Brainstorming không đơn giản chỉ là ngồi xuống và suy nghĩ. Nếu không biết cách “động não”, bạn sẽ quẩn quanh trong những suy nghĩ lan man. Hoặc tệ hơn, rơi vào “creative block” ngay trước khi sáng tạo. Do đó, AIM sẽ giúp bạn nắm được bản chất cũng như cách thực hiện brainstorm hiệu quả nhất. Chú ý theo dõi đến cuối nhé!
Brainstorm là gì?
Brainstorm là phương pháp động não để đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Phương pháp này khuyến khích đề xuất nhiều ý tưởng, dù ý tưởng đó có phi thực tế. Cụm từ này được tạo ra bởi Alex Faickney Osborn và xuất hiện đầu tiên vào năm 1984.
Phương pháp brainstorm có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ kinh doanh, marketing, giáo dục đến giải trí. Điều quan trọng là tạo ra một môi trường thoải mái để mọi người tự do bày tỏ ý tưởng. Brainstorm giúp các nhóm làm việc cùng nhau một cách sáng tạo, tận dụng sự đa dạng về ý tưởng và góc nhìn của từng thành viên. Đây cũng là cách phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và tinh thần làm việc nhóm.
Brainstorm trong Marketing & Communication
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến brainstorm trong môi trường Marketing & Communication. Cụ thể là trong quá trình sản xuất ý tưởng cho chiến dịch. Đối với lĩnh vực sáng tạo như marketing, brainstorm gần như là quy trình bắt buộc nhằm:
- Xây dựng ý tưởng lớn (big idea), concept, triển khai,…
- Giải quyết khó khăn và đưa ra những đáp án cho vấn đề đang gặp phải.
- Thẩm định và điều chỉnh, cải thiện sản phẩm hay các ấn phẩm truyền thông như bài viết, video,…
- Giúp tạo ra những bài viết mang giá trị và có tính chia sẻ.
Quy trình brainstorming hiệu quả
Để kỹ thuật brainstorm hiệu quả, bạn cần hiểu rõ:
1. Hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ
Trước khi bắt đầu brainstorming, bạn cần hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây là yêu cầu bắt buộc của người trong ngành. Khi hiểu rõ về những gì bạn đang rao bán:
- Bạn sẽ có ý tưởng sáng tạo phù hợp với giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ
- Bạn biết thương hiệu của mình khác biệt ra sao so với đối thủ
- Bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ “over-promised” (hứa hẹn quá đà về lợi ích)
- Bạn đã sở hữu kho tàng insight (product insight, market insight, brand insight,…) ngay trước khi bắt đầu brainstorm.
2. Hiểu rõ đối tượng
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu giúp bạn dễ dàng xác định những vấn đề mà họ đang gặp phải và mang đến các giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc thấu hiểu tường tận sẽ là bất khả thi. Vậy nên, dưới đây là 3 yếu tố cơ bản nhất bạn cần chuẩn bị trước khi brainstorming:
- Độ tuổi/giai đoạn: Họ đang ở giai đoạn hoặc độ tuổi nào của cuộc đời?
- Điều quan trọng nhất: Ở giai đoạn này, điều gì quan trọng nhất đối với họ?
- Nhu cầu: Họ cần gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Việc xác định chân dung khách hàng (customer persona) cũng rất quan trọng. Chân dung khách hàng giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về khách hàng lý tưởng của mình, từ đó có thể tạo ra các chiến lược marketing và sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu và mong muốn của họ.
3. Xác định vấn đề
Xác định vấn đề một cách rõ ràng sẽ giúp buổi brainstorm tập trung và hiệu quả hơn. Bạn nên thảo luận với đội ngũ của mình về các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra những câu hỏi cụ thể để xác định chúng.
- Chướng ngại sử dụng sản phẩm/dịch vụ: Điều gì ngăn cản họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ?
- Ảnh hưởng của vấn đề: Vấn đề này ảnh hưởng đến họ như thế nào?
- USP/Lợi ích của sản phẩm: Sản phẩm của chúng ta có USP hoặc lợi ích gì mà họ cần?
Để làm rõ vấn đề, bạn có thể sử dụng kỹ thuật 5 Whys (5 câu hỏi “Tại sao”). Kỹ thuật này giúp bạn đào sâu vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bằng cách hỏi “tại sao” nhiều lần cho đến khi tìm ra nguyên nhân cốt lõi.
4. Nắm bắt insight
Nắm bắt insight từ khách hàng là chìa khóa để đưa ra những ý tưởng sáng tạo và hiệu quả. Insight có thể đến từ những cảm nhận, nhu cầu tiềm ẩn hoặc các hành vi mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, để hiệu quả mang lại tối đa, đây là 2 loại cơ bản nhất giúp bạn chọn lọc insight trong quá trình brainstorming:
- Insight giải quyết vấn đề: Insight nào giúp giải quyết vấn đề?
- Insight truyền đạt USP/lợi ích: Insight nào giúp truyền đạt USP hoặc lợi ích một cách có ý nghĩa?
Insight chất lượng thường đến từ việc quan sát và lắng nghe khách hàng trong ngữ cảnh tự nhiên của họ. Bạn có thể thực hiện các chuyến thăm thực tế, phỏng vấn sâu hoặc thậm chí tham gia vào các hoạt động hàng ngày của khách hàng để hiểu rõ hơn về họ.
Đọc thêm: Insight là gì? 3 cách định nghĩa về insight
Mẹo làm chủ kỹ thuật brainstorming
Để làm chủ kỹ thuật brainstorm, bạn có thể áp dụng các tips sau:
Tip 1: Luôn bắt đầu từ vấn đề
- Khoanh vùng chủ đề/vấn đề: Hãy xem xét việc khoanh vùng chủ đề hoặc vấn đề, đồng thời thiết lập những giới hạn cần thiết về ngân sách, thời gian, mục tiêu, và vấn đề.
- Thiết lập giới hạn cần thiết: Điều này sẽ giúp buổi brainstorming đi đúng hướng và mang đến sự tối ưu về “chất xám”.
- Ưu tiên tính hữu dụng: Hãy ưu tiên tính hữu dụng trước, tính bay bổng sau.
Khi xác định vấn đề, hãy cố gắng làm rõ mục tiêu cuối cùng bạn muốn đạt được. Điều này giúp bạn định hình rõ ràng hơn về hướng đi và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Tip 2: Xem xét vấn đề từ tất cả các góc độ
- Mở rộng góc nhìn: Việc này sẽ giúp bạn mở rộng góc nhìn, từ đó phát triển nhiều ý tưởng mới lạ và độc đáo. Chẳng hạn, cùng nói về vấn đề sự sẻ chia trong gia đình nhưng mỗi thương hiệu có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau.
Với Vinacafe, đó là sự chia sẻ lời yêu thương giữa các thành viên, qua chiến dịch “Yêu thương thành lời”
Neptune lại khai thác sự sẻ chia, giúp đỡ công việc nhà qua chiến dịch “Hiểu để yêu thương”,…
- Các câu hỏi để khai thác vấn đề: Bạn có thể thử đặt một số câu hỏi như:
- Tại sao đây là một vấn đề khó khăn cho mọi người?
- Nguyên nhân gây ra vấn đề này là gì?
- Vấn đề này ảnh hưởng đến ai?
- Vấn đề này sẽ kết thúc khi nào?
- Nơi vấn đề này phổ biến nhất là ở đâu?
Để mở rộng góc nhìn, bạn có thể tham khảo các lĩnh vực khác nhau ngoài ngành của mình. Học hỏi từ các ngành khác có thể mang lại những ý tưởng độc đáo và mới mẻ; nhưng hãy chú ý tránh “lạc đề”!
Tip 3: Đặt câu hỏi “Tại sao?” lặp đi lặp lại
Cách đặt câu hỏi “Tại sao?” lặp đi lặp lại không chỉ giúp bạn đào sâu vào nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà còn giúp bạn tìm ra những giải pháp tiềm năng. Hãy kiên nhẫn và không ngại đặt nhiều câu hỏi trong quá trình brainstorming để có được cái nhìn toàn diện nhất – Câu trả lời vừa tìm được sẽ là cơ sở cho câu hỏi tiếp theo.
Ví dụ về các câu hỏi “Tại sao?”:
- Tại sao mọi người thức dậy mỗi ngày để đi làm? → Để kiếm tiền
- Tại sao họ muốn kiếm tiền? → Để thực hiện mục tiêu cuộc sống của họ
- Tại sao họ muốn thực hiện mục tiêu cuộc sống của mình? → Để không làm thất vọng những người thân yêu của họ
- Tại sao họ không muốn làm thất vọng những người thân yêu của mình? → Vì những người thân yêu tin tưởng họ
Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong kinh doanh, bạn có thể sử dụng nó để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về hiệu suất, quy trình hoặc dịch vụ khách hàng. Trong cuộc sống hàng ngày, kỹ thuật này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và các mối quan hệ của mình.
Tip 4: Nghĩ nhiều, nghĩ sâu và nghỉ ngơi
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên tập trung suy nghĩ trong khoảng từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng, sau đó hãy thư giãn. Nghỉ ngơi sau khi suy nghĩ giúp não bộ có thời gian xử lý và kết nối các ý tưởng. Đôi khi, những ý tưởng tuyệt vời nhất lại xuất hiện khi bạn không tập trung trực tiếp vào vấn đề.
Để tận dụng tối đa thời gian nghỉ ngơi, hãy thử tham gia các hoạt động thư giãn như đi dạo, tập yoga, hoặc nghe nhạc. Những hoạt động này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy đột phá.
Lỗi cần tránh khi brainstorming
Chỉ trích nhau: Thay vì chỉ trích, hãy khuyến khích những phản hồi mang tính xây dựng. Điều này giúp mọi người cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, đồng thời thúc đẩy tinh thần hợp tác và sáng tạo.
Ít người tham gia đóng góp: Một nhóm 10 người mà chỉ có 3 người tham gia đóng góp ý kiến thì chắc chắn sẽ không mấy hiệu quả. Điều này cũng kéo theo việc nhóm bị mất tinh thần và động lực làm việc.
Đọc thêm: Các Kỹ Thuật Brainstorm Hiệu Quả
Không ghi chú lại tất cả những ý tưởng: Giá trị của những ý tưởng điên rồ đôi khi lại có sức mạnh to lớn. Do đó, nếu không ghi chép lại, bạn có thể bỏ qua những ý tưởng tiềm năng.
Không đúng thời điểm và địa điểm: Hãy đảm bảo rằng mọi người đều cảm thấy thoải mái và không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. Một không gian yên tĩnh và thoải mái sẽ giúp mọi người tập trung và sáng tạo hơn.
Quá nhiều ý tưởng nhưng không có hành động: Sau buổi brainstorm, nếu không có kế hoạch cụ thể để triển khai các ý tưởng, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Hãy thiết lập các mốc thời gian cụ thể và theo dõi tiến độ thực hiện các ý tưởng. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng mọi việc đều diễn ra đúng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh nếu cần.
Thực hành brainstorming cho dự án thực tại Real Project
Hãy luôn nhớ rằng, sự sáng tạo không có giới hạn và mỗi ý tưởng đều có giá trị riêng của nó. Hãy trân trọng và khai thác tối đa mọi ý tưởng để đạt được thành công. Chúc bạn thành công trong các buổi brainstorm và luôn tìm ra những ý tưởng đột phá cho công việc!
Ngoài ra, AIM có một nơi thực hành rất phù hợp dành cho bạn với tên gọi ‘REAL PROJECT’. Đây là nơi bạn có thể:
- Thực hành brainstorm với dự án thật, nhận đề bài từ thương hiệu thật
- Được mentoring 1:1, brainstorm cũng những Creative Director, Strategy Manager,…
- Nhận ngay cơ hội việc làm ngay sau dự án
- Được hỗ trợ học phí với những suất học bổng trị giá lên đến 5.000.000 đồng
Bấy nhiêu lợi ích có đủ khiến bạn hứng thú? Bấm vào ngay tên chương trình để tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký nhé!