, hãy tìm hiểu cùng AIM Academy nha! 

I. Cách chọn chủ đề thu hút khán giả

Hội thảo online – webinar đã phổ biến đến mức gây “nhiễu” trên mạng xã hội, nhất là trong thời gian làm việc tại nhà như hiện nay. Do đó nhiệm vụ của bạn là phải chọn một chủ đề “đốn tim” người tiêu dùng. Nghĩa là, nó phải đánh trúng vào “thót” của họ ngay từ lần đầu đọc được. Ngày nay, mục tiêu chính của hội thảo thường là chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số. Nên việc tìm nội dung không phải là “cuộc động não” nội bộ của team marketing nữa, hãy cho phòng sale tham gia cùng, vì chính họ là người tiếp xúc với khách hàng thường ngày. 

1. Những câu hỏi bạn có thể sử dụng để brainstorm nội bộ 

  • Khách hàng có thể “mắc kẹt” trong vấn đề nào? 
  • Chúng ta am hiểu nhất ở lĩnh vực nào? 
  • Chúng ta thích nói về điều gì nhất?
  • Trong 60 phút, chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề nào? 

Sau khi chọn được một chủ đề bao quát, bạn sẽ bắt đầu đi vào một số chủ đề phụ. Hoặc có thể tìm thêm những “ngách” nào khác mà bạn nghĩ là có thể nói lên dịch vụ của bạn tốt nhất. 

2. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở đâu? 

Khách hàng hiện tại: Những khách hàng trung thành của bạn đã hiểu vấn đề mà bạn đã giải quyết cho họ và tin tưởng. Cho nên, hãy hỏi họ những thách thức nào mà giải pháp của bạn đã giúp họ vượt qua và tại sao họ quyết định hợp tác kinh doanh với bạn ngay từ đầu.

Khách hàng tiềm năng tương tác với bạn nhiều nhất: Khách hàng tiềm năng tương tác nhiều nhất của bạn là những người đang sử dụng nội dung của bạn một cách thường xuyên. Họ đã tương tác, nhưng lại chưa tham gia vào chu kỳ bán hàng. Hỏi họ những điều mà họ đang “băn khoăn” để họ quyết định “fall in love” với thương hiệu của bạn. Đừng quên hỏi về chủ đề nào sẽ khiến họ tham dự hội thảo trên web.

Email khảo sát: Từ form đăng ký hoặc khảo sát, bạn có thể thu thập được mong muốn, ý kiến của khách hàng qua các câu hỏi sắc bén. đừng quên tập trung vào phần này nhé. 

Dữ liệu từ nội dung của riêng bạn: Và cuối cùng, dữ liệu bạn có sẽ là thứ “nói chuyện” với bạn rất hiệu quả vì nó đa chiều, đầy đủ và trong thời gian dài. Hãy sử dụng cả những source trong và ngoài “nhà” bạn đã tạo ra những loại nội dung “giết người” nhất. 

II. Những dạng hội thảo nào bạn có thể chọn? 

Bây giờ bạn đã có một chủ đề, bạn cần quyết định định dạng hội thảo trên web của mình. Có rất nhiều để lựa chọn. Mục yêu thích của chúng tôi:

1. Dùng case study điển hình 

Thực tế luôn hấp dẫn và khiến người ta dễ tin nhất. Đơn giản của việc dùng case study đó là bạn mượn câu chuyện của khách hàng để thuyết phục và tăng độ tin cậy. Một tâm lý điển hình như, khách hàng tiềm năng sẽ muốn biết đồng nghiệp họ vượt qua những trở ngại tương tự như thế nào, mọi thứ được triển khai và kết quả ra sao. Việc để khách hàng chia sẻ trải nghiệm của mình trên webinar chứng tỏ rằng họ là những người ủng hộ, hào hứng với kết quả mà bạn mang lại cho họ. Người tham dự sẽ đồng cảm với việc này hơn là chính miệng bạn nói về “thành tựu” của mình. 

2. Thảo luận cùng chuyên gia

Một cách khác là bạn có thể để “team nội bộ” thực hiện hoặc mời các chuyên gia trong ngành đến để thảo luận về chủ đề hội thảo. Chất lượng của hội thảo lúc này sẽ phụ thuộc vào phần nhiều chuyên gia của bạn để tạo độ tin tưởng. Như cách “đứng trên vai người khổng lồ”. 

Tuy nhiên, các chuyên gia thường có xu hướng nói về chuyện “chuyên môn” rất nhiều, thiếu tính hài hước và giao tiếp với khán giả. Cho nên MC chương trình nên là người khéo léo và biết dẫn dắt vấn đề. Đồng thời, người làm kịch bản phải làm sao để giới thiệu sản phẩm của bạn “thật khéo léo” trong lời nói của các chuyên gia. 

3. Cung cấp thông tin giá trị, hướng dẫn và giới thiệu sản phẩm

Format này khá tốt nếu bạn có phiên bản premium của sản phẩm hoặc các đặc tính mới, phức tạp sản phẩm. 

BuzzSumo có cách tiếp cận như thế này khá hiệu quả, tiến hành hội thảo trên web thường xuyên để giúp người dùng khai thác tối đa phần mềm của họ. Họ cũng chạy chúng bất cứ khi nào một tính năng mới hoạt động. 

III. Làm thế nào để giữ chân khách hàng của bạn? 

Khiến họ đăng ký là một thách thức, khuyến khích họ gắn bó đến cùng còn khó hơn. Không phải mọi người tham dự đều sẽ trở thành người mua hàng. Nhưng bạn có thể mang lại đủ giá trị để họ nhớ đến bạn và trở thành những người hâm mộ cuồng nhiệt nội dung của bạn.

1. Thu hút bằng cách kể chuyện

Hãy cân nhắc việc bắt đầu hội thảo của bạn bằng một câu chuyện. Tạo một câu chuyện dẫn dắt khách hàng và đi đến những tính năng giá trị mà dịch bạn sẽ cung cấp. Nếu bạn còn hoài nghi, hãy xem ví dụ sau: 

Alex Turnbull của Groove A / B đã thử nghiệm hai phiên bản khác nhau của bài đăng trên blog của mình. Một cái bắt đầu bằng một câu chuyện và một cái đi thẳng vào nội dung.

Bài đăng có câu chuyện có thêm 300% người xem toàn bộ bài đăng và thời gian trung bình trên trang cao hơn năm lần so với phiên bản không có câu chuyện. 

Tạo một câu chuyện để giữ chân khách hàng và đi đến những tính năng giá trị mà dịch vụ bạn sẽ cung cấp

2. Thúc đẩy khách hàng tương tác nhiều hơn

Để thu hút khán giả tham gia nhiều hơn, hãy thử phát triển webinar bằng format “Q&A”. Sau khi bạn đã đề cập đến một chủ đề cụ thể, hãy để khách hàng đặt câu hỏi thay vì để nội dung đi hết rồi mới đến phần hỏi đáp. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn, đồng thời, gia tăng thêm sự tương tác. Vì khi lượng nội dung quá nhiều, có thể họ sẽ không có khả năng tóm gọn ý hoặc nhớ được câu hỏi mà mình cần hỏi. 

Có thể tạo ra các minigame nho nhỏ có quà (phần quà thường là phiếu mua hàng, giảm giá), “một công đôi việc” phải không nào? 

3. Biến mọi thứ trở nên trực quan hơn

Đừng dùng những slide chữ toàn chữ để nói chuyện với khán giả qua màn hình bạn nhé. Hãy biến mọi thứ trở nên gọn gàng, trực quan, sinh động hơn. Sử dụng hình ảnh, video, gif, thống kê sẽ khiến mọi thứ “dễ thở” hơn. 

4. Sử dụng dữ liệu của bên thứ ba

Với Google, bạn có thể tìm thấy số liệu thống kê về hầu như bất kỳ chủ đề nào. Việc sử dụng dữ liệu từ nguồn thứ 3 uy tín sẽ tạo độ tin tưởng cho bạn. Nhưng đừng quá nhiều, chỉ nên một hoặc hai điểm dữ liệu chính mà bạn muốn khán giả nhớ về bạn. 

IV. Làm cách nào để lên nội dung kịch bản hiệu quả? 

Khi đã có tất cả nội dung, việc bây giờ là bạn cần tổ chức nó sao cho đẹp mắt. Bạn có thể quảng bá trên các kênh own hoặc paid media với cách thể hiện ấn tượng ấn cùng nhiều angel (ngách nội dung) khác nhau, nhưng tất cả data chỉ về một trang đích. Bạn cũng có thể dùng ladipage để tổ chức thông tin rõ ràng và đẹp mắt hơn. Nếu website của bạn đủ ấn tượng thì đó cũng là một gợi ý hay. 

1. Dàn ý và kịch bản

Một phác thảo kịch bản có thể như thế này: 

  • Giới thiệu ngắn gọn
  • Đặt vấn đề bằng câu chuyện để thu hút khán giả
  • Ba đến năm chủ đề phụ để mang lại giá trị (có thể xen minigame giữa các phần) 
  • Kêu gọi hành động
  • Thảo luận: hỏi & đáp

Cuối cùng, đã đến lúc viết kịch bản của bạn. Bạn có thể viết một kịch bản chi tiết hoặc một kịch bản với những gạch đầu dòng ngắn để đảm bảo tính tự nhiên và đúng hướng. 

2. Kêu gọi hành động

Mục tiêu cuối cùng của hội thảo trên web của bạn là bán hàng. Vì vậy, một phần của hội thảo trên web của bạn nên được dành cho quảng cáo. Tùy thuộc vào đối tượng cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, quảng cáo sản phẩm của bạn có thể ngắn vừa đủ để khán giả vừa nhận được giá trị, vừa không tốn nhiều thời gian. 

Một trong những điều quan trọng là bạn hãy tạo một ưu đãi dành riêng cho những người tham dự hội thảo trên web của bạn để cảm ơn họ đã dành thời gian và sự chú ý. Chẳng hạn như: 

  • Giảm giá cho sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Dùng thử (hiệu quả đối với các dịch vụ online) 
  • Voucher mua hàng
  • Trở thành thành viên premium 
  • Ưu đãi các dịch vụ bảo trì, hậu mãi nếu sử dụng dịch vụ. 

Đặc biệt, nên có khuyến mãi shock nếu như đặt hàng ngay trong hội thảo để thúc đẩy người dùng quyết định ngay. 

Đọc thêm: Cách xây dựng một kịch bản livestream hấp dẫn

V. Cách quảng bá webinar

1. Thiết lập trang đích

Tất cả bài đăng nên được điều hướng về một trang đích dù là own hay paid media. Những thông tin cơ bản như tên, email cần được đảm bảo, ngoài ra là một số câu hỏi để khai thác người dùng của bạn như đã nếu. 

Trang giới thiệu hội thảo của bạn nên bao gồm: 

Tiêu đề: Tóm tắt các về giá trị mà hội thảo sẽ đem lại cho người dùng một cách ngắn gọn, hấp dẫn. 

Bios: Bao gồm thông tin những người trình bày, lưu ý nên để những title làm việc liên quan (tại các nơi lớn càng tốt), cùng những kinh nghiệm nổi bật mà họ đạt được. 

Chủ đề chính: Giải thích ngắn gọn về chủ đề, bao gồm những gì họ sẽ học được khi tham dự. 

Trong phần chủ đề này, hãy nhấn mạnh những giá trị hấp dẫn mà họ sẽ học được. Chẳng hạn như: “Bạn sẽ nắm gọn cách quản trị thương hiệu trong ngắn và dài hạn từ chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành”. 

Quyền lợi thực tế: Đề cập đến quyền lợi lớn nếu họ tham gia hội thảo như được khuyến mãi 50% trên mỗi sản phẩm, voucher 200 nghìn cho mỗi thành viên… 

2. Tạo chuỗi email 

Trước khi phát đi thông tin, bạn phải phải lên chiến lược tiếp thị qua email như thế nào là thông minh. Một số step mà bạn có thể thực hiện như: 

  • Email thông báo xác nhận 
  • Email mô tả kỹ lưỡng về các diễn giả
  • Email gợi mở về sự liên quan của đề tài webinar trong công việc về đời sống 
  • Email nhắc nhở sắp đến chương trình 
  • Email cảm ơn. 

Trong mỗi email cũng cần bao gồm các thông tin cơ bản như trong link đăng ký để người dùng càng củng cố hơn về khả năng tham gia của họ. 

Ngoài ra, các kênh own media (media của doanh nghiệp bạn) như Facebook, Instagram, Linkedin… cũng là một kênh để quảng bá webinar hiệu quả. Bạn nên chọn nhiều ngách nội dung, cách thể hiện thú vị để thu hút người đăng ký về trang đích cuối. 

3. Tiếp thị nội dung sau webinar 

Hãy tạo nên hình ảnh một webinar thành công và khiến những người tham gia khác có vẻ “tiếc nuối” để lần sau, họ không bỏ lỡ nữa. Vì là webinar, nên bạn có thể đăng tải lại video hội thảo đã qua chỉnh sửa và dùng nó như một chất liệu tiếp thị trên social media. 

Để không “đóng băng” trong thời kì giãn cách, các hoạt động tổ chức sự kiện phải linh hoạt thay đổi để chuyển mình sang môi trường online. Thói quen tham gia các sự kiện trực tuyến rất có thể sẽ duy trì ngay cả khi cuộc sống đã trở lại giai đoạn bình thường.

Trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhiều nhãn hàng sẽ lại tập trung vào sự kiện và các hoạt động kích hoạt thương hiệu. Nếu bạn là người đam mê lĩnh vực này và muốn trở thành một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tham gia ngay khoá học EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT tại AIM.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!

Registration